Quy trình kế toán của một số phương thức cho vay chủ yếu

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng và nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh kiên giang (Trang 31)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu…)

2.1.8 Quy trình kế toán của một số phương thức cho vay chủ yếu

2.1.8.1 Phương thức cho vay từng lần

Theo Trần Quốc Dũng và cộng sự (2012, trang 21-23) và Nguyễn Văn Lộc (2008, trang 191-194):

a) Kế toán giai đoạn giải ngân (phát tiền vay)

Mỗi lần giải ngân, bộ phận kế toán căn cứ vào chứng từ vay hợp lệ hợp pháp và chứng từ thanh toán (giấy lĩnh tiền mặt, các chứng từ thanh toán kinh doanh thương mại) để hạch toán giải ngân.

Nếu khách hàng có tài sản thế chấp đảm bảo nợ, căn cứ vào chứng từ thế chấp kế toán lập phiếu nhập kho và hạch toán:

Nhập TK994 – Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng (giá trị tài sản thế chấp)

Đồng thời hạch toán nội bảng số tiền gốc cho vay Nợ TK cho vay nợ đủ tiêu chuẩn (2111,2121,2131) Có TK thích hợp (1011, 4211,…)

b) Kế toán thu lãi

Việc tính và thu lãi cho vay theo phương thức này có thể thực hiện theo món thu cùng nợ gốc hoặc thu theo định kỳ (tháng, quý, vụ sản xuất).

Định kỳ (hàng tháng) ngân hàng tính lãi cho vay phải thu:

Số tiền lãi = Số dư nợ x Thời gian dư nợ x Lãi suất cho vay thỏa thuận

Hạch toán:

 Trường hợp thu lãi trước:

+ Khi thu lãi trước tại thời điểm giải ngân, dựa vào chứng từ thu tiền ngân hàng ghi:

Nợ TK Lãi phải thu (1011, 4211,2111, 2121, 2131,…) Có TK Số lãi kỳ hạn thu trước (488)

+ Định kỳ (hàng tháng) kế toán lập chứng từ phân bố lãi thu trước vào thu lãi cho vay, ghi:

Nợ TK Số lãi phân bổ cho 1 kỳ (488) Có TK Số lãi phân bổ cho 1 kỳ (702)

 Trường hợp hạch toán lãi theo phương pháp thực thu - thực chi Nợ TK Lãi phải thu (1011, 421)

Có TK Số lãi thu (702)

 Trường hợp hạch toán theo phương pháp dự thu – dự chi + Cuối hàng tháng, ngân hàng tiến hành hạch toán lãi dự thu, ghi: Nợ TK Số lãi dự thu (394)

Có TK Số lãi dự thu (702)

+ Khi thu lãi khách hàng, dựa vào chứng từ thu lãi, ghi: Nợ TK Lãi phải thu (1011, 421)

Có TK Số lãi dự thu (394) Có TK Số lãi chưa dự thu (702)

c) Kế toán thu nợ gốc:

Cho vay từng lần khách hàng trả nợ theo kế hoạch trên hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể trả nợ gốc một lần khi đáo hạn hoặc trả nợ theo các kỳ hạn trả nợ. Kỳ hạn nợ của mỗi món vay được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

Đến kỳ thu nợ, căn cứ vào số tiền khách hàng trả nợ và hình thức trả nợ, căn cứ vào chứng từ thích hợp kế toán tiến hành thu nợ và hạch toán:

Nợ TK thích hợp (4211, 1011)

Có TK Nợ đủ tiêu chuẩn (2111, 2121, 2131) Khi thu hết nợ gốc và lãi, kế toán sẽ hạch toán:

Xuất TK 994 và trả lại các giấy tờ về tài sản thế chấp cho khách hàng.

2.1.8.2 Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng

a) Kế toán giai đoạn giải ngân

Việc giải ngân được thực hiện theo nhu cầu vốn của khách hàng vay trong phạm vi hạn mức tín dụng. Do vậy mỗi lần giải ngân kế toán phải đối chiếu với hạn mức tín dụng còn thực hiện được để tránh giải ngân vượt quá hạn mức.

Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp, kế toán hạch toán: Nợ TK cho vay ngắn hạn, nợ đủ tiêu chuẩn (2111,2121) Có TK thích hợp (1011, 4211, …)

b) Kế toán thu lãi

Xuất phát từ đặc điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng là gốc không cố định nên lãi cho vay được tính và thu hàng tháng theo phương pháp tích số (thường vào ngày cố định cuối tháng), theo đó công thức tính lãi như sau:

Tổng tích số tính lãi trong tháng = Số dư nợ TK cho vay x Số ngày duy trì số dư nợ tài khoản cho vay.

Vào ngày cân đối tháng, các kế toán viên quản lý tài khoản cho vay của khách hàng lập bảng kê tính lãi để hạch toán thu lãi. Bút toán hạch toán thu lãi trực tiếp:

Nợ TK lãi phải thu (1011, 4211) Có TK thu lãi cho vay (702) c) Kế toán thu nợ

- Thu nợ trực tiếp vào tài khoản cho vay Nợ TK nợ phải thu (1011, 4211,…)

- Ngân hàng thu nợ định kỳ từ tài khoản tiền gửi Nợ TK tiền gửi của khách hàng vay (4211)

Có TK cho vay ngắn hạn/ nợ đủ tiêu chuẩn (2111, 2121)

2.1.8.3 Kế toán các nghiệp vụ đi kèm nghiệp vụ cho vay

a) Kế toán gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn

Định kỳ (hàng tháng), nếu ngân hàng phân loại nợ theo định tính, căn cứ vào kết quả phân loại nợ của phòng kinh doanh, kế toán hạch toán nợ vào các tài khoản nợ thích hợp.

Nếu ngân hàng phân loại theo yếu tố định lượng:

- Đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi: Nếu khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng hoặc được ngân hàng cho cơ cấu lại nợ (được phép gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ). Kế toán lập phiếu chuyển khoản và hạch toán đối với phần nợ gốc.

Nợ TK Nợ cần chú ý (2112, 2122)

Có TK Nợ đủ tiêu chuẩn (2111, 2121)

- Trường hợp các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại bị quá hạn, dựa vào các quy định của pháp luật, kế toán tiến hành phân loại nợ và hạch toán:

Nợ TK nhóm nợ muốn chuyển đến Có TK nhóm nợ muốn chuyển đi Hạch toán ngoại bảng:

Nhập TK Lãi cho vay chưa thu được (941, 942)

Đối với lãi chưa thu được nếu quá số ngày theo dõi theo quy định, kế toán phải xử lý nội bảng như sau:

Nợ TK Số lãi thoái thu (702)

Có TK Số lãi thoái thu (3941, 3942)

Khi khách hàng trả nợ quá hạn, kế toán sẽ hạch toán: Nợ TK 1011, 4211,…

Có TK nợ thích hợp

Có TK 3941 (nếu đã hạch toán dự thu) Xuất TK Lãi cho vay chưa thu được (941, 942)

b) Kế toán giai đoạn trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

- Theo quy đinh của pháp luật, Điều 12, Chương 2, Thông tư 02/2013 TT-NHNN trích lập dự phòng rủi ro tín dụng như sau:

+ Mức trích lập dự phòng cụ thể: số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng, được tính theo công thức sau:

 R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng.

 Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i.

Ri = (Ai – Ci) x r

Ai: là số dư nợ gốc thứ i.

Ci: là giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản đảm bảo) của khoản nợ thứ i.

r: là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2, Điều 12, Chương 2, thông tư 02/2013/TT-NHNN.

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

+ Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

 Nhóm 01: 0%;

 Nhóm 02: 5%:

 Nhóm 03: 20%;

 Nhóm 04: 50%;

 Nhóm 05: 100%.

- Số dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

- Kế toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

+ Lập dự phòng rủi ro tín dụng cho kỳ đầu tiên: dựa vào kết quả phân loại tín dụng và phương pháp xác định số dự phòng cụ thể, dự phòng chung trong quý, kế toán lập chứng từ, hạch toán:

Nợ TK Tổng số dự phòng cần lập (8822) Có TK Số dự phòng cụ thể cần lập (2191) Có TK Số dự phòng chung cần lập (2192)

+ Lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các kỳ tiếp theo: cuối kỳ kế toán xác định số dự phòng cần lập và xử lý:  Nếu số dự phòng cần lập > số dự phòng đã lập ở kỳ trước thì lập bổ sung, ghi: Nợ TK Tổng số dự phòng cần lập bổ sung (8822) Có TK Số dự phòng cụ thể cần lập bổ sung (2191) Có TK Số dự phòng chung cần lập bổ sung (2192)

 Nếu số dự phòng cần lập < số dự phòng đã lập ở kỳ trước thì hoàn nhập phần chênh lệch:

Nợ TK Số dự phòng cụ thể hoàn nhập (2191) Nợ TK Số dự phòng chung cần hoàn nhập (2192) Có TK Tổng số dự phòng hoàn nhập (79) - Kế toán xử lý dự phòng rủi ro tín dụng

+ Nghiệp vụ gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp của khách hàng sang cho ngân hàng, ghi:

Nợ TK Giá trị tài sản thỏa thuận (387)

Có TK Giá trị tài sản thỏa thuận (4591) Đồng thời ghi đơn:

Có TK Giá trị thế chấp của tài sản hoặc giấy tờ có giá (994 hoặc 996) Nợ TK Giá trị thỏa thuận của tài sản (995)

+ Nghiệp vụ thu nợ và xử lý rủi ro tín dụng: Dựa vào giá trị thỏa thuận chuyển giao tài sản, ngân hàng tiến hành ưu tiên thu hết nợ gốc rồi đến thu lãi:

 Trường hợp tài sản đã thỏa thuận > số nợ gốc và lãi, kế toán hạch toán:

Nghiệp vụ thu nợ gốc và lãi, dựa vào chứng từ ghi nợ, ghi: Nợ TK Số nợ gốc và lãi thu (4591)

Có TK Số nợ gốc thu (Nợ có khả năng bị mất vốn 21) Có TK Số lãi thu (702)

Đồng thời ghi đơn: Có TK Số lãi thu (941)

Nghiệp vụ trả số tiền thừa lại cho khách hàng, dựa vào chứng từ trả tiền, ghi:

Nợ TK Số tiền dư còn lại (4591)

Có TK Số tiền dư còn lại (1011, 4211,…)

 Trường hợp giá trị tài sản đã thỏa thuận < số nợ gốc, ghi: Nợ TK Số nợ gốc (4591) Có TK Số nợ gốc thu (Nợ có khả năng bị mất vốn 21) Nghiệp vụ xử lý xóa nợ gốc: Nợ TK Số dự phòng cụ thể sử dụng để sử lý (2191) Nợ TK Số dự phòng chung sử dụng để sử lý (2192) Nợ TK Số quỹ dự phòng tài chính để xử lý (613)

Nợ TK Số nợ còn lại sau khi trừ các khoản trước tính vào chi phí (89) Có TK Số nợ gốc xử lý xóa (Nợ có khả năng bị mất vốn 21) Đồng thời ghi nhập số nợ gốc đã xóa vào TK9711, ghi đơn: Nợ TK Số nợ gốc đã xóa (9711)

Nghiệp vụ xử lý xóa lãi cho khách hàng:

Ghi đơn: Có TK Số lãi xóa cho khách hàng (941) Ghi đơn: Nợ TK Số lãi xóa cho khách hàng (9712) + Nghiệp vụ phát mãi tài sản gán xiết nợ:

 Trường hợp số tiền bán tài sản thu được > Giá trị tài sản đã thỏa thuận:

Nợ TK Tổng số tiền bán thu được (1011, 4211,1113, 1311,…) Có TK Giá trị tài sản thỏa thuận (387)

Có TK Chênh lệch giá bán > giá trị thỏa thuận (79) Có TK Số thuế VAT đầu ra phải nộp (4531)

 Trường hợp bán tài sản thu được < giá trị tài sản đã thỏa thuận: Nợ TK Tổng số tiền bán thu được (1011, 4211, 1113, 1311,…) Nợ TK Chênh lệch giá bán < giá trị thỏa thuận (89)

Có TK Giá trị thỏa thuận của tài sản (387) Có TK Số thuế VAT đầu ra phải nộp (4531) Đồng thời ghi đơn: Có TK Giá trị tài sản thế chấp (995)

+ Nghiệp vụ thu được nợ sau khi xóa nợ gốc, lãi: Nợ TK Số nợ gốc + lãi thu được (1011, 4211,…) Có TK Số nợ gốc + lãi thu được (79)

Đồng thời ghi xuất số nợ thu được ra khỏi TK 9711, 9712 Ghi đơn: Có TK Số nợ gốc đã thu hồi (9711)

Ghi đơn: Có TK Số lãi xóa đã thu hồi (9712)

Theo khoản 5, điều 1, QĐ 18//2007/QĐ-NHNN, “Sau 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tố chức tín dụng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các NHTM Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp nhưng không thu được nợ và phải được Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản”.

Trường hợp sau 5 năm (sau khi xóa nợ cho khách hàng) nếu không thu hồi được nợ đã xóa thì tiến hành xuất số nợ đã xóa ra khỏi TK9711, 9712:

Ghi đơn: Có TK Số nợ gốc xuất bỏ (9711) Ghi đơn: Có TK Số lãi xuất bỏ (9712)

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng và nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh kiên giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)