Tình hình sạt lở bờ sông

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 73)

Theo kịch bản BĐKH, lượng mưa tăng dần qua các năm nhưng thời gian mưa giảm, tức cường độ mưa sẽ tăng lên dễ gây ra lũ quét tốc độ dòng chảy lớn. Vừa khó khăn khi thoát nước ra biển, lượng nước đầu nguồn lại cao và lâu rút nước hơn sẽ xảy ra tình trạng xâm thực chiều dài và chiều rộng của sông sẽ dễ bị ăn mòn xói lở hơn. Nghĩa là một phần lớn phần đất ven bờ sông Tiền, sông Hậu của tỉnh – nơi tập trung nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản, nơi cư trú của nhiều hộ gia đình, nơi có đường giao thông huyết mạch tỉnh lộ 91 sẽ bị phá hủy.

Trên sông Tiền có 9 đoạn (kể cả các đoạn của sông Cái Vừng - một nhánh khép kín của sông Tiền) thuộc địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị, thành phố

60

như địa phận thị xã Tân Châu: xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Long Châu, thị xã Tân Châu (kè mới và kè cũ), xã Long Sơn; địa phận huyện Phú Tân: xã Long Hòa, thị trấn Chợ Vàm, xã Phú An, Phú Thọ, T.T. Phú Mỹ; địa phận huyện Chợ Mới: xã Kiến An, Long Điền A, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân.

Trong đó có một số đoạn cần đặc biệt chú ý, sạt lở mạnh, liên tục và hiện đang có nhiều nhà dân sinh sống, cụ thể: Đoạn Vĩnh Xương - Long Châu, TX Tân Châu theo kết quả cảnh báo các năm trước đây, đoạn sạt lở kéo dài từ biên giới Việt Nam - Campuchia qua địa bàn các xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An đến một phần thuộc địa phận phường Long Châu với tổng chiều dài 13.300 m.

Trên sông Hậu có 24 đoạn thuộc địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố như sau: Địa phận huyện An Phú xã Khánh An, Quốc Thái, Phú Hữu, Phước Hưng, Vĩnh Lộc, Vĩnh Trường; Địa phận thành phố Châu Đốc: Khu vực ngã ba Châu Đốc;Địa phận thị xã Tân Châu: xã Châu Phong; Địa phận huyện Phú Tân: xã Phú Hiệp, Hòa Lạc, Phú Bình; Địa phận huyện Châu Phú: xã Vĩnh Thạnh Trung, Thị trấn Cái Dầu, xã Bình Mỹ (khu vực kênh Sáng Cây - Dương Năng Gù), cù lao Bình Thủy, xép Năng Gù; Địa phận huyện Châu Thành: xã Bình Thạnh; Địa phận thành phố Long Xuyên: khu vực đò càn Xây-Tỉnh ủy, xã Mỹ Hòa Hưng, cù lao Phó Ba, An Thạnh Trung, khu vực phà Vàm Cống - rạch Cái Sao; Địa phận Chợ Mới: xã Hòa Bình, Nhơn Mỹ, Mỹ Hội Đông, Hòa An, Mỹ Thạnh.

Nguồn: Chi cục thủy lợi An Giang, 2011

Hình 3.19: Sạt lở bờ sông hậu

Theo kết quả đo đạc, khảo sát sạt lở đất bờ sông năm 2008 và 2009 trên địa bàn tỉnh An Giang có 42 đoạn sông có nguy cơ sạt lở, trong đó 06 đoạn trên sông Tiền, 07 đoạn

61

sông Hậu, 02 đoạn sông Vàm Nao, 01 đoạn sông Cái Vừng, 02 đoạn kênh Tân An - Châu Đốc có nguy cơ sạt lở cao (cung trượt dao động từ 0,44- 0,96 tức mức báo động nguy hiểm đến gần nguy hiểm) và ảnh hưởng đến đời sông người dân. Các huyện Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, An Phú có rất nhiều khu vực đang tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao vì đây là những địa phương có dòng sông lớn, sâu, nước chảy xiết vào mùa lũ và phần lớn người dân thường xây cất nhà sinh sống, các công trình kinh doanh, mua bán và nhiều hoạt động nhộn nhịp trên bến dưới thuyền theo đặc thù riêng của vùng sông nước.

Năm 2012 đã xảy ra nhiều vụ sạt lở đất bờ sông tại xã Long Kiến- huyện Chợ Mới, xã Châu Phong, Vĩnh Hòa - TX Tân Châu, Mỹ Hòa Hưng - TP Long Xuyên, xã Bình Thủy - huyện Châu Phú…, nghiêm trọng nhất là 03 vụ sạt lở lớn xảy ra tại phường Bình Khánh, phường Bình Đức - TP Long Xuyên, xã Phú An - huyện Phú Tân, làm sập hoàn toàn 14 căn nhà, lực lượng cứu hộ cứu nạn phải di dời khẩn cấp 163 hộ dân đến nơi an toàn. Thiệt hại về tài sản của dân và cơ sở hạ tầng 18,35 tỷ đồng.

Năm 2014 đã 2 vụ sạt lở bờ sông tại ấp Vĩnh Lợi 2, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu với chiều 1.00 m ; sạt lở lớn tại xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân với chiều dài hơn 3 km làm cho nhà cửa, các tài sản người đang bị đe dọa nặng nê.

Sạt lở do 4 yếu tố: Dòng chủ lưu áp sát bờ gây hố xoáy, vực sâu; cấu trúc nền địa chất yếu; giảm đột ngột chiều rộng mặt cắt ướt hay tăng đột ngột hố xoáy (xuất phát từ việc khai thác cát sông trái phép); tải trọng công trình trên bề mặt, công trình giao thông, nhà ở. Trong đó, yếu tố thủy lực dòng chảy, hình thái dòng sông, cấu trúc địa chất bờ sông, vận động kiến tạo là những yếu tố thuộc về tự nhiên, cần có khảo sát thường xuyên để chỉnh trị dòng chảy, còn hoạt động KT-XH (giao thông thủy, khai thác cát, xây nhà lấn chiếm bờ sông…) chính là nguyên nhân do con người gây ra. Dự báo tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng khi nước biển dâng cao kết hợp với nước lũ thượng nguôn vên mạnh

Theo các nghiên cứu về địa chất cho thấy, một số vùng ven sông Tiền là vùng đất rất dễ bị xâm thực, bào mòn nhanh. Những tác động của sông nước, biên độ chênh lệch của đỉnh triều và nhiều dòng sông giao nhau làm cho dòng chảy không bình thường, tạo ra dòng chảy xoáy hay hiện tượng cồn bãi do cát bồi lắng không nạo vét thường xuyên làm giảm mặt cắt ướt đột ngột dẫn đến sạt lở đất ven sông. Điển hình cho các nguyên nhân trên là hiện tượng sạt lở diễn ra tại thị xã Tân Châu, huyện Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú thời gian qua. Ngoài yếu tố tự nhiên, yếu tố con người cũng góp phần làm cho tốc độ sạt lở gia tăng, như: giao thông thủy, khai thác cát trái phép gần bờ.

62

Hình 3.20: Bản đồ hiện trạng sạt lở bờ sông tại An Giang

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 73)