Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống đê bao:

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 25)

Ngày 16/4/2010 quyết định số 740 UBND về việc phê duyệt đề án xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất vụ 3 Tỉnh An Giang đến năm 2015, với mục tiệu kiểm soát lũ các tiểu vùng bao từ nay đến năm 2015 để sản xuất đảm bảo an toàn vụ 3 với tần suất lũ năm 2000, thông qua biện pháp xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng, vận hành hệ thống thủy lợi một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao, phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Quy mô nhằm tăng diện tích sản xuất vụ 3 từ năm 2009 với diện tích 91.268 ha đến năm 2015 diện tích 1500.000 ha trên tổng số diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh là 231.660 ha.

Ngày 30/12/2013 quyết định số 2719 của UBND về việc phê quyệt dự án “ Đánh giá hiện trạng và để xuất giải pháp bảo vệ môi trường, sông, kênh, rạch, chảy qua thành phố Long Xuyên trong quá trình và phát triển” nhằm khai thác tối đa và hiệu quả. Ngày 15/10/1997 quyết định số 7358 của UBND về việc ban hành quy định về việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên đại bàn Tỉnh An Giang, là tăng diện tích sản xuất và tạo khả năng tiêu thoát nước trong mùa lũ.

Ngày 19/12/2011 quyết định số 2268 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Long Xuyên đến năm 2020”

12

Theo Nguyễn Ngọc Anh (2011): Ngày 09/02/1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 99/QĐ - TTg về “Định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 đối với việc phát triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng ĐBSCL”. Theo quyết định này, ngay từ 1996, nhiều công trình thủy lợi kết hợp với giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn và bố trí dân cư đã được triển khai, nâng cao hiệu quả của các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở cho vùng ĐBSCL.

Ngày 21/6/1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 144/QĐ-TTg về phê duyệt “Quy hoạch về kiểm soát và sử dụng nước lũ vùng ĐBSCL giai đoạn từ nay đến 2010”. Với Quyết định này, sự đầu tư cho vùng lũ được đẩy mạnh, mà tập trung trước hết là vùng TGLX. Chỉ trong 4 năm, 1996 - 1999, nhiều công trình trong hệ thống kiểm soát lũ vùng TGLX ra đời và đến nay, hệ thống kiểm soát lũ này đã khá hoàn chỉnh, bao gồm các tuyến thoát lũ ra biển Tây, các đập tràn kiểm soát lũ đầu vụ tuyến Vĩnh Tế, các cửa thoát lũ qua QL80 và ra biển…

Nguồn:Chi cục thủy lợi An Giang, 2011

Hình 1.3: Tu sửa hệ thống đê bao

Tiếp đến, ngày 19/4/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 84/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch thuỷ lợi ĐBSCL giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020”, kèm theo Quyết định phê duyệt là danh mục đầu tư các công trình thủy lợi từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho các giai đoạn đến năm 2010 và 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 ưu tiên tập trung đầu tư cho 79 công trình, chủ yếu giải quyết những vấn đề cấp bách nhất về thủy lợi tại các địa phương ở ĐBSCL về các mặt như kiểm soát lũ, cấp nước tưới, tiêu, ngăn mặn, phòng chống sạt lở, nuôi trồng thuỷ sản…

13

Nguồn: Bô mộn tài nguyện đất đai, 2012

Hình 1.4: Bản đồ hiện trạng đê bao tỉnh An Giang. 1.2.4 Thực Trạng hệ thống công trình thủy

Theo Viện Khoa Học Thủy Văn và Môi Trường (2010), thực trạng hệ thống công trình thủy lợi ĐBSCL như sau:

a. Vùng tả sông tiền

Hệ thống kênh trục, cấp I: hệ thống kênh trục và kênh cấp I được phân bố khá đều trên toàn vùng. Tuy nhiên, do các sông, rạch này có từ lâu đời, đại đa số chưa được nạo vét nên bị cạn do bồi lấp, vì vậy chưa chủ động đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu và thoát lũ.

Hệ thống kênh cấp II: hệ thống kênh cấp II khá phong phú (khoảng 994 tuyến, dài 3.761 km), bình quân 6,9 m/ha. Nhìn chung, hệ thống kênh cấp II, phân bố theo các vùng không đều, lại thường bị bồi lắng, thiếu năng lực phục vụ, trong thời gian tới cần phải tiếp tục cải tạo và phát triển thêm hệ thống kênh cấp II.

14

Hệ thống Cống: có 22 cống có kích thước B từ 5 đến 21 m, đến nay chỉ còn lại khoảng 50% là còn hoạt động tốt, số còn lại cần phải được sửa chữa. Sự phân bố các cống này cũng chủ yếu tập trung ở khu vực hạ lưu ĐTM như dự án Bảo Định, Nam Nguyễn Văn Tiếp, với nhiệm vụ chính là ngăn mặn, giữ ngọt, tưới tiêu. Còn lại các vùng khác hầu như không có, nếu có cũng chỉ là các cống bọng. Hai mươi sáu lượng cống xây dựng được so với yêu cầu còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ nên không chủ động trong tưới, tiêu, ngăn lũ.

Trạm bơm: chủ yếu được xây dựng ở khu vực Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp. Từ những năm đầu sau giải phóng đã xây dựng được 50 trạm bơm quy mô khá lớn, với năng lực thiết kế tưới 35.420 ha, nhưng thực tế chỉ phát huy tưới được 7.356 ha, đạt tỷ lệ khoảng 20% năng lực thiết kế. Đến nay, hầu như toàn bộ các trạm bơm lớn đều không hoạt động hiệu quả. Toàn vùng hiện có khoảng 10.000 máy bơm xăng dầu các loại tưới được khoảng 70-80% diện tích canh tác.

Hệ thống đê, bờ bao: toàn vùng hiện đã có đê, bờ bao, khép kín cho toàn bộ diện tích canh tác với mật độ khoảng 29,6 m/ha. Tuy nhiên, phần lớn được xây dựng với quy mô vùng nhỏ, kích thước cũng nhỏ, cấu tạo bằng đất, hàng năm do ảnh hưởng của lũ nên hiện nay sau mỗi mùa lũ đều bị sạt lở, xuống cấp cần phải bồi đắp tu sửa thường xuyên. Riêng vùng dự án Bảo Định hệ thống đê ngăn mặn đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh, chỉ còn vùng giáp ranh giữa kênh Chợ Gạo và sông Vàm Cỏ Tây cần xây dựng mới. Đặc biệt, vùng dự án giữa hai sông Vàm Cỏ, dự án 79 và Bắc Đông, hệ thống bờ bao chống lũ đầu vụ còn rất yếu kém, gần như cần phải xây dựng mới.

b. Vùng tứ giác Long Xuyên

Hiện trạng hệ thống đê bao, bờ bao: do quá trình phát triển và “chung sống với lũ” ở vùng TGLX đã hình thành 2 loại đê bao: đê bao chống lũ cả năm (đê bao) và bờ bao

chống lũ tháng tám (bờ bao).

Hệ thống cống và trạm bơm tưới đầu mối: nhìn chung tình hình đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm điện ở An Giang tăng lên hàng năm, tuy nhiên hầu hết là các trạm bơm nhỏ có công suất từ 50-100 ha, các trạm bơm lớn có công suất lớn có hiệu quả cao hơn nhưng rất khó thực hiện do thiếu vốn đầu tư và hệ thống điện hiện còn chưa đầy đủ.

1.2.5 Đánh giá ảnh hưởng và vai trò của đê bao trong đến lũ lụt.

Theo Nguyễn Hữu Thiện (2011), khi đê bao triệt để, một thời gian sau đất sẽ bị kiệt dinh dưỡng và chi phí sản xuất sẽ tăng lên; giảm diện tích nhận nước vào đồng, làm cho nước chảy xiết hơn trong kênh mương, dẫn đến sạt lở, và tăng ngập ở những nơi khác, kể cả những thành phố, làng mạc ở phía hạ lưu; chi phí chống sạt lở và các biện

15

pháp bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng con người; tăng chi phí nạo vét cửa sông Mekong phục vụ giao thông thủy vì phù sa thay vì bồi lắng trên đồng thì bị trôi xuống vùng cửa sông; mất nguồn cá và tài nguyên thiên nhiên, sinh kế mùa lũ; nước thoát ra

biển nhanh hơn trong mùa lũ gây xâm nhập mặn sâu hơn trong mùa khô.

Bảng 1.3: Tổng hợp so sánh việc có và không có đê tháng 8 và đê triệt để đến hoạt động sản xuất ở tỉnh An Giang

Các hoạt Động Không có đê bao Đê tháng 8 Đê triệt để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lúa 2 vụ không bảo

đảm 2 vụ, bảo đảm 3 vụ, quanh năm

Màu 2-3 vụ trong mùa

khô 2-3 vụ trong mùa khô Quanh năm, 4-5 vụ Chăn nuôi Quanh năm bị ảnh

hưởng nhiều

Quanh năm, ít bị ảnh

hưởng lũ Không bị ảnh hưởng lũ Nuôi thủy sản Khó do dễ bị thất

thoát

Dễ nuôi, môi trường nước tốt, thức ăn nhiều

Khó nuôi, do nước ô nhiễm, thức ăn hạn chế

Đánh bắt Tháng 7-11 Tháng 8-10 Không bắt được

Rãnh rỗi Tháng 7-10 Tháng 8-10 Không rãnh

Đến trường Ảnh hưởng lũ Ảnh hưởng lũ Không ảnh hưởng

Ngập Lũ Tháng 7-11 Tháng 8-11 Không ngập

Làm thuê 2 vụ 2 vụ 3 vụ

Nghề thủ công Tháng 11-6 Tháng 11-6 Quanh năm

Buôn bán Tháng 11-6 Tháng 11-6 Quanh năm

(Nguồn: Trần Như Hối, 2005 từ kết quả điều tra PRA, 2002)

Qua bảng 2.3, đê bao triệt để sẽ gia tăng vụ trồng màu, lúa và chăn nuôi, hay nói khác đi những hoạt động này có thể tiến hành quanh năm, đây là cơ hội cho những người làm thuê tăng thu nhập, là cơ hội cho ngành nghề, buôn bán có thể hoạt động quanh năm, trẻ em đến trường đúng lúc, an toàn do không còn bị ngập lũ. Tuy nhiên gặp hạn chế trong việc nuôi cá do ô nhiễm nguồn nước, không nguồn cá tự nhiên; Đê bao tháng 8 và không đê bao vẫn còn bị ảnh hưởng của lũ, nên phần lớn những hoạt động sản xuất bị giới hạn trong mùa lũ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của lũ thì trong điều kiện không đê bao sẽ nặng hơn so với đê bao tháng 8, đặc biệt trong việc nuôi trồng thủy sản trong mùa nước. Đê bao tháng 8 sẽ phát huy tốt hơn không đê bao trong những năm lũ nhỏ và những nơi kết hợp với trục giao thông được đắp cao.

16

Qua kết quả phân tích chỉ tiêu môi trường nước ở một số khu vực cho thấy, chất lượng nước trong khu vực đê bao có khuynh hướng cao hơn so với khu vực ngoài đê và cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn chất lượng nước Việt Nam, đặc biệt là chỉ tiêu BOD5 (nhu cầu oxy trong nước) và COD (nhu cầu oxy hóa học) và chất rắn lơ lững (SS) (Bảng 1.4). Hay nói khác đi đê bao đã làm ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lững trong nước.

Bảng 1.4: Kết quả phân tích chất lượng nước ở khu trong và ngoài đê tại Tiền Giang và An Giang Tỉnh Vị Trí pH BOD5 (mgO2/l) COD (mgO2/l) NO3- (mg/l) P-PO4 (mg/l) SS (mg/l) Tiền Giang Ngoài 1 4 7 0 0 1 Trong 1 4 6 0 0 2 1 5 8 0 0 4 An Giang (1999) Ngoài 1 1 1 0 0 1 Trong 1 2 2 0 0 2 1 2 2 0 0 13 An Giang (2002) Ngoài - 0 - 0 0 - Trong - 1 - 0 0 - - 1 - 10 0 - - 1,5 - 0 0 - - 3 - 0 0 - - 3 - 29 14 - Tiêu chuẩn VN, TCVN 6772,2000 6- 8,5 <4 <10 10 6 20

Ghi chú: giá trị pH=1 đạt; các giá trị khác bằng 1 bắt đầu vượt ngưỡng; lớn hơn 1 số lần vượt ngưỡng.(Nguồn: Trần Như Hối, 2005 từ SKHCNMT An Giang 2001, 2002 và SKHCNMT Tiền Giang 1999, 2002)

Tác động đê bao đến môi trường: hằng năm, ở vùng thượng nguồn của ĐBSCL có mùa nước nổi và vùng gần biển có triều cường, vào mùa này nước tràn lên đồng ruộng rửa độc chất ra khỏi vùng sản xuất. Đây là một yếu tố tự nhiên rất có lợi cho vùng đất thấp như ĐBSCL để làm sạch môi trường. Đê bao để trồng lúa 3 vụ đã ngăn chặn không cho các độc chất nầy thoát ra khỏi ruộng. Theo nghiên cứu Phạm Công Hữu (2011), đê bao tác động tiêu cực ở Thành Phố Cần Thơ, độ màu mỡ đất đai (lượng phù sa) ngày càng bị cạn kiệt trong vùng sản xuất được bảo vệ bằng đê bao do thiếu sự trao đổi nước suốt thời gian ngập lụt. Một vấn đề đáng được quan tâm là nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm trong vùng đê bao do đê bao đã làm giảm dòng chảy lũ và sự trao đổi nước trong suốt mùa lũ. Vì thế các chất tồn đọng và cặn bã (thuốc trừ sâu,

17

mầm bệnh, virus...) thường tích tụ sau 2 vụ lúa (Đông Xuân và Hè thu) qua nhiều năm canh tác. Đặc biệt những vùng sản xuất lúa vụ 3 (Thu Đông) làm cạn kiệt hoàn toàn nguồn cá tự nhiên và làm suy giảm nhanh độ màu mỡ của đất.

1.2.6 Quan điểm các nhà khoa học về hệ thống đê bao.

Theo Trần Như Hối (2005), quan điểm về đê bao triệt để và đê bao tháng 8. Qua phỏng vấn 13 nhà khoa học làm việc và sinh sống ngay trong vùng ngập lũ với nhiều chuyên ngành khác nhau (Sinh thái học, Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Môi trường) ở Trường Đại học Cần Thơ và viện lúa ĐBSCL vào tháng 5 năm 2003, ta được bảng kết quả sau đây sẽ phản ánh được quan điểm của nhà khoa học tại chỗ, các vấn đề trình bày trong bảng được tổng hợp và xếp hạng theo mức độ quan trọng giảm dần dựa theo số lượng ý kiến quan tâm của nhà khoa học.

a. Quan điểm về đê bao triệt để:

- Tất cả các nhà khoa học khi được tham vấn đều cho rằng đê bao triệt để có hại, và hoàn toàn không ủng hộ việc bao đê triệt để (13/13). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong các mặt lợi của đê bao triệt để nếu trên thì tăng vụ và tranh thủ mùa vụ nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp dựa vào khai thác điều kiện tự nhiên là chủ yếu. Với các nhà khoa học măt lợi của loại đê bao này không đặt nặng lắm, mà chủ yếu tập trung phân tích mặt hại.

Để bảo vệ cho quan điểm không ủng hộ đê bao triệt để của mình, các nhà khoa học đã nêu ra hàng loạt lý do, trong đó hầu hết nhà khoa học nhắc nhiều đến nguồn nước: nước sẽ bị ô nhiễm trong khu vực có bao đê triệt để do không trao đổi được với bên ngoài. Và nếu như không tràn vào được vùng có đê, thì nước lũ sẽ tràn theo hướng khác, làm cho nước ở vùng khác tăng thêm. Như vậy, nếu trong khu vực ĐBSCL có nhiều đê bao triệt để thì lũ xảy ra phức tạp và đỉnh lũ cao ở những vùng không có đê bao là điều tất nhiên. Đây là vấn đề được nhiều nhà khoa học rất quan tâm.

- Theo sau vấn đề ô nhiễm nguồn nước là thoái hóa đất (không nhận được phù sa, mà còn bị khai thác quá mức do nhu cầu tăng vụ) và dịch hại gia tăng, lưu tồn độc chất trên đồng ruộng không được giải phóng, đặc biệt là ở những nơi có phèn.

- Khi vùng lũ đã bị bao đê triệt để thì hệ sinh thái sẽ bị biến đổi theo hướng xấu đi. Ngay cả mong muốn lúc ban đầu (được nhiều nông sản) của con người đặt ra khi hình thành đê bao cũng bị phá sản do năng suất cây trồng luôn giảm trong khi chi phí đầu tư ngày càng nặng. Trong tương lai, vấn đề sẽ còn khó khăn hơn, khi mà nhiều người sống dựa vào thiên nhiên đang mất đi nguồn sống của mình do đa dạng sinh học giảm dần.

18

Bảng 1.5: Tổng hợp quan điểm của các nhà khoa học về vấn đề đê bao triệt để.

STT Ảnh hưởng Ý kiến Xếp hang

1 Tranh thù mùa vụ, tăng vụ I

2 Mặt lợi Bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân II

3 Phát triển kinh tế xã hội III

4 Ô nhiễm nguồn nước I

5 Nước lũ sẽ dâng cao ở khác II

6 Ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản III

7 Thoái hóa đất IV

8 Mặt hại Xuất hiện dịch hại V

9 Không có phù sa vào ruộng VI

10 Năng suất cầy trồng giảm VII

11 Mất đi tập quán sống chung với lũ VIII

12 Giảm đi đa dạng sinh học IX

(Trần Như Hối ,2005. Nguồn : tổng hợp từ phỏng vấn, 2002).

b. Quan điểm về đê bao chống lũ tháng 8 (đê bao lửng)

- Ngược lại với bao đê triệt để, bao đê chống lũ tháng 8 được nhiều nhà khoa học ủng hộ (9/13 nhà khoa học), số còn lại không thích hình thức bao đê nào, không đi ngược

lại quy luật của tự nhiên.

- Mặc dù chấp nhận chọn giải pháp bao đê lửng, nhưng nhiều nhà khoa học còn cân

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 25)