5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu…)
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu nghiên cứu trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Kiên Giang, cụ thể bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện dựa trên việc tổng hợp những kiến thức đã học ở trường, thu thập một số thông tin từ Internet, trên sách báo, tạp chí có liên quan để phục vụ cho việc phân tích.
2.2.2 Phương pháp tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng và nghiệp vụ kế toán cho vay
Áp dụng các phương pháp phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên; lập bảng câu hỏi và vẽ các sơ đồ dòng dữ liệu, lưu đồ về hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng và nghiệp vụ kế toán cho vay, quan sát các hoạt động kiểm soát và vận hành của Ngân hàng trong thực tiễn:
-Đối với mục tiêu 1: phân tích số liệu và đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang.
-Đối với mục tiêu 2: tìm hiểu và tổng hợp các thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn, lập bảng câu hỏi, vẽ sơ đồ dòng dữ liệu, vẽ lưu đồ, sau đó tiến hành nghiên cứu hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng. Tổng hợp và nhận xét các thông tin đã nghiên cứu, lập bảng đánh giá hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
-Đối với mục tiêu 3: tìm hiểu và tổng hợp các thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn, vẽ lưu đồ, chứng từ, sau đó tiến hành nghiên cứu quy trình nghiệp vụ kế toán cho vay. Tổng hợp và nhận xét các thông tin đã nghiên cứu, từ đó đưa ra những ưu điểm cũng như hạn chế của nghiệp vụ kế toán cho vay của Ngân hàng.
-Đối với mục tiêu 4: từ những đánh giá đã đưa ra để đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng và nghiệp vụ kế toán cho vay của Ngân hàng.
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ VPBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank
Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH - GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ - UB ngày 04/09/1993 của UBND TP. Hà Nội.
Cuối năm 2009, toàn hệ thống ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, VP Bank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo quyết định số 193/QĐ - NH5 ngày 12/09/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VND theo quyết định số 53/QĐ - NH5 vào ngày 18/03/1996 của NHNN tương đương 174.900 cổ phiếu của 97 cổ đông. Trải qua nhiều chuyển nhượng và thay đổi, đến nay VP Bank đã có số vốn điều lệ là 5.770 tỷ VND, phát triển mạng lưới trên 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 4.000 cán bộ nhân viên.
Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012-2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nên tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.
Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối.
Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng… Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.
Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch.
Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, cùng nhiều giải thưởng khác.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển VPBank chi nhánh Kiên Giang Giang
Ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang được thành lập vào tháng 07/2007 với tên là Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang.
Vào cuối năm 2009 cùng với sự thay đổi tên của toàn hệ thống, ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam chi nhánh Kiên Giang đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Kiên Giang, viết tắt là VPBank chi nhánh Kiên Giang.
Từ khi hình thành đến nay VPBank chi nhánh Kiên Giang đã cùng với các tổ chức tín dụng khác góp phần vào hoạt động phát triển kinh tế địa phương trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, VPBank Kiên Giang đã cùng đồng hành góp phần xây dựng cầu nông thôn, tặng quà tình nghĩa cho nhân dân. Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết yêu thương và phát triển cộng đồng của VPBank chi nhánh Kiên Giang.
3.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh 3.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh
VPBank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân. - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. - Vay vốn của ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
3.2.2 Một số quy định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
3.2.2.1 Điều kiện và thủ tục vay vốn
a) Điều kiện vay vốn
- Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.
- Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân), hoặc cư trú thường xuyên (đối với đại diện hộ gia đình) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Ngân hàng cho vay đóng trụ sở.
b) Thủ tục vay vốn
- Cho vay hộ kinh doanh:
+ Giấy CMND, hộ khẩu của người vay và của vợ/chồng người vay; + Bản sao Giấy đăng ký kết hôn/ bản sao Giấy chứng nhận độc thân của khách hàng;
+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu VPBank cung cấp);
+ Hồ sơ phương án vay vốn;
+ Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ (Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, quyết định lương...);
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo đảm; + Giấy tờ khác.
-Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: + Giấy đề nghị vay vốn;
+ Tài liệu về phương án, dự án vay vốn;
+ Hồ sơ tài chính: các báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất; + Hồ sơ về tài sản đảm bảo;
+ Hồ sơ Pháp lý của Doanh nghiệp (trường hợp lần đầu giao dịch với VPBank).
-Doanh nghiệp lớn: + Giấy đề nghị vay vốn;
+ Tài liệu về phương án, dự án vay vốn;
+ Hồ sơ tài chính: Quy chế tài chính, Báo cáo tài chính; + Hồ sơ về tài sản bảo đảm;
+ Hồ sơ Pháp lý của Doanh nghiệp (trường hợp lần đầu giao dịch với VPBank);
+ Các giấy tờ khác theo đề nghị của VPBank.
3.2.2.2 Các nguyên tắc tín dụng
Hoạt động của tín dụng ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận. Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng vốn vay sai
mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tiền vay. Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay về phương diện này.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay. Thiếu yêu cầu này không thể nói đến sự tồn tại và phát triển các quan hệ vay vốn. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của tiền vay được đưa ra như một sự đảm bảo, một sự cam kết của bên vay vốn.
Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
Trong khoản thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) với khoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.
Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng. Tiền vay phải được bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải đảm bảo thu hồi được đầy đủ và có sinh lời. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của ngân hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng động.
Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho ngân hàng tồn tại và hoạt động một cách bình thường. Bởi vì nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động nên ngân hàng có nghĩa vụ phải đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng khi họ yêu cầu. Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng.
Nguyên tắc 3:Vốn vay phải được đảm bảo bằng các tài sản đảm bảo.
Do việc cho vay vốn có nhiều rủi ro có thể xảy ra nên để hạn chế các rủi ro mất vốn, bắt buộc ngân hàng phải nhận tài sản đảm bảo khi đồng ý cho vay. Các tài sản đảm bảo có thể thực hiện bằng:
- Tín chấp: dựa trên sự tin cậy bởi kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh, các hợp đồng kinh tế về cung cấp, tiêu thụ.
- Thế chấp, cầm cố. - Bảo lãnh.
3.2.2.3 Mức cho vay
- Mức cho vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
- Đối với tài sản là kim khí, đá quý: Mức cho vay không quá 80% giá trị tài sản đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
- Đối với tài sản đảm bảo là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác: Mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo trên nguyên tắc giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác (nếu có).
- Đối với tài sản hình thành từ vốn vay: Mức cho vay tối đa bằng 70% vốn đầu tư của dự án hoặc phương án vay vốn.
3.2.2.4 Thể loại cho vay
- Cho vay ngắn hạn theo món.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn. - Cho vay trung, dài hạn thông thường. - Cho vay hợp vốn.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá. - Cho vay mua ô tô.
- Cho vay vốn lưu động trả góp.
- Thấu chi tài khoản cá nhân, doanh nghiệp. - Cho vay mua, sửa nhà.
3.2.2.5 Lãi suất tín dụng
Ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang luôn công bố biểu lãi suất cho vay của Ngân hàng cho khách hàng biết.
Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ, cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ. Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn. Mức lãi suất cho vay trong hạn được thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và Quy định của ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang về lãi
suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ngân hàng chi nhánh quyết định theo