5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu…)
4.1.1 Tìm hiểu quy trình tín dụng tại Ngân hàng
4.1.1.1 Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ vay vốn
Khách hàng
Hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn. Kiểm tra tính
đầy đủ hợp pháp của hồ sơ. 1.0 Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng. 2.0 Xét duyệt. 3.0 Nhân viên tín dụng Giấy tờ
Chuyển hồ sơ vay vốn tờ trình Yêu cầu tái thẩm định hồ sơ vay vốn Từ chối hồ sơ vay vốn
Chấp nhận hồ sơ vay vốn Trả hồ sơ vay vốn
Hình 4.1: Sơ đồ dòng dữ liệu tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ vay vốn - Chuyên viên khách hàng nhận hồ sơ, tiếp nhận các nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập các hồ sơ vay vốn cần thiết theo quy định:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Hồ sơ pháp lý về khách hàng. + Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
+ Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính. + Hồ sơ về dự án vay vốn.
- Nhân viên tín dụng tiến hành thẩm định:
+ Thẩm định khách hàng vay vốn: tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh.
+ Thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Sau khi tiến hành thẩm định, nhân viên tín dụng lập tờ trình đề xuất cho vay hay không cho vay, cho vay có bảo đảm hay không có bảo đảm bằng tài sản, mức bảo đảm nghĩa vụ trả nợ ghi trực tiếp vào tờ trình. Sau đó, chuyển hồ sơ tín dụng và tờ trình lên trình Giám đốc chi nhánh quyết định.
- Một số trường hợp Giám đốc chi nhánh yêu cầu phải tái thẩm định để đánh giá lại chính xác khả năng trả nợ của khách hàng thì bộ phận tín dụng (hoặc chuyên viên thẩm định) tiến hành thẩm định lại và nộp kết quả thẩm định cho Giám đốc chi nhánh.
- Giám đốc chi nhánh căn cứ vào quy định về thẩm quyền xét duyệt cho vay của Chi nhánh để quyết định:
+ Trực tiếp xem xét và quyết định. + Đưa ra hội đồng tín dụng.
Sau khi xem xét hồ sơ vay vốn và tờ trình, Giám đốc chi nhánh đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối không cho vay và phải đưa ra lý do từ chối.
Trường hợp vượt quyền phán quyết của Chi nhánh: Phòng tín dụng lập tờ trình để giám đốc chi nhánh trình Hội Sở chính xem xét quyết định theo đúng quy định.
- Hồ sơ vay vốn bị từ chối được chuyển về phòng phục vụ khách hàng, nhân viên phục vụ khách hàng có nhiệm vụ liên lạc và trả lại hồ sơ vay vốn cho khách hàng.
4.1.1.2 Ký hợp đồng tín dụng và giải ngân
- Nhân viên tín dụng dựa vào hồ sơ vay vốn đã duyệt tiến hành soạn thảo các hợp đồng, văn bản.
Nhân viên tín dụng
Chuẩn bị và soạn thảo HĐTD, các văn bản có liên quan. 1.0 Giao cho KH ký HĐTD và các văn bản có liên quan. 2.0 Ký HĐTD và các văn bản có liên quan
3.0 Nhập ngoại bảng TSĐB 4.0 Giải ngân 5.0 Khách hàng Hồ sơ đã duyệt HĐTD,
các văn bản có liên quan
HĐTD,
các văn bản có liên quan KH đã ký Tờ trình giải ngân
TSĐB Tiền
Hình 4.2: Sơ đồ dòng dữ liệu ký hợp đồng tín dụng và giải ngân
Giải thích: HĐTD: Hợp đồng tín dụng, KH: khách hàng, TSĐB: tài sản đảm bảo
- Sau khi khách hàng đã ký kết hợp đồng và văn bản cần thiết và chuyển lại cho phòng phục vụ khách hàng, chuyên viên khách hàng chuyển hồ sơ, hợp đồng, văn bản cho Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) chi nhánh để ký kết các hợp đồng, văn bản:
+ Ký kết Hợp đồng tín dụng.
+ Ký kết Hợp đồng tài sản đảm bảo.
+ Ký kết các thỏa thuận khác với khách hàng và các bên có liên quan. Trường hợp các hợp đồng ký kết giữa VPBank và khách hàng theo yêu cầu phải thực hiện tại phòng công chứng nhà nước thì căn cứ vào quyết định ủy quyền lại cho cán bộ đại diện VPBank ký kết hợp đồng.
- Nhân viên tín dụng phối hợp với chuyên viên khách hàng để hoàn thiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo. Phòng kế toán thực hiện nhập hồ sơ tài sản đảm bảo theo đúng quy định về quản lý tài sản đảm bảo của VPBank.
- Nhân viên tín dụng dựa vào hồ sơ tín dụng lập tờ trình giải ngân theo đề nghị của khách hàng, đồng thời ký nháy vào khế ước nhận nợ và cam kết trả nợ.
- Kiểm soát viên (KSV) kiểm soát lại các hồ sơ giải ngân đã đầy đủ, hợp lệ, các điều kiện cho vay của cấp xét duyệt được thực hiện, kiểm tra sự hợp lý của số tiền được duyệt giải ngân. Nếu hồ sơ đã kiểm soát đạt tiêu chuẩn, kế toán tiến hành nhập số liệu và giải ngân trên hệ thốngTEMENOS.
- Sau khi hạch toán giải ngân trên TEMENOS nhân viên tín dụng chuyển tờ trình giải ngân và khế ước nhận nợ đã được Giám giám đốc ký duyệt và các chứng từ giải ngân kèm theo cho phòng phục vụ khách hàng để thực hiện chuyển tiền giải ngân cho khách hàng.
4.1.1.3 Thu lãi, nợ gốc và kết thúc hợp đồng tín dụng
Kế toán
Tính toán số tiền lãi và gốc KH cần nộp
1.0
Chuyển nhóm nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh lãi suất
2.0
Tiếp nhận thanh toán, kiểm, đếm tiền thực nhận
3.0
Hạch toán 4.0 Tất toán, lập đơn yêu cầu xóa
giao dịch đảm bảo 5.0 Giải chấp
6.0 Khách hàng
Tiền, giấy nộp tiền của khách hàng
Phiếu thu Đơn yêu cầu xóa giao dịch đảm bảo
Tài sản đảm bảo
Hình 4.3: Sơ đồ dòng dữ liệu thu lãi, nợ gốc và kết thúc hợp đồng tín dụng -Định kỳ theo đúng các điều khoản về trả lãi vay đã thoả thuận giữa VPBank và khách hàng, trên cơ sở lịch trả lãi khoản vay của khách hàng do hệ thống TEMENOS cung cấp, kế toán tiến hành tính toán số tiền lãi và nợ gốc phải thu khách hàng.
-Những trường hợp trả lãi và nợ gốc không đúng kỳ hạn nhân viên tín dụng tiến hành điều chuyển nhóm nợ hoặc gia hạn nợ, điều chỉnh lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và VPBank.
- Khi khách hàng đến nộp tiền mặt vào tài khoản để trả lãi, nợ gốc, GDV hướng dẫn khách hàng điền vào giấy nộp tiền, tiếp nhận thanh toán và kiểm, đếm tiền thực nhận, sau đó lập phiếu thu và chuyển phiếu thu cho nhân viên kế toán.
- Kế toán kiểm tra thông tin trên phiếu thu và tiến hành hạch toán số tiền đã thu.
- Sau khi khách hàng đã trả hết nợ gốc và lãi, GDV tiến hành tất toán các khoản vay và thanh lý hợp đồng tín dụng. Kiểm soát viên kiểm tra việc thanh lý hợp đồng tín dụng và lập văn bản và đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm. Sau đó chuyển các văn bản và đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm cho giám đốc chi nhánh ký duyệt.
- Kế toán dựa vào văn bản và đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đã duyệt tiến hành lập phiếu xuất kho và xuất ngoại bảng tài sản đảm bảo.
- Sau khi hoàn thành công việc, các bộ phận có trách nhiệm lưu hồ sơ. -Trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng sẽ lập biên bản (phụ lục 02) làm việc nhiều lần ghi nhận ý kiến trả nợ của khách hàng. Khách hàng không trả được nợ sau nhiều lần làm việc ngân hàng sẽ chuyển hồ sơ qua tòa án, thi hành án phát mãi tài sản đảm bảo thu hồi nợ.
4.1.1.4 Nhận xét về quy trình tín dụng tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang