Biện pháp phòng chống lũ

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 88)

- Phương châm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cho vùng ĐBSCL là chủ động “Sống chung với lũ” đảm bảo an toàn, phát triển bền vững.

- Giải pháp chủ đạo tập trung vào hướng kiểm soát lũ, chủ động khai thác lợi thế của lũ, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng và điều kiện tự nhiên trong vùng.

- Giải pháp cụ thể về kiểm soát lũ và kiểm soát mặn bao gồm: Xây dựng cụm tuyến dân cư, cơ sở hạ tầng vượt lũ, tăng cường khả năng thoát lũ của hệ thống kênh rạch, thực hiện các chương trình xây dựng đê biển, đê cửa sông, đê bao, bờ bao, các hồ điều hòa, các công trình ngăn mặn giữ ngọt; chủ động khai thác mặt lợi của lũ, nhiên cứu đầu tư sử dụng tài nguyên môi trường nước nổi, tận dung phù sa, thau chua, rửa mặn, phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, giao thông thủy, du lịch sinh thái, các hoạt động văn hóa thể thao đặc thù cho mùa nước nổi và vùng thường xuyên ngập; tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong lưu vực sông Mêkông nhằm kiểm soát lũ, khai thác hợp lý tài nguyên nước.

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khả năng đối phó với thiên tai của mỗi người dân và cộng đồng. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nhân dân địa phương.

- Hoàn thiện các chính sách, chế độ khuyến kích người dân tham gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai bão, lũ, hạn hán, dông, lốc.

75

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)