Quan điểm các nhà khoa học về hệ thống đê bao

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 31)

Theo Trần Như Hối (2005), quan điểm về đê bao triệt để và đê bao tháng 8. Qua phỏng vấn 13 nhà khoa học làm việc và sinh sống ngay trong vùng ngập lũ với nhiều chuyên ngành khác nhau (Sinh thái học, Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Môi trường) ở Trường Đại học Cần Thơ và viện lúa ĐBSCL vào tháng 5 năm 2003, ta được bảng kết quả sau đây sẽ phản ánh được quan điểm của nhà khoa học tại chỗ, các vấn đề trình bày trong bảng được tổng hợp và xếp hạng theo mức độ quan trọng giảm dần dựa theo số lượng ý kiến quan tâm của nhà khoa học.

a. Quan điểm về đê bao triệt để:

- Tất cả các nhà khoa học khi được tham vấn đều cho rằng đê bao triệt để có hại, và hoàn toàn không ủng hộ việc bao đê triệt để (13/13).

- Trong các mặt lợi của đê bao triệt để nếu trên thì tăng vụ và tranh thủ mùa vụ nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp dựa vào khai thác điều kiện tự nhiên là chủ yếu. Với các nhà khoa học măt lợi của loại đê bao này không đặt nặng lắm, mà chủ yếu tập trung phân tích mặt hại.

Để bảo vệ cho quan điểm không ủng hộ đê bao triệt để của mình, các nhà khoa học đã nêu ra hàng loạt lý do, trong đó hầu hết nhà khoa học nhắc nhiều đến nguồn nước: nước sẽ bị ô nhiễm trong khu vực có bao đê triệt để do không trao đổi được với bên ngoài. Và nếu như không tràn vào được vùng có đê, thì nước lũ sẽ tràn theo hướng khác, làm cho nước ở vùng khác tăng thêm. Như vậy, nếu trong khu vực ĐBSCL có nhiều đê bao triệt để thì lũ xảy ra phức tạp và đỉnh lũ cao ở những vùng không có đê bao là điều tất nhiên. Đây là vấn đề được nhiều nhà khoa học rất quan tâm.

- Theo sau vấn đề ô nhiễm nguồn nước là thoái hóa đất (không nhận được phù sa, mà còn bị khai thác quá mức do nhu cầu tăng vụ) và dịch hại gia tăng, lưu tồn độc chất trên đồng ruộng không được giải phóng, đặc biệt là ở những nơi có phèn.

- Khi vùng lũ đã bị bao đê triệt để thì hệ sinh thái sẽ bị biến đổi theo hướng xấu đi. Ngay cả mong muốn lúc ban đầu (được nhiều nông sản) của con người đặt ra khi hình thành đê bao cũng bị phá sản do năng suất cây trồng luôn giảm trong khi chi phí đầu tư ngày càng nặng. Trong tương lai, vấn đề sẽ còn khó khăn hơn, khi mà nhiều người sống dựa vào thiên nhiên đang mất đi nguồn sống của mình do đa dạng sinh học giảm dần.

18

Bảng 1.5: Tổng hợp quan điểm của các nhà khoa học về vấn đề đê bao triệt để.

STT Ảnh hưởng Ý kiến Xếp hang

1 Tranh thù mùa vụ, tăng vụ I

2 Mặt lợi Bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân II

3 Phát triển kinh tế xã hội III

4 Ô nhiễm nguồn nước I

5 Nước lũ sẽ dâng cao ở khác II

6 Ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản III

7 Thoái hóa đất IV

8 Mặt hại Xuất hiện dịch hại V

9 Không có phù sa vào ruộng VI

10 Năng suất cầy trồng giảm VII

11 Mất đi tập quán sống chung với lũ VIII

12 Giảm đi đa dạng sinh học IX

(Trần Như Hối ,2005. Nguồn : tổng hợp từ phỏng vấn, 2002).

b. Quan điểm về đê bao chống lũ tháng 8 (đê bao lửng)

- Ngược lại với bao đê triệt để, bao đê chống lũ tháng 8 được nhiều nhà khoa học ủng hộ (9/13 nhà khoa học), số còn lại không thích hình thức bao đê nào, không đi ngược

lại quy luật của tự nhiên.

- Mặc dù chấp nhận chọn giải pháp bao đê lửng, nhưng nhiều nhà khoa học còn cân nhắc rất lỹ lưỡng, nghĩa là phải quy hoạch hợp lý việc thực hiện đê bao vùng, bố trí cây trồng và thời vụ phù hợp, phải cân nhắc về hiệu quả kinh tế của việc bao đê vì phải bỏ ra khoảng kinh phí lớn để xây dựng nó.

- Bao đê lừng, hệ sinh thái đồng ruộng không bị biến đổi hoặc có biến đổi nhưng không đáng kể: vẫn có phù sa vào ruộng, vẫn có nguồn thủy sản tự nhiên, thoát lũ tốt. Nói chung, môi trường tự nhiên vẫn được đảm bảo trong khu vực có đê bao lửng. Một cách tổng quát: yếu tố bất lợi đối với bao đê triệt để (9 yếu tố) quá nhiều hơn so với yếu tố có lợi (3 yếu tố) vì những yếu tố bất lợi, ngược lại, đối với bao đê tháng 8 có đến 6 yếu tố có lợi, trong khi đó chỉ có một yếu tố bất lợi.

Nhận xét: Các nhà khoa học có những nhận xét sâu sắc hơn trong việc đánh giá vai trò của lũ cũng như tác động của đê bao, họ nhìn với viễn cảnh xa hơn và toàn diện hơn. Bao đê là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cân nhắc về vấn đề môi

19

trường, sự suy giảm về chất lượng đất, ô nhiễm nguồn nước, mất đi nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học làm mất cân bằng sính thái và ảnh hưởng toàn vùng ĐBSCL nếu bao với diện tích lớn, họ xem lũ là nét văn hóa đặc sắc của vùng. Nhìn chung, các nhà khoa học không chấp nhận bao đê triệt để. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.6: Tổng hợp quan điểm của các nhà khoa học tại chỗ vấn đề đê bao tháng 8

STT Nội dung Ý Kiến Xếp hạng

1 Đảm bảo an toàn cho mùa vụ I

2 Có thể khai thác và nuôi thủy sản II

3 Mặt lợi Có phù sa vào ruộng III

4 Môi trường vẫn đảm bảo IV

5 Thoát lũ tốt V

6 Người dân không mất ý thức phòng chống lũ VI

7 Mặt hại Chi phí xây dựng và trùng tu hằng năm lớn -

(Trần Như Hối 2005, Nguồn: tổng hợp từ phỏng vấn, 2002)

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 31)