Thiệt hại nông nghiệp do lũ gây ra

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 64)

a. Thiệt hại lúa.

Tại An Giang có diện tích trồng lúa nhiều nhất trong ĐBSCL nên phải chịu ảnh hưởng trực tiếp trong mùa lũ, nhiều vụ lúa ảnh hưởng nặng nê nhất vụ Thu Đông, Hè Thu. Theo bảng 3.11 cho thấy tỉnh An Giang bị thiệt hại lúa rất nặng nề, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm diễn biến lũ phức tạp, công tác phòng chống lũ gặp nhiều khó khăn. Nhất là công tác xuống giống đúng vào thời vụ, về công tác quản lí, hệ thống đê bao chưa đảm bảo…

Vụ Hè Thu trong năm vừa qua diên tích bị thiệt hại không nhiều chỉ tập trung vào năm 2000, 2001, 2002 đây là năm chịu ảnh hưởng nhiều nhất so với các năm khác. Diễn biến của lũ xuất hiện khác sớm với mực nước cao, lương mưa tập trung không theo

51

quy luật làm cho các hệ thống công trình kênh, rạch bị hư hỏng. Một số diện tích lúa vụ Hè Thu xuống giống khá trể nên thu hoạch không kịp buộc thu hoạch ép làm cho năng xuất không cao và chất lượng lúa không đảm bảo. Mặc khác do người nông dân chủ quan, chưa chuẩn bị trong mùa lũ. Riêng năm 2009 bị thiệt hại vụ Hè Thu khá nặng do bị mưa lớn kéo dài kết hợp với bão làm cho diện tích bị ngập ứng, nhiều công trình bị hư và một trạm bơm tiêu nước không kịp

Bảng 3.10: Tổng hợp thiệt hại lúa, màu trong năm vừa qua.(Đơn vị ha)

(Chủ ý: *2001 chưa tổng hợp số liệu , Nguồn: Chi cục thủy lợi An Giang). Vụ 3 (Vụ Thu Đông) đây vụ chủ yếu trồng lúa trong đê bao, nên chịu ảnh hưởng lớn của lũ, bão và mưa lớn. Ảnh hưởng nhiều năm 2009 do mưa vào tháng 12 nên nhiều diện tích bị ngập úng, một trạm bơm nước không kịp, một phần ảnh hưởng từ cơn bão. Năm 2009 diên tích bị ngập là 42.003 ha trong đó huyện An Phú 1.260 ha; Tân Châu 3.305 ha; Phú Tân 10.419 ha; Thoại Sơn 24.695 ha; Châu Thành 1.605 ha; Châu Đốc 392 ha và Châu Phú 327 ha. Do đó một số vùng phải sạ, cấy dặm là 4.447 ha và phải bơm chống úng là 46235 với kính phí là 10.033 triệu đồng do ảnh hưởng cơn bão như Xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên); An Châu, Bình Hòa, Bình Thạnh, Vĩnh Lợi (Châu Thành); Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Bình Mỹ, Bình Phú, Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú) và Thành Phố Long Xuyên.

Ngoài ra vụ Đông xuân năm 2008 - 2009 do bị mưa trái vụ cuối tháng 12/2008 là cho lúa bị ngập 43.393 ha trên tất cả huyện, thị trấn; cấy lại, sạ lại 12.664 ha. Đây hiện tượng rất ích xúc hiện do tác động BĐKH là có mưa không theo mùa.

Thiệt hại 2000 2001* 2002 2003 2004 2005 2006 2008 2009 2010 Hè Thù Diện tích lúa bị ngập 135.000 - - - - - - - 57.843 - Diện tích lúa mất trắng 1.525 - 112,5 - - - - - 34 - Diên tích gặt ép 16.795 - 671 - - - - 7,5 - - Vụ 3 Lúa 3 vụ,lúa mùa mất trắng 1.467 - 214,4 320,5 115 83 - 573,6 6.161 1.906 Lúa bị ngập 116 - - - 1.080 1.251 200 6.268 42.003 - Thiệt hại hoa

màu

52

Nguồn: Báo thanh niên, 2011

Hình 3.11: Thu hoạch lúa gặt ép chống mùa lũ.

b. Thiệt hại hoa màu, cây ăn trái.

Theo bảng 3.11 cho thấy thiệt hại các hoa màu rất lớn chủ yếu các loại cây như: các cây rau, khoại mi, khoại lang, đậu xanh, đậu phộng, mía… chủ yếu tập trung năm 2000, 2001, 2002. Theo báo cáo của chi cục thủy lợi năm 2011 do bị vỡ đê làm cho 435,02 ha hoa màu bị mất trắng do ảnh hưởng bão gây mưa lớn trên diện rông.

c. Thiệt hại về thủy sản.

Bảng 3.11: Thiệt hại thủy sản trong năm 2000-2005

Thiệt hại Thủy sản 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Diện tích bị ngập(ha) 781 - 683 - 25 18

Thiệt hại (tấn) 2478 387 23 - 7 1

Nguồn: Chi cục thủy lợi An Giang

Theo bảng số 3.11 cho thấy tình hình thiệt hại thủy sản năm 2000 lớn, do ảnh hưởng của lũ làm cho vỡ đê nên bị ngập, chủ yếu thiệt hại ao, bè, sản lượng cá thoát. Theo báo cáo của ngành thủy sản từ năm 2008 là 2.334 ha tăng 1.631 ha so năm 2000 (tức tăng 1,43 lần), số lượng lồng bè là 3.135 cái, chỉ tăng 135 cái so năm 2000 do qui mô sản lượng cá bè trong vài năm qua đã bão hoà. Do vậy, hiện nay nhiều công trình đê bao được đảm bảo, có sự quan tâm ngành thủy sản. Năm 2008 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ước đạt 181 ngàn tấn, gấp 2,26 lần so năm 2000. Năm 2012 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.136 ha (kể diện tích sản xuất giống), trong đó diện tích Cá Tra 1.348 ha,

53

diện tích sản xuất giống 478 ha, số lồng bề là 1730 cái. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Hình 3.12: Thiệt hại thủy sản trong năm qua.

Nguồn: Báo An Giang,2011

Hình 3.13: Bể đê ở tuyến Kinh 8, xã Thanh Mỹ Tây, huyện Châu Phú.

d. Ước lượng thiệt hại nông nghiệp

Bảng số liệu 3.12 cho thấy thiệt hại nông nghiệp trong năm qua rất năng nệ; nhiều diện tích lúa bị mất trắng; nhiều diện tích hoa màu hư hại rất nặng, nhiều diện tích lúa bắt buộc phải thu hoạch ép; một số diện tích lúa phải sạ lại….. Năm 2000 là năm có số lượng thiệt hại nông nghiệp với 83.464 triệu đồng là năm có số lượng thiệt hại nhiều nhất. Tuy nhiên từ năm 2008, 2009, 2010 chủ yếu khoảng tiền chỉ tu sửa chữa các công trình bị hư hỏng, sạ lại giống lúa bị ngập. Như là năm 2009 chủ yếu là sạ dặm lại, bơm diện tích bị ngập úng với chi phí bơm nước chống úng là 22.744 triệu đồng trên tổng số thiệt hại nông nghiệp là 26.832 triệu đồng; Năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã xảy

54

ra những đợt mưa lớn do ảnh hưởng các cơn bão số 3,5,6 và áp thấp nhiệt đới rơi vào thời điểm mới xuống giống vụ 3 và vụ Đông xuân 2010 - 2011 làm cho một số diện tích vùng trũng bị ngập úng, gây thiệt hại cho lúa, màu phải sạ lại, sạ dặm, mất giống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

.... Tại Vụ Thu Đông diện tích bị mất trắng 1.906 ha, diện tích phải sạ dặm, cấy dặm 3.847 ha, Vụ Đông Xuân diện tích phải sạ lại 4.074 ha, diện tích sạ dặm, cấy dặm 3.208 ha; Thiệt hại về giống lúa: 14.407 triệu đồng. Riêng Lũ rút chậm, nông dân phải tốn chi phí bơm rút nước xuống giống vụ Đông Xuân 2010 - 2011 là 15.750 triệu đồng

đảm bảo lịch xuống giống.

Mặc khác chăn nuôi, thủy sản ít ảnh hưởng, chủ yếu là năm 2000, 2001, 2002 đây là năm thiệt hại nhiều đối với thủy sản, chăn nuôi.

Bảng 3.12: Tổng hợp thiệt hại nông nghiệp trong những năm qua. (Đơn vị: triệu đồng)

Năm 2000 2002 2004 2005 2006 2008 2009 2010 Thiệt hại 83.464 7.021 369 437 206 53.682 26.832 30.157

Nguồn: Chi cục thủy lợi An Giang.

Hình 3.14: Thiệt hại nông lâm ngư nghiệp trong năm qua. (Đơn vị Triệu đồng)

3.4.2 Thiệt hại do lũ về con người và nhà cửa. a. Con người.

Bảng 3.14 cho thấy số lượng người chết giảm từ năm 2000 - 2011. Năm 2001 là số người chết nhiều so với năm khác, chủ yếu là trẻ em. Nguyên nhân gây ra chết do công tác tuyên truyền thông tin về lũ người chưa nắm bắt, do người dân rất bất cần trong

55

mùa lũ. Tuy nhiên công tác cứu hộ trong những năm qua được nhiều cải thiện được sự quan tâm của các ban ngành, nhiều chương trình được hổ trợ người dân, nhất là trẻ em.

Bảng 3.13: Thiệt hại do lũ làm cho người chết trong những năm 2000-2011.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số chết 134 135 77 6 16 33 22 14 8 4 0 23

Trẻ con 94 104 69 6 15 30 22 14 8 4 0 9

Nguồn: Chi cục thủy lợi An Giang

Hình 3.15: Tổng hợp số người chết trong mùa lũ

.b. Nhà cửa.

Bảng 3.14: Thiệt hại nhà cửa trong năm những vừa qua.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhà ngập

(căn) 151.867 32.951 20.743 - 121 17 - - - - - Nhà sập (căn) 966 350 378 - 7 1 - - 83 120 31

Nguồn: Chi cục thủy lợi An Giang

Bảng 3.14 cho thấy năm 2000, 2001, 2002 là năm có số lượng nhà bị sập nhiều. Nguyên nhân do mưa lớn kèo dài làm cho đất bị sạt lở; do ảnh hưởng cơn bão; kết cậu nhà ở chưa đảm bảo. Năm 2010 toàn tỉnh khoảng 455.000 hộ gia đình (dân số trên 2 triệu người). Do phần lớn dân nông thôn có tập quán sống dọc theo các trục giao thông, hoặc sống rải rác trên các tuyến kênh, rạch có kết cấu nhà ở tranh, tre, nứa, lá tạm bợ, nên vào mùa mưa lũ tính mạng, tài sản của người dân thường bị đe dọa. Chỉ trong mùa nước năm 2000 đã có 139.409 hộ dân vùng nông thôn nhà của bị ngập

56

không thể ở được, nhiều nhất là huyện An Phú có 130.409 hộ, Tân Châu 17.031 hộ, Phú Tân 20.322 hộ và Châu Phú 24.060 hộ… Sau mùa lũ lịch sử đó, toàn tỉnh An Giang ước tính thiệt hại về tài sản khoảng 306 tỷ đồng.

3.3.5 Thiệt hại về cở sở hạ tầng. a. Giao thông .

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 64)