Các nhân tố tác động đến lũ

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 46)

a. Nhiệt độ

33

Trong 30 năm qua (1979 - 2008), nhiệt độ trung bình năm ở An Giang có xu hướng tăng lên. Trong đó, nhiệt độ trung bình tăng 0,80C, nhiệt độ cao nhất tăng 1,20C. Nhiệt độ thấp nhất tăng 0,50C. Bảng kết quả theo dõi diễn biến nhiệt độ trung bình của các Trạm Quan trắc Khí tượng thuỷ văn Châu Đốc - An Giang qua các năm được đính kèm trong phần phụ lục.

Biến đổi khí hậu đã thể hiện ở An Giang, với mức tăng nhiệt độ trung bình 0,1 - 1,20C/ 1 thập kỷ trong thế kỷ XX kể cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao.

Hình 3.1: Diễn biến nhiệt độ qua các năm tại trạm Châu Đốc

b. Lượng mưa

An Giang có lượng mưa năm phổ biến 1.200 - 2.100 mm, nhưng phân bố không đều. Số ngày mưa bình quân là 132 ngày/năm. Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập trung vào bảy tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng khoảng 88%. Bảng kết quả theo dõi diễn biến lượng mưa trung bình qua các năm của Các Trạm Khí tượng thuỷ văn An Giang được đính kèm trong phần phụ lục.

Kết quả theo dõi diễn biến lượng mưa trung bình qua các năm của các trạm Khí tượng An Giang như sau:

34

Hình 3.2: Kết quả diễn biến lượng mưa quan trắc được tại các Trạm ở An Giang

35

Theo Sở TN & MT tinh An Giang, 2012 Trạm Châu Đốc:

Lượng mưa trung bình ở trạm khí tượng quốc gia Châu Đốc trong cả giai đoạn từ 1979 đến 2010 xu thế tăng. Tốc độ xu thế 5.177 mm/năm, từ năm 1979 đến 19994 lượng mưa tại Châu Đốc có xu hướng giảm, giai đoạn 1995 - 2010 diễn biến lượng mưa năm biến động mạnh giữa các năm. Lượng mưa trung bình nhiều năm giai đoạn này khoảng 1326 mm, lượng mưa lớn nhất là 1920.9 mm (2008) vượt trung bình nhiều năm 294.5 mm, lượng mưa năm thấp nhất là 691.5 mm (2002) thấp hơn trung bình nhiều năm 635 mm.

Trạm Tri Tôn:

Lượng mưa tại Tri Tôn có xu thế giảm - 5.614 mm/năm. Lượng mưa trung bình nhiều năm vào khoảng 1382 mm, năm có lượng mưa cao nhất 1980 (2425.8mm) vượt trung bình nhiều năm 1042.8 mm, vào thấp nhất là 1985 lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm 970mm.

Trạm Chợ Mới:

Xu thế biến đổi lượng mưa có xu hướng tăng tuy nhiên tốc độ trung bình không cao 1174mm/ năm. Nhìn chung lượng mưa tại các năm ở Chợ Mới không biến động lớn qua các năm, các giái trị lượng mưa dao động quanh giá trị trung bình nhiều năm 1432 mm.

Trạm Vàm Nao:

Lượng mưa trung bình nhiều năm tại Vàm Nao khoảng 1300 mm, lượng mưa biến đổi không đều qua các năm từ 1980 đến 1995 lượng mưa trung bình thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm 172 mm, từ 1996 đến 2010 lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 183mm. Lượng mưa cao nhất tại Vàm Nao giai đoạn này là năm 1996 (2131.5) lượng mưa trung bình nhiều năm 832 mm, thấp nhất là năm 1984 (432 mm) thấp hơn so với trung bình 873,9 mm.

36

Hình 3.4: Diễn biến mực nước quan trắc tại các trạm

37

Bảng 3.1: Diễn biến mực nước tại các trạm trong những năm vừa qua (cm)

Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tân Châu 5.60 4.82 4.06 4.40 4.36 4.17 4.08 3.77 4.12 3.20 4.86 Châu Đốc 4.90 4.42 3.50 4.10 3.90 3.71 3.56 3.20 3.52 2.82 4.27 Chợ Mới 3.58 3.38 2.76 3.20 3.11 2.95 2.95 2.71 2.86 2.42 3.49 Long Xuyên 2.63 2.54 2.20 2.41 2.44 2.34 2.46 2.34 2.50 2.32 2.81

Nguồn: Chi cục thủy lợi An Giang

Trong năm qua ta thấy mực nước tại các trạm luôn thay đổi bất thường, chịu ảnh hưởng một số nguyên nhân khác nhau. Tại trạm Tân Châu, Châu Đốc, Chợ Mới, Long Xuyên mực nước cao nhất tại năm 2000, do lượng nước tại thượng nguồn với mực nước cao, lũ xuất hiện khác sớm, một phần ảnh hưởng một số cơn bão và mưa lớn trên diện rông. Do đó lũ thường xuất hiện cao nhất ở tháng 8,9 gây ra hiện tượng ngập lũ. Theo một số nhà nghiên cứu cho thấy năm 2000, 2001, 2002 đây là những năm có mực nước lớn nhất so với năm khác, với diễn biến phức tạp làm thiệt hại về tài sản, phá hủy một số công trình thủy lợi và gây ra thiệt mạng đến con người, do đó năm 2000, 2002, 2003 được gọi lũ đặc biệt ở ĐBSCL. Năm 2008 với mực nước thấp do lượng nước tại thượng nguồn thấp, một phần ảnh hưởng lượng mưa.

Mặt khác do tác động của BĐKH toàn cầu, của hiện tượng La Nina kèo dài (từ năm 1999 đến năm 2000). Ngoài ra do tác động của phi tự nhiên (của con người) thông qua những thay đổi rất lớn về cơ sở hạ tầng ở vùng châu thổ sông MêKong làm cho diễn biến của lũ phức tạp.

d. Mực nước biển dâng lên.

Dựa trên kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập ở tỉnh An Giang đã được xây dựng dựa trên các bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10.000 và mô hình số độ cao phân giải 5 x 5m. Ta có thể nhận thấy đến năm 2030, lúc này nước biển được dự báo có thể dâng khoảng 75cm (tức là thấp hơn rất nhiều mức nước dâng 1m) do BĐKH thì An Giang vẫn chưa bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, khi kết hợp với lũ lớn năm 2000 và mực nước biển dâng theo dự báo khoảng 12cm đến năm 2020 thì phần lớn huyện Châu Thành và Châu Phú đều bị ngập, nhất là các huyện ven sông, diện tích bị ngập hơn 82% huyện Tịnh Biên, Tri Tôn do cách xa sông và có địa hình cao hơn nên diện tích ngập ít hơn (khoảng 15%).

38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2: Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực Nam Bộ

NĂM MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG (cm)

2020 12 2030 17 2040 23 2050 30 2060 37 2070 46 2080 54 2090 64 2100 75 Nguồn: Sở TN & MT, 2013

Bảng 3.3: Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng 75 cm

STT HUYỆN Diện tích huyện (km2) Diện tích ngập (km2) Tỷ lệ ngập (%)

1 Tân Châu 171.007 0.000 0.00 2 TX. Châu Đốc 105.072 0.646 0.62 3 Chợ Mới 370.728 7.074 1.91 4 An Phú 219.074 0.000 0.00 5 Tri Tôn 602.605 59.374 9.85 6 Châu Phú 452.622 23.907 5.28 7 Châu Thành 356.457 52.781 14.81 8 Phú Tân 328.976 2.838 0.86 9 Tịnh Biên 356.771 5.198 1.46 10 TP. Long Xuyên 115.741 0.553 0.48 11 Thoại Sơn 470.572 83.081 17.66 TOÀN TỈNH 3549.625 235.452 6.63

39

- Huyện có diện tích ngập nhiều nhất: Thoại Sơn (83.081 km2) - Huyện có tỷ lệ diện tích ngập nhiều nhất: Thoại Sơn (17.7%)

Theo kịch bản phát thải B2 (2020) kếp hợp với điều kiện có lũ thì diện tích ngập của An Giang lên đến 51%. Các huyện chịu ảnh hưởng nặng bởi tác động này là: Châu Thành (83%), Châu Phú (82%), Phú Tân (73%),… đây là những vùng đất cần chú trọng hơn trong công tác xây dựng đê điều chống lũ, đảm bảo diện tích lúa cho vùng hoặc điều chỉnh kế hoạch quy hoạch trong thời gian tới để “sống chung với lũ” và khai thác các nguồn lợi mà lũ mang lại. Nước biển dâng sẽ đưa nước mặn vào sâu hơn trong đất liền mùa nắng. Trước khi mùa nắng bắt đầu, nước còn ngọt dưới sông được bơm đầy vào các kênh rạch, đồng ruộng trong khu đê bao khép kín để dự trữ nước ngọt nhất là vùng ven biển Nam bộ và bán đảo Cà Mau.

Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp và chắc chắn rằng diện tích nông nghiệp sẽ giảm. Về hiện tại, tuy chưa có những tác động đáng kể gây ra, nhưng đến vài chục năm nữa, diện tích nông nghiệp sẽ ảnh hưởng, an ninh lương thực trong vùng sẽ bị đoe dọa.

40

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 46)