Ảnh hưởng của đê bao kiểm soát lũ đến môi trường và sự phát triển bề

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 79)

Theo Trần Như Hối (2005), có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề ảnh hưởng của đê bao, bờ bao đến môi trường và sự phát triển bền vững. Tuy nhiên những nghiên cứu cụ thể về mặt này là chưa nhiều nên rất thiếu số liệu để minh chứng. Một số tác động của hệ thống đê bao kiểm soát lũ đến môi trường được quan sát thấy như sau:

+ Hệ thống kiểm soát lũ tràn lũ biên giới vào vùng TGLX có tác dụng làm chậm lũ cho vùng TGLX khoảng 20-30 ngày; giảm lũ tháng 8 được khoảng 30-60cm; giảm lũ chính vụ được khoảng 20-40 cm. Điều này đã giúp cho việc sản xuất lúa Hè Thu ở đây rất thuận lợi và ăn chắc, đồng thời do giảm được độ sâu ngập lụt nên sẽ giảm được chí phí đầu tư hạ tầng cơ sở. Mặt khác vào thời kỳ đầu mùa lũ (thời kỹ nước lũ nhiều phù sa) nhờ ngăn được dòng chảy từ biên giới về nên đã tạo được khả năng lấy phù sa từ sông Hậu vào nhiều hơn, xa hơn. Tuy nhiên theo điều tra của tỉnh An Giang thì thượng lưu tuyến đê mức nước có dâng cao hơn khoảng 20-30cm.

+ Nhờ hệ thống đê bao, bờ bao phát triển và nhiều nơi đã kết hợp phát triển giao thông nông thôn nên việc giao lưu đi lại của nhân dân được cải thịên nhiều. Những tuyến đường vượt lũ đã giúp giải quyết ách tắc trong việc đi lại giữa các vùng trong mùa lũ. + Ở vùng ngập nông nhờ kiểm soát lũ được cả năm nên cuộc sông ổn định hơn, điều kiện ăn ở, đi lại, vệ sinh môi trường tốt hơn.

+ Hệ thống đê bao, bờ bao nội đồng có nhiều tác động tích cực nhưng cũng có một số tác động tiêu cực như sau:

66

- Việc đắp đê bao, bờ bao kiểm soát lũ sẽ làm hạn chế lượng nước lũ vào đồng ruộng, đặc biệt là những nơi kiểm soát lũ cả năm. Vì vậy làm giảm lượng phù sa bồi đắp cho đồng ruộng.

Theo khảo sát của một số cán bộ của trường Đại học Cần Thơ, trường Đại học An Giang thì ở vùng ven sông Tiền, sông Hậu hàm lượng phù sa bồi tích hàng năm khoảng 60 tấn/hạ. Ước tính có khoảng 2041kg chất hữu cơ, 6,29kg Na+, 211kg Ca++, 418kg K2O, 18,53kg Mg++, 7,32kg P2O5 dễ tiêu, 0,004kg đạm dễ tiêu, 151kg đạm tổng số, 109 Kg lân tổng số trên 1 ha. Khi lượng phù sa vào ruộng giảm dĩ nhiên chất dinh dưỡng bồi bổ hàng năm sẽ bị giảm.

Theo nghiêm cứu của Dương Văn Nhã, trường Đại học An Giang, một số nơi bao đê triệt để canh tác 3 vụ lúa liên tục nhiều năm thì năng suất giảm dần, thậm chí còn thấp hơn khi làm 2 vụ. Phải chăng do khi làm 3 vụ thì đất không được bồi bổ, không được nghỉ nên nghèo dần chất dinh dường.

- Làm giảm nguồn lợi cá tự nhiện.

Theo nghiên cứu của Dương Văn Nhã thì khi bao đê sẽ giảm lượng cá tự nhiện nông hộ đánh bắt khoảng 351,49 kg/năm/hộ đối với bao đê triệt để và khoảng 130kg/năm/hộ đối với bao đê kiểm soát lũ tháng 8. Mặt khác việc bao đê cũng làm giảm thành phần một số loài cá, đồng thời cũng ảnh hưởng đến kích cỡ loài cá khai thác được.

Về thủy sản nuôi trồng thì bao đê kiểm soát lũ tháng 8 và bao đê kiểm soát lũ triệt để đều có lợi cho nuôi trồng thủy sản.

Về chăn nuôi gia cầm thì có bao đê sẽ tốt hơn và phù hợp hơn có hiệu quả cao hơn. - Làm giảm khả năng rửa trôi các độc tố, khả năng lợi dụng dòng chảy lũ để vệ sinh đồng ruộng.

- Về ô nhiễm. Theo kết quả nghiên cứu của sở khoa Công nghệ và Môi trường An Giang thì ở trong khu bao đê triệt để 6 năm nồng độ BOD5 tăng theo thời gian và gấp 2,5 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam (nông độ BOD5 ở ngài khu bao đê cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng thấp hơn trong ô được bao đê). Tài liệu khảo sát cho thấy ở giữa khu có bao đê và không bao đê thì BOD5, COD, SS ở trong khu có đê bao cao hơn khu không có đê bao.

Như vậy về mặt môi trường và phát triển bền vững, việc bao đê không tránh khỏi một số tác động tiêu cực. Tuy nhiên những số liệu trên chỉ là kết quả của những nghiên cứu bước đầu trên diện hẹp. Mặt khác hệ hống đê bao hiện nay chưa đồng bộ, chất lượng thấp và thiếu linh hoạt, thiếu sự quản lý vận hành một cách khoa học nên hiệu quả thấp

67

và còn nhiều hạn chế tồn tại là tất nhiện. Và vì thế chưa thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác được về tác động của hệ thống đê bao, bờ bao đối với môi trường.

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 79)