Bảng số liệu 3.5 cho thấy diện tích phục vụ cho sản xuất toàn tỉnh là 241.361 ha. Từ trước 1975-2013, tỉnh thực hiện nhiều công trình về quy hoạch xây dựng các hệ thống đê bao để tăng diện tích sản xuất lúa là nhất lúa vụ 3 và cung cấp nước tứơi, tiêu cho nông nghiệp. Từ năm 2000 - 2011 sản lượng lúa tăng 0,6% với sản lượng năm 2000 là 2177,7 nghìn tấn đến 2011 là 3843,6 nghìn tấn, đây là kết quả đạt được của tỉnh. Từ đó suy ra tỉnh đang thực hiện chính sách phát triển sản xuất lúa vụ 3 để đáp ứng nhu cầu lương thực trong tỉnh và xuất khẩu .
Bảng 3.5: Tổng hợp công suất phục vụ sản xuất nông nghiệp trong đê bao.
STT Tên Diên tích phục vụ (ha) Năm xây dựng Dài đê(m)
1 Tp Châu Đốc 6.387 1998-2011 109.470 2 Châu Thành 29.203 2000-2013 589.807 3 An Phú 16.167 2001-2013 224.453 4 Tân Châu 11.142 2001-2006 132.950 5 Phú Tân 22.223 1999-2011 323.604 6 Chợ Mới 21.548 1975-2002 692.975 7 Thoại Sơn 36.251 2001-2011 1.029.92 8 Tịnh Biên 13.956 Trước 75-2003 274.394 9 Tri Tôn 41.485 1978-2013 1.045.274 10 Châu Phú 38.400 1998-2013 654.624 11 Tp Long Xuyên 4.599 1997-2012 276.720
Nguồn: Chi cục thủy lợi An Giang, 2014
Tại Huyện Tri Tôn diện tích phục vụ cho sản xuất là 41.485 ha chiếm 17,2% toàn tỉnh với chiều dài đê 1.029.920m, đây là huyện có diện tích phục vụ sản xuất cao nhất so với các huyện khác. Được ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thủy và trạm bơm do địa hình thích hợp phù hợp sản xuất. Mặc khác đây là huyện có nhu cầu tiềm nặng phát triển cho sản xuất lúa vụ 3 và thích hợp trồng hoa màu, cây ăn trái. Với hệ thống
45
nhiều đê bao tạo nhiều công việc cho người lạo đông ở nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng. Tại Tp Long Xuyên diện tích phục vụ sản xuất là 4.559 ha chiếm 1,9% toàn tỉnh với chiều dài đê là 276,720m, đẩy trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đê bao chủ yếu thoát nước không bị ngập trong mùa lũ, không thích phát triển nông nghiệp. Từ đó cho thấy, đây đê bao chủ yếu chỉ thoát nước không bị ngập khu công nghiệp bảo vệ nhà ở của nhân dân.