Kết quả tình hình xây dựng hệ thống đê bao từng các huyện, thành phố trong

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 54)

những năm qua.

Theo bảng 3.4 cho thấy, tỉnh đã thực hiện quy hoạch xây dựng nhiều công trình đê bao bao gồm các bê bao triệt để, đê bao tháng 8 và tu sửa các đê bao bị hư hỏng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm cho nông dân trong mùa lũ. Mặt khác còn phòng chống lũ lụt và phát triển một số con đường thủy lợi để phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Bảng 3.4: Tổng hợp các hệ thống đê bao xây dựng từ 2000 đến năm 2013.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TpChâu Đốc 32 - - - - - 5 - - - - 4 - - Châu Thành 9 6 6 - 8 2 - - 12 10 11 47 55 21 An Phú - 9 - - - - 5 - 18 17 4 - 4 3 Tân Châu - 6 2 - 9 - 1 - - - - - - Phú Tân - - 16 - 11 - 8 4 16 12 5 6 - - Chợ Mới 72 56 17 - - - - - - - - - - - Thoại Sơn - 17 93 63 88 - - - - - 20 - - Tịnh Biên - - 7 - - - - - - - - 3 - - Tri Tôn - - - - - - 6 - - 20 24 73 106 - Châu Phú 4 3 - 20 - - - - 24 54 - 32 - - TpLong Xuyên 6 4 3 - - 25 - 18 18 17 48 11 2

Nguồn chi cục thủy lợi An Giang, 2014

Từ bảng số liệu cho thấy từ năm 2000 - 2013 tỉnh xây dựng đạt được 1338 công trình bao gồm hệ thống đê bao triệt để và đê bao tháng 8. Với kết quả đạt được từ năm vừa qua tỉnh áp dụng một số quy hoạch của các cấp trên đề ra, về quy hoạch xây dựng hệ thống đê bao với mục đích để bảo vệ sản xuất và cung cấp nước phục vụ cho sản xuất

41

lúa, ngăn chặn sự xâm nhập mặn và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng nhất là giao thông con đường thủy.

Huyện Thoại Sơn với số lượng 281 công trình được xây dựng từ năm 2000 - 2013 bao gồm đê bao triệt để và đê bao tháng 8. Đây là huyện được quan tâm đầu tư của UBND, các cấp trên, xây dựng hệ thống đê bao phục vụ cho ngành nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp của huyện, tạo việc làm cho người dân trong mùa lũ. Tại Huyện Tịnh Biên có 10 công trình đê bao được xây dựng từ năm 2000 - 2013 với số lượng thấp nhất, vì các công trình đê bao được xây dựng từ năm 1975 chủ yếu chỉ tu sửa những đê bao hư hỏng. Mặt khác các đê bao này đảm bảo kiểm soát lũ trong mùa lũ, còn điều tiết mực nước không bị ngập như: Kênh Vĩnh Tế, Kênh Tra Sư, Kênh Thala, Kênh Phước Điền…

Năm 2011 đây là năm có số lượng đê bao được xây dựng là 213 công trình nhiều nhất so với các năm khác như: huyện Châu Thành là 47, Tri Tôn là 73 và Tp.Long xuyên là 48… Theo báo cáo của ngành nông nghiệp năm 2012 về tình hình xây dựng năm 2011 về các công trình chống hạn và xâm nhập mặn, toàn tỉnh công trình nạo vét, duy tu sửa chữa 190/208 công trình, hoàn thành 180 công trình, tổng chiều dài 521/651 km, khối lượng 4.88333.914/7.346.000 m3, kinh phí 100, 526/98,610 tỷ đồng; Thi công nạo vét phòng chống hạn và xâm nhập mặn 61/69 công trình, hoàn thành 58 công trình, chiều dài 129/138 km, khối lượng hơn 1.017.752/1.447.000m3, kinh phí 24/21,7 tỷ đồng; Thực hiện công trình mở mới Thu Đông 2012 và chuyển dịch diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng 82 tiểu vùng diện tích 26.888 ha, triển khai thực 425/452 công trình hoàn thành 418 chiều dài 362,4/395 km, khối lượng 1.212.800/1.608.700 m3, ước kinh phí 110.200/115.869 triệu đồng (trung ương 54.452 triệu đồng, nhân dân đóng góp 61.417 triệu đồng); Thực hiện hoàn thành 66/66 công trình (nạo vét kênh mương, nâng cấp đê, đường cộ, duy tu sửa chữa cống...) chiều dài 106,9km, khối lượng 365.009m3, kinh phí 52.614 triệu đồng (trung ương 14.486 triệu đồng, ngân sách huyện 750 triệu đồng, nhân dân 37.378 triệu đồng).

Năm 2012 theo quyết định số 728/QĐ-UBND ngày 11/5/2012, đã triển khai nạo vét tổng số 47/50 công trình, chiều dài 148,5 km, khối lượng 1.043.700 m3, kinh phí 29,7 tỷ đồng, hoàn thành 43/47 công trình, xây dựng, duy tu sửa chữa cống 78/80 công trình, kinh phí 17,4/28,5 tỷ đồng, hoàn thành 65/78 công trình; Triển khai gia cố đê, đập tổng số 67/68 công trình, chiều dài 183,2 km, khối lượng 1.297.800 m3, kinh phí 42,7 tỷ đồng, hoàn thành 31 công trình; Thực hiện công trình mở mới Thu Đông 2012 và chuyển dịch diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu 86 tiểu vùng với tổng diện tích 24.191 ha, thực hiện 160/186 công trình, chiều dài 152,1 km, khối lượng 1.605.900 m3, kinh phí 52,4 tỷ đồng, hoàn thành 75/160 công trình.

42

Năm 2013 theo quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh An Giang, toàn tỉnh đã triển khai nạo vét tổng số 83 công trình, chiều dài 111.097m, khối lượng 764.531m3, kinh phí 23,173/47,941 tỷ đồng (hoàn thành 25/83 công trình, đạt 30% công trình đã triển khai). Đã triển khai gia cố đê, đập tổng số 45 công trình, chiều dài 50.135m, kinh phí 25,044 tỷ đồng (hoàn thành 11/45 công trình) và triển khai xây dựng, duy tu sửa chữa cống 65 công trình, kinh phí 12,631 tỷ đồng (hoàn thành 44/65 công trình, đạt 67,7% công trình đã thi công).

Năm 2007 đây là năm có số lượng xây dựng các công trình 22 ít so với các khác năm vì các năm gần đây nhiều công trình được hoàn thành, tu sữa lại để chuẩn bị đối phó lũ các sự cố bất thường xảy ra do tác động của biến đổi khí hậu. Riêng năm 1975 đây là năm có số lượng xây dựng nhiều công trình đê bao vì nhà nước đang thực hiện chính sách chế độ bao cấp tập trung nên nhiều công trình đã hình thành phục vụ sản xuất, nhất là 2 huyện Tịnh Biên và Chợ Mới như là: kênh Vĩnh Tế, kênh Trà sư, kênh Thala, kênh Cà Mau, kênh Cầu Cống…

Trạm bơm năm 2011 xây dựng 176/199 trạm có 714/762 trạm biến áp, có 48 trạm chưa lặp đặt máy bơm; Địa phương chưa đầu tư khai thác hết các trạm biến áp và thu hồi nợ còn chậm. Đến nay đã đóng điện 714/762 trạm biến áp, còn lại 48 trạm biến áp chưa lắp đặt máy bơm và khai thác, nên việc hoàn trả nợ rất khó.

Năm 2012 đã thực hiện xong dự án xây dựng trạm bơm điện: 62,988 km đường dây 22KV,10,078 km đường dây 12,7KV; cải tạo 15,221 km đường dây từ 12,7KV lênh 22KV; lắp đặt mới 174/174 trạm biến áp/19.870 KVA, được đầu tư xây dựng Công ty Điện lực Miền Nam.

Nguồn: Chi cục thủy lợi An Giang,2011

43

44

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 54)