Đánh giá công tác phòng chống lũ trong năm vừa qua

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 84)

a. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo và thị sát trực tiếp của Thủ tướng, phó Thủ tướng, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, bộ NN & PTNT, bộ Tài chính, Ủy ban Quốc gia TKCN, Ban chỉ đạo PCLB Trung ương đến các vùng bị lũ lụt, sạt lở đất thăm hỏi động viên chiến sĩ, nhân dân đang tham gia bảo vệ đê, lúa.

- Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành viên Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh phân công cán bộ phụ trách địa bàn, tập trung chỉ đạo công tác bảo vệ sản xuất vụ Thu Đông, tháo gở những khó khăn vướng mắc của địa phương trong công tác phòng chống lũ và động viên tinh thần lao động khẩn trương của chiến sĩ, lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, các đoàn thể.

- Ban chỉ huy PCLB & TKCN các cấp đã tổ chức công tác trực lũ 24/24, tham mưu xử lý nhanh các tình huống và chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện kịp thời theo phương châm 4 tại chỗ nên đã hạn chế được thiệt hại.

- Kịp thời đưa thông tin nhanh về diễn biến lũ, tình hình khí tượng thuỷ văn, thông báo kêu gọi nông dân cùng chính quyền địa phương cảnh giác tuần tra bảo vệ đê, đập lên Đài Phát thanh - Truyền hình.

- Đươc sự đồng tình, ủng hộ của nông dân cùng với chính quyền tham gia bảo vệ, cứu đê bao.

b. Khó khăn: + Khách quan:

- Do nước lũ dâng cao đột ngột và nhanh, kết hợp lũ thượng nguồn đổ về, triều cường, cộng thêm các cơn bão dồn tới làm ngập, tràn và vỡ một số tuyến đê gây thiệt hại lớn đến diện tích sản xuất lúa Thu Đông, tài sản và đời sống người dân.

+ Chủ quan:

- Do 8 năm liền lũ ở ĐBSCL ở mức trung bình và năm 2010 lũ thấp nên nhân dân và chính quyền địa phương chủ quan trong việc nâng cấp gia cố đê. Đồng thời, có nhiều hộ dân tự sản xuất ngoài vùng đê bao, khi lũ về đột ngột, nhanh không có thời gian để ứng phó.

- Đa số các đoạn đê bị vỡ thường do bọng cá nhân dưới đê, gốc cây còng, đê có sử dụng cát ở giữa là nguyên nhân chính vỡ đê.

71

- Một vài địa phương triển khai thi công công trình thuỷ lợi để bảo vệ sản xuất Thu Đông còn chậm, có tuyến đê chưa kịp tạo mái, đầm chặt, dễ xảy ra vỡ đê.

- Có nhiều tuyến đê mới chưa có người dân đến ở (xã Bình Mỹ- Châu Phú) khi vỡ đê phát hiện chậm và không có vật tư tại chỗ để triển khai hàn đê.

- Vấn đề bơm tiêu chống úng: các địa phương, tổ hợp tác đường nước chỉ tính lượng nước bơm tiêu do mưa, đến khi đê bị vỡ, không đủ máy để bơm tiêu nhanh khối lượng nước lớn (Thị xã Châu Đốc…).

- Theo dự báo nước lũ năm 2011 xấp xỉ báo động III tại Tân Châu là 4m50, báo động III tại Châu Đốc là 4m, tuy nhiên đến ngày 19/9/2011 bộ Trưởng bộ NN & PTNT xuống khảo sát tình hình lũ ở Tân Châu, cho biết thêm thông tin lũ năm nay sẽ cao khoảng 4.9m tại Tân Châu, lúc này các địa phưong gặp lúng túng trong giai pháp bảo vệ đê.

- Tỉnh đã có nhiều biện pháp tích cực để bảo vệ tính mạng của người dân đặc biệt là trẻ em như: tổ chức điểm giữ trẻ, trang bị áo phao cho trẻ, tổ chức đưa rước học sinh đến trường và kết hợp với tuyên truyền vận động nhân dân tự bảo vệ con em mình, nhưng do mức ngập cao, kéo dài, cộng với ý thức người dân chưa cao, sự bất cẩn của gia đình nên có nhiều trẻ em chết đuối .

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 84)