5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu…)
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG
3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
VPBank chi nhánh Kiên Giang tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình “giao dịch một cửa”. Mô hình này cho phép khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng chỉ giao dịch với một nhân viên của Ngân hàng vẫn có thể giải quyết toàn bộ các nhu cầu của mình về tiền gửi, thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền vay…
Nhân viên ngân hàng tiếp khách trong mô hình “giao dịch một cửa” gọi là giao dịch viên (GDV) , họ vừa làm nhiệm vụ kế toán viên, vừa là thủ quỹ thực hiện thu, chi tiền, hạn mức xử lý nghiệp vụ (đối với nghiệp vụ cho vay, mua bán ngoại tệ,…) phù hợp với trình độ, kinh nghiệm làm việc của mình. Đối với giao dịch trong hạn mức, GDV kiểm tra chứng từ, thực hiện giao dịch và kiểm tra thu/chi tiền của khách hàng ngay. Đối với giao dịch trên hạn mức, GDV cần phải có kiểm soát viên phòng nghiệp vụ kiểm tra, đối chiếu và phê duyệt trên hệ thống máy tính cũng như trên chứng từ trước khi thực hiện thu/chi tiền của khách hàng.
3.4.2 Tổ chức hình thức kế toán và chế độ kế toán
- Kỳ kế toán năm của ngân hàng bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán của ngân hàng là đồng Việt Nam. - Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Hệ thống Kế toán các Tổ chức Tín dụng Việt Nam.
+ Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành gồm:
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành và công bố 4 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1).
Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành và công bố 6 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2).
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành và công bố 6 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3).
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 về việc ban hành và công bố 6 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4).
Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành và công bố 4 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5).
+ Hệ thống Kế toán các Tổ chức Tín dụng Việt Nam theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 04 năm 2004 và các quyết định bổ sung, sửa đổi Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN, Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 04 năm 2007, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (có hiệu lực đến hết ngày 31/05/2013), theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/06/2013).
3.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng tại Ngân hàng
Các chính sách kế toán chủ yếu tại ngân hàng bao gồm:
- Các khoản cho vay và ứng trước khách hàng: được công bố và trình bày theo số dư nợ gốc tại thời điểm kết thúc năm tài chính.
- Dự phòng rủi ro tín dụng: áp dụng theo Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và các quyết định kế toán mà ngân hàng áp dụng.
- Các khoản ủy thác đầu tư: Ngân hàng được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Các khoản nợ phải thu khác ngoài các khoản phải thu từ hoạt động tín dụng trong hoạt động ngân hàng được ghi nhận ban đầu theo giá gốc và luôn được phản ánh theo giá gốc trong thời gian tiếp theo. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán thì mức trích lập dự phòng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (có hiệu lực đến hết ngày 31/05/2013), theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/06/2013).
- Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ: theo hệ thống kế toán của ngân hàng, tất cả các nghiệp vụ phát sinh của ngân hàng được hạch toán theo nguyên tệ. Tại thời điểm cuối năm, tài sản và công nợ có nguồn gốc ngoại tệ được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá quy định vào ngày lập bảng cân đối kế toán riêng. Các khoản thu nhập và chi phí bằng ngoại tệ của Ngân hàng được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá vào ngày phát sinh giao dịch. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các tài sản và công nợ bằng ngoại tệ sang VNĐ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng.
3.5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG HÀNG VPBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG
Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng tài sản 146.348 184.880 253.286 38.532 26,33 68.406 37,0 Doanh thu 30.945 37.327 49.272 6.382 20,62 11.945 32,0 Chi phí 27.130 35.628 47.635 8.498 31,32 12.007 33,70 Lợi nhuận trước thuế 3.815 1.699 1.637 (2.116) (55,47) (62) (3,65)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Kiên Giang
Từ bảng 3.1 ta nhận thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang có xu hướng giảm. Mặc dù doanh thu từ năm 2010 đến 2012 tăng khá cao (năm 2011 tăng 6.382 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 20,62%; năm 2012 tăng 11.945 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 32,0%) nhưng bên cạnh đó chi phí lại tăng mạnh hơn rất nhiều (năm 2011 chi phí tăng 8.498 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 31,31%; năm 2012 chi phí tăng 12.007 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 33,70%). Vì vậy, sự chênh lệch đó làm cho lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng giảm mạnh từ năm 2010 đến năm 2011, từ 3.815 triệu đồng còn 1.699 triệu đồng (giảm 55,47%), và tiếp tục giảm từ 1.699 triệu đồng xuống còn 1.637 triệu đồng vào năm 2012 (giảm 3,65%).
Tổng chi phí năm 2011 và năm 2012 tăng cao chủ yếu là do chi phi trích lập dự phòng và chi phí hoạt động của Ngân hàng tăng cao. Cuối năm 2012, do quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh nên cũng ảnh hưởng đến việc giảm lãi suất của Ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang. Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 6 Tháng đầu năm 2012 6 Tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 / 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % Tổng tài sản 233.276 265.950 32.674 14,01 Doanh thu 25.012 31.490 6.478 25,90 Chi phí 24.174 30.617 6.443 26,65 Lợi nhuận 838 873 35 4,18
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Kiên Giang)
Qua 6 tháng đầu năm 2013, do thực hiện nhiều chính sách, chế độ ưu đãi khách hàng cùng với những thay đổi tích cực trong công tác quản lý nên tình hình kinh doanh của ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang đã có sự khởi sắc. Cùng với sự tăng doanh thu thêm 6.478 triệu (tăng 25,90%) và chi phí tăng 6.443 triệu (tăng 26,65%) so với 6 tháng đầu năm 2012 thì lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng cao hơn 35 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 (tăng 4,18%). Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự chuyển mình của Ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang sau 2 năm liên tục có lợi nhuận giảm sút.
Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng tài sản của Ngân hàng không ngừng được nâng cao, tổng tài sản lên đến 265.950 triệu đồng vào cuối tháng 6 năm 2013. Tổng tài sản năm 2011 tăng 38.532 triệu đồng (tăng 26,32%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 68.406 triệu đồng (tăng 37,0%) so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng 12.664 triệu đồng so với năm 2012.
3.6. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
Ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang đã và đang hoạt động theo phương hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng VPBank. Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt Nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử phát triển của ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các
công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.
Tầm nhìn trên được thực hiện hóa bằng chiến lược gồm 2 gọng kiềm chính:
-Tăng trưởng hữu cơ quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân, đồng thời khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và tín dụng tiêu dùng.
-Xây dựng các hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, vận hành,…
Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là dựa vào văn hóa doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi:
-Khách hàng là trọng tâm; -Hiệu quả;
-Tham vọng;
-Phát triển con người; -Tin cậy;
-Tạo sự khác biệt.
VPBank tin tưởng rằng với tầm nhìn và chiến lược trên, ngân hàng VPBank sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình là mang lại lợi ích cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
CHƯƠNG 4
TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG
4.1 HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG HÀNG VPBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG
4.1.1 Tìm hiểu quy trình tín dụng tại Ngân hàng
4.1.1.1 Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ vay vốn
Khách hàng
Hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn. Kiểm tra tính
đầy đủ hợp pháp của hồ sơ. 1.0 Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng. 2.0 Xét duyệt. 3.0 Nhân viên tín dụng Giấy tờ
Chuyển hồ sơ vay vốn tờ trình Yêu cầu tái thẩm định hồ sơ vay vốn Từ chối hồ sơ vay vốn
Chấp nhận hồ sơ vay vốn Trả hồ sơ vay vốn
Hình 4.1: Sơ đồ dòng dữ liệu tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ vay vốn - Chuyên viên khách hàng nhận hồ sơ, tiếp nhận các nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập các hồ sơ vay vốn cần thiết theo quy định:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Hồ sơ pháp lý về khách hàng. + Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
+ Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính. + Hồ sơ về dự án vay vốn.
- Nhân viên tín dụng tiến hành thẩm định:
+ Thẩm định khách hàng vay vốn: tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh.
+ Thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Sau khi tiến hành thẩm định, nhân viên tín dụng lập tờ trình đề xuất cho vay hay không cho vay, cho vay có bảo đảm hay không có bảo đảm bằng tài sản, mức bảo đảm nghĩa vụ trả nợ ghi trực tiếp vào tờ trình. Sau đó, chuyển hồ sơ tín dụng và tờ trình lên trình Giám đốc chi nhánh quyết định.
- Một số trường hợp Giám đốc chi nhánh yêu cầu phải tái thẩm định để đánh giá lại chính xác khả năng trả nợ của khách hàng thì bộ phận tín dụng (hoặc chuyên viên thẩm định) tiến hành thẩm định lại và nộp kết quả thẩm định cho Giám đốc chi nhánh.
- Giám đốc chi nhánh căn cứ vào quy định về thẩm quyền xét duyệt cho vay của Chi nhánh để quyết định:
+ Trực tiếp xem xét và quyết định. + Đưa ra hội đồng tín dụng.
Sau khi xem xét hồ sơ vay vốn và tờ trình, Giám đốc chi nhánh đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối không cho vay và phải đưa ra lý do từ chối.
Trường hợp vượt quyền phán quyết của Chi nhánh: Phòng tín dụng lập tờ trình để giám đốc chi nhánh trình Hội Sở chính xem xét quyết định theo đúng quy định.
- Hồ sơ vay vốn bị từ chối được chuyển về phòng phục vụ khách hàng, nhân viên phục vụ khách hàng có nhiệm vụ liên lạc và trả lại hồ sơ vay vốn cho khách hàng.
4.1.1.2 Ký hợp đồng tín dụng và giải ngân
- Nhân viên tín dụng dựa vào hồ sơ vay vốn đã duyệt tiến hành soạn thảo các hợp đồng, văn bản.
Nhân viên tín dụng
Chuẩn bị và soạn thảo HĐTD, các văn bản có liên quan. 1.0 Giao cho KH ký HĐTD và các văn bản có liên quan. 2.0 Ký HĐTD và các văn bản có liên quan
3.0 Nhập ngoại bảng TSĐB 4.0 Giải ngân 5.0 Khách hàng Hồ sơ đã duyệt HĐTD,
các văn bản có liên quan
HĐTD,
các văn bản có liên quan KH đã ký Tờ trình giải ngân
TSĐB Tiền
Hình 4.2: Sơ đồ dòng dữ liệu ký hợp đồng tín dụng và giải ngân
Giải thích: HĐTD: Hợp đồng tín dụng, KH: khách hàng, TSĐB: tài sản đảm bảo
- Sau khi khách hàng đã ký kết hợp đồng và văn bản cần thiết và chuyển lại cho phòng phục vụ khách hàng, chuyên viên khách hàng chuyển hồ sơ, hợp đồng, văn bản cho Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) chi nhánh để ký kết các hợp đồng, văn bản:
+ Ký kết Hợp đồng tín dụng.
+ Ký kết Hợp đồng tài sản đảm bảo.
+ Ký kết các thỏa thuận khác với khách hàng và các bên có liên quan. Trường hợp các hợp đồng ký kết giữa VPBank và khách hàng theo yêu cầu phải thực hiện tại phòng công chứng nhà nước thì căn cứ vào quyết định ủy quyền lại cho cán bộ đại diện VPBank ký kết hợp đồng.
- Nhân viên tín dụng phối hợp với chuyên viên khách hàng để hoàn thiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo. Phòng kế toán thực hiện nhập hồ sơ tài sản đảm bảo theo đúng quy định về quản lý tài sản đảm bảo của VPBank.
- Nhân viên tín dụng dựa vào hồ sơ tín dụng lập tờ trình giải ngân theo đề nghị của khách hàng, đồng thời ký nháy vào khế ước nhận nợ và cam kết trả nợ.
- Kiểm soát viên (KSV) kiểm soát lại các hồ sơ giải ngân đã đầy đủ, hợp lệ, các điều kiện cho vay của cấp xét duyệt được thực hiện, kiểm tra sự hợp lý của số tiền được duyệt giải ngân. Nếu hồ sơ đã kiểm soát đạt tiêu chuẩn, kế toán tiến hành nhập số liệu và giải ngân trên hệ thốngTEMENOS.
- Sau khi hạch toán giải ngân trên TEMENOS nhân viên tín dụng chuyển tờ trình giải ngân và khế ước nhận nợ đã được Giám giám đốc ký duyệt và các chứng từ giải ngân kèm theo cho phòng phục vụ khách hàng để thực hiện chuyển tiền giải ngân cho khách hàng.
4.1.1.3 Thu lãi, nợ gốc và kết thúc hợp đồng tín dụng
Kế toán
Tính toán số tiền lãi và gốc KH cần nộp
1.0
Chuyển nhóm nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh lãi suất
2.0
Tiếp nhận thanh toán, kiểm, đếm tiền thực nhận
3.0
Hạch toán 4.0 Tất toán, lập đơn yêu cầu xóa
giao dịch đảm bảo 5.0 Giải chấp
6.0 Khách hàng
Tiền, giấy nộp tiền của khách hàng
Phiếu thu Đơn yêu cầu xóa giao dịch đảm bảo
Tài sản đảm bảo
Hình 4.3: Sơ đồ dòng dữ liệu thu lãi, nợ gốc và kết thúc hợp đồng tín dụng -Định kỳ theo đúng các điều khoản về trả lãi vay đã thoả thuận giữa VPBank và khách hàng, trên cơ sở lịch trả lãi khoản vay của khách hàng do hệ thống TEMENOS cung cấp, kế toán tiến hành tính toán số tiền lãi và nợ gốc phải thu khách hàng.
-Những trường hợp trả lãi và nợ gốc không đúng kỳ hạn nhân viên tín