- Phương pháp tham khảo tài liệu có liên quan đến hệ thống đê bao và diễn biến, tác động của lũ.
+ Tham khảo các nghị đinh, quyết định về công tác phòng, chống thiệt tại và công tác quy hoạch công trình thủy lợi .
30
+ Tham khảo các giáo trình biến đổi khí hậu và giáo trình hệ thống công trình thủy, các bài luân văn của khóa trước có liên quan thu thập tại thư viện khoa MT&TNTN và Trung Tâm Học Liệu tại Đại Học Cần Thơ và trên các mạng Internet.
+ Các tài liệu về diễn biến lũ và các thiệt hại lũ lụt đã gây được thu thập tại Chi Cục Thủy Lợi Tỉnh An Giang, Sở TN & MT và Trung Tâm Học Liệu Đại Học Cần Thơ Và các mạng Internet.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành thu thập tài liệu cần thiết tại Chi Cục Thủy Lợi An Giang, Bộ môn tài nguyên đất đai trong nguồn tài liệu này cung cấp như:
+ Diễn biến của lũ trong năm vừa qua, thực trạng xây dựng đê bao được tổng hợp từng năm qua.
+ Thiệt hại do lũ
+ Các phương hướng khắc phục cho năm sắp tới.
Một số ảnh chụp thiệt hại đê bao trong lũ được Chi Cục Thủy Lợi An Giang cung cấp. Bản đồ ngập lũ năm 2000 tại tỉnh An Giang được thu thập tại Chi Cục Thủy Lợi An Giang.
Bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi tỉnh An Giang thu thập tại Chi Cục Thủy Lợi An Giang .
Bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp trong năm 2000 - 2012.
Báo cáo tổng hợp chi tiết công tác phòng chống lũ và các thiệt hại do lũ gây ra về mặt tài nguyên, nông nghiệp, xã hội… báo cáo này được cung cấp số liệu như các số liệu thiệt hại, số liệu thời tiết (lương mưa, nhiệt độ, hạn hán…) các yếu tố có ảnh hưởng đến các công tác quản lí hệ thống công trình thủy lợi tại tỉnh An Giang.
- Phương pháp phân tích số liệu
Từ các nguồn tài liệu đã thu thập được ta bắt đầu tiến hành nghiên cứu đánh giá, xem xét diễn biến tác động của lũ, còn đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lũ, đánh giá được sự thiệt hại lũ gây ra về tài nguyên, nông nghiệp, xã hội… Đánh giá những khó khăn các công tác quản lí các hệ thống đê bao và đánh giá những khó khăn trong công tác thiết kề và sửa chữa những công trình bị hư hỏng .
Nghiên cứu này còn đánh giá được những khó khăn trong các công tác phòng chống lũ, đưa ra kế hoạch, biện pháp giải quyết cho thời gian sắp tới nhằm hạn chế thiệt hại.
31
Bước1: Tham khảo các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập nguồn tài liệu sơ cấp bao gồm như là: các số liệu thiệt hại lũ, các bài báo cáo công tác phòng chống lũ từ các năm qua và các bản đồ hiện trạng công trình thủy.
Bước 3 : Xử lý, phân tích, tổng hợp các số liệu .
Bước 4 : Đưa ra kết luận về thiệt hại lũ gây ra như: diện tích sản xuất trong đê bao, diện tích ngập lũ, thiệt hại tài sản…
Bước 5 : Đưa ra biện pháp hệ thống công trình và phướng hướng cho thời gian sắp tới. Bước 6 : Hoàn chỉnh và viết bài.
32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN