Đánh giá ảnh hưởng và vai trò của đê bao trong đến lũ lụt

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 28)

Theo Nguyễn Hữu Thiện (2011), khi đê bao triệt để, một thời gian sau đất sẽ bị kiệt dinh dưỡng và chi phí sản xuất sẽ tăng lên; giảm diện tích nhận nước vào đồng, làm cho nước chảy xiết hơn trong kênh mương, dẫn đến sạt lở, và tăng ngập ở những nơi khác, kể cả những thành phố, làng mạc ở phía hạ lưu; chi phí chống sạt lở và các biện

15

pháp bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng con người; tăng chi phí nạo vét cửa sông Mekong phục vụ giao thông thủy vì phù sa thay vì bồi lắng trên đồng thì bị trôi xuống vùng cửa sông; mất nguồn cá và tài nguyên thiên nhiên, sinh kế mùa lũ; nước thoát ra

biển nhanh hơn trong mùa lũ gây xâm nhập mặn sâu hơn trong mùa khô.

Bảng 1.3: Tổng hợp so sánh việc có và không có đê tháng 8 và đê triệt để đến hoạt động sản xuất ở tỉnh An Giang

Các hoạt Động Không có đê bao Đê tháng 8 Đê triệt để

Lúa 2 vụ không bảo

đảm 2 vụ, bảo đảm 3 vụ, quanh năm

Màu 2-3 vụ trong mùa

khô 2-3 vụ trong mùa khô Quanh năm, 4-5 vụ Chăn nuôi Quanh năm bị ảnh

hưởng nhiều

Quanh năm, ít bị ảnh

hưởng lũ Không bị ảnh hưởng lũ Nuôi thủy sản Khó do dễ bị thất

thoát

Dễ nuôi, môi trường nước tốt, thức ăn nhiều

Khó nuôi, do nước ô nhiễm, thức ăn hạn chế

Đánh bắt Tháng 7-11 Tháng 8-10 Không bắt được

Rãnh rỗi Tháng 7-10 Tháng 8-10 Không rãnh

Đến trường Ảnh hưởng lũ Ảnh hưởng lũ Không ảnh hưởng

Ngập Lũ Tháng 7-11 Tháng 8-11 Không ngập

Làm thuê 2 vụ 2 vụ 3 vụ

Nghề thủ công Tháng 11-6 Tháng 11-6 Quanh năm

Buôn bán Tháng 11-6 Tháng 11-6 Quanh năm

(Nguồn: Trần Như Hối, 2005 từ kết quả điều tra PRA, 2002)

Qua bảng 2.3, đê bao triệt để sẽ gia tăng vụ trồng màu, lúa và chăn nuôi, hay nói khác đi những hoạt động này có thể tiến hành quanh năm, đây là cơ hội cho những người làm thuê tăng thu nhập, là cơ hội cho ngành nghề, buôn bán có thể hoạt động quanh năm, trẻ em đến trường đúng lúc, an toàn do không còn bị ngập lũ. Tuy nhiên gặp hạn chế trong việc nuôi cá do ô nhiễm nguồn nước, không nguồn cá tự nhiên; Đê bao tháng 8 và không đê bao vẫn còn bị ảnh hưởng của lũ, nên phần lớn những hoạt động sản xuất bị giới hạn trong mùa lũ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của lũ thì trong điều kiện không đê bao sẽ nặng hơn so với đê bao tháng 8, đặc biệt trong việc nuôi trồng thủy sản trong mùa nước. Đê bao tháng 8 sẽ phát huy tốt hơn không đê bao trong những năm lũ nhỏ và những nơi kết hợp với trục giao thông được đắp cao.

16

Qua kết quả phân tích chỉ tiêu môi trường nước ở một số khu vực cho thấy, chất lượng nước trong khu vực đê bao có khuynh hướng cao hơn so với khu vực ngoài đê và cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn chất lượng nước Việt Nam, đặc biệt là chỉ tiêu BOD5 (nhu cầu oxy trong nước) và COD (nhu cầu oxy hóa học) và chất rắn lơ lững (SS) (Bảng 1.4). Hay nói khác đi đê bao đã làm ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lững trong nước.

Bảng 1.4: Kết quả phân tích chất lượng nước ở khu trong và ngoài đê tại Tiền Giang và An Giang Tỉnh Vị Trí pH BOD5 (mgO2/l) COD (mgO2/l) NO3- (mg/l) P-PO4 (mg/l) SS (mg/l) Tiền Giang Ngoài 1 4 7 0 0 1 Trong 1 4 6 0 0 2 1 5 8 0 0 4 An Giang (1999) Ngoài 1 1 1 0 0 1 Trong 1 2 2 0 0 2 1 2 2 0 0 13 An Giang (2002) Ngoài - 0 - 0 0 - Trong - 1 - 0 0 - - 1 - 10 0 - - 1,5 - 0 0 - - 3 - 0 0 - - 3 - 29 14 - Tiêu chuẩn VN, TCVN 6772,2000 6- 8,5 <4 <10 10 6 20

Ghi chú: giá trị pH=1 đạt; các giá trị khác bằng 1 bắt đầu vượt ngưỡng; lớn hơn 1 số lần vượt ngưỡng.(Nguồn: Trần Như Hối, 2005 từ SKHCNMT An Giang 2001, 2002 và SKHCNMT Tiền Giang 1999, 2002)

Tác động đê bao đến môi trường: hằng năm, ở vùng thượng nguồn của ĐBSCL có mùa nước nổi và vùng gần biển có triều cường, vào mùa này nước tràn lên đồng ruộng rửa độc chất ra khỏi vùng sản xuất. Đây là một yếu tố tự nhiên rất có lợi cho vùng đất thấp như ĐBSCL để làm sạch môi trường. Đê bao để trồng lúa 3 vụ đã ngăn chặn không cho các độc chất nầy thoát ra khỏi ruộng. Theo nghiên cứu Phạm Công Hữu (2011), đê bao tác động tiêu cực ở Thành Phố Cần Thơ, độ màu mỡ đất đai (lượng phù sa) ngày càng bị cạn kiệt trong vùng sản xuất được bảo vệ bằng đê bao do thiếu sự trao đổi nước suốt thời gian ngập lụt. Một vấn đề đáng được quan tâm là nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm trong vùng đê bao do đê bao đã làm giảm dòng chảy lũ và sự trao đổi nước trong suốt mùa lũ. Vì thế các chất tồn đọng và cặn bã (thuốc trừ sâu,

17

mầm bệnh, virus...) thường tích tụ sau 2 vụ lúa (Đông Xuân và Hè thu) qua nhiều năm canh tác. Đặc biệt những vùng sản xuất lúa vụ 3 (Thu Đông) làm cạn kiệt hoàn toàn nguồn cá tự nhiên và làm suy giảm nhanh độ màu mỡ của đất.

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)