Công tác chuẩn bị trước lũ trong năm qua

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 81)

a. Công tác dự báo

Trung tâm khí tượng thuỷ văn: kiểm tra thiết bị máy móc, độ cao… đảm bảo quan trắc liên tục chính xác trong suốt mùa mưa lũ. Kiểm tra đánh giá các phương tiện dự báo, mô hình dự báo đồng thời xây dựng chế độ cung cấp thông tin hàng ngày và bản tin dự báo cho các cơ quan, ban ngành liên quan trong và ngoài tỉnh .

TTKTTV đã thực hiện các dự báo về các hiện tượng thủy văn nguy hiểm như diễn biến lũ đầu mùa, diễn biến lũ chính vụ, sạt lở bờ sông, hạn kiệt, mặn, chua phèn và lũ núi. Dự báo hàng ngày phát trên đài truyền hình, dự báo tuần, tháng, nhận định mùa kiệt, mùa lũ...

Bưu chính - Viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc, vận chuyển bưu chính trong suốt mùa mưa lũ, lập danh sách các số máy điện thọai của BCHPCLB&TKCN , các đài, trạm khí tượng thủy văn để ưu tiên xử lý khi có sự cố

b. Công tác bảo vệ cơ sở hạ tầng

Ngành giao thông : tiến hành kiện toàn Ban Phòng chống lụt bão, xây dựng kế hoạch tu bổ, gia cố và kiểm tra mạng lưới giao thông đường tỉnh, huyện, rà soát lại các vị trí cầu, thường xuyên bị nước lũ tràn ngập, có nguy cơ bị sạt lở, cầu tàu, bến bãi, phà, trụ neo, kho hàng hoá, bổ xung các biển báo hướng dẫn đường bộ, đường thủy, thực hiện nghiêm túc giảm tải 10% theo quy định. Chuẩn bị sẵn sàng 100 m cầu sắt dự phòng sẽ sử dụng khi có sự cố sập cầu do lũ lớn, đảm bảo giao thông không bị ách tác giao thông trong mọi tình huống

Ngành xây dựng: Kiểm tra các công trình thi công, phối hợp với nhà thầu chuẩn bị các biện pháp phù hợp để bảo vệ các vật tư, thiết bị sử dụng trên công trường, đảm bảo ổn định, an toàn tuyệt đối trong trường hợp xuất hiện dông lốc, hướng dẫn cho nhân dân, cách chằng chống nhà cửa để phòng bão, dông lốc đăng trên Website sở xây dựng. Ngành giáo dục: Cần tập trung khắc phục những phòng học bị hư hỏng do giông lốc của năm trước, đồng thời tiếp tục triển khai các dự án, chương trình xây dựng cán bộ do trung ương, tỉnh và địa phương đầu tư nhằm phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng kiên cố hóa… Làm tốt công tác bảo vệ tính mạng giáo viên và học sinh, cơ sở vật chất trong nhà trường, tổ chức tốt việc giảng dạy trong lũ để đảm bảo thực hiện đúng chương trình và lịch thi tốt nghiệp đã quy định, có kế hoạch đối phó khẩn cấp và các

68

biện pháp phối hợp đồng bộ với các ban ngành liên quan tổ chức các điểm giữ trẻ mùa lũ, tập huấn cho các cô nuôi dạy trẻ, vận động gia đình nơi bị ngập sâu đưa con em đến điểm giữ trẻ, phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ, Thể dục Thể thao tổ chức tập bơi cho trẻ em. Chuẩn bị phương tiện, nhiên liệu, lực lượng… để tổ chức tốt công tác đưa rước học sinh.

NgànhY tế: Khắc phục những trạm Y Tế bị hư hỏng trong mùa lũ, chuẩn bị cơ số thuốc, y cụ trang thiết bị, tổ chức các tổ và đội y tế lưu động, tăng cường công tác giáo dục cộng đồng, phòng chống dịch bệnh, khi có dịch xảy ra phải nhanh chống bao vây dập tắt và tổ chức chăm sóc sức khỏe nhân dân ngay tại nơi cư trú với phương châm “Nơi nào có dân là có cán bộ y tế chăm sóc phục vụ sức khỏe”.

Ngành điện lực: Rà soát lại toàn bộ các hệ thống đường dây trung và hạ thế cần chú ý các nơi xung yếu, gia cố các trụ bị nghiêng, các dây chằng, tiếp địa, kiểm tra các trạm biến áp, các trạm Diesel cơ sở, sơn xà trung thế, xiết chặt các mối cầu dao… Kiểm tra các nền móng hệ thống đường ống của hệ thống cấp nước… đảm bảo an toàn và có điện liên tục. Kiểm tra sắp xếp kê kích thiết bị vật tư ở các kho bãi, khai thông cống rãnh thoát nước, thường xuyên phát quang cây xanh nằm trong hành lang an tòan lưới điện, cần chú ý các nhánh rẽ vào khu đông dân và nhánh vượt sông, kênh…

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình điện trong vùng lũ hiện đang thi công, hoàn thành sớm đưa vào vận hành trước khi lũ về. Tuyên tuyền kiểm tra an toàn sử dụng diện trong nhân dân.

c. Công tác bảo vệ sản xuất nông nghiệp

- Để đảm bảo thu hoạch trọn vẹn lúa Hè thu và vụ 3, ngành Nông nghiệp đã tiến hành các biện pháp; Tu sửa và làm mới các công trình chống lũ như : đê bao, cống, đập, trạm bơm .... Tiếp tục xây dựng dự án “Quy hoạch phát triển hệ thống trạm bơm điện giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020”. Phối hợp với các sở ngành liên quan thực hiện Chương trình biến đổi khí hậu trong đó tiếp tục quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi vùng cao.

- Kiểm tra, xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những địa bàn sản xuất lúa Hè thu không ăn chắc .

- Chuẩn bị đầy đủ và sửa chữa các trạm bơm, máy bơm để chống úng tại những địa thế vùng trũng, vùng xuống giống trễ, đề phòng trường hợp lũ về sớm và mưa nhiều.

d. Công tác thông tin liên lạc, tổ chức ứng cứu, phương tiện dự phòng, bảo vệ trật tự an ninh xã hội

69

Các ngành Công an, Quân sự, Phát thanh - Truyền hình, Bưu điện, Chữ Thập đỏ, Lao động –Thương binh xã hội, Đoàn thanh niên CSHCM... xây dựng phương án bảo đảm các yêu cầu sau :

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân, tài sản Nhà nước .

- Bảo vệ an ninh trật tự xã hội trong mùa lũ.

- Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, thường xuyên thông tin diễn biến mực nước lũ tại các trạm đo trong tỉnh để nhân dân theo dõi và đề phòng.

- Cơ động ứng cứu kịp thời khi có tình huống cấp bách. - Tổ chức quân y khám bệnh cho nhân dân vùng lũ - Tổ chức vận động quyên góp khi có thiên tai xảy ra .

- Thành lập các đội thanh niên xung kích ở mỗi xã, phường có 01 đội, vào cao điểm mỗi ấp vùng sâu có 01 đội (10 - 15 người)

- Thành lập, củng cố các chốt, điểm TKCN - Tham gia cứu hộ, cứu trợ .

- Sẵn sàng tham gia tu bổ đê bao, sửa chữa cầu, đường hư hỏng ... bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân , tài sản nhà nước .

e. Các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ sau

- Xây dựng hệ thống bờ bao bảo vệ sản xuất vụ Hè thu và vụ 3, tổ chức bơm tiêu úng

các vùng trũng.

- Xây dựng phương án sơ tán dân. Chuẩn bị phương tiện, nhân lực, kinh phí và địa điểm di dời dân đến nơi an toàn khi có lũ lớn.

- Điều tra hộ nghèo để có kế hoạch cứu trợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, các ngành và địa phương có giải pháp đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình phục vụ công tác chống lũ, củng cố BCH.PCLB & TKCN và tổ chức tốt công tác trực ban trong mùa lũ.

f. Sự chủ động đối phó với lũ của nhân dân

Người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng từ bao đời nay đã có nhiều kinh nghiệm đối phó với lũ lụt nhất là 3 năm lũ lớn liên tục 2000,2001và 2002 vừa qua. Vì vậy trong mùa lũ nhân dân đã có ý thức chuẩn bị tốt cho công tác PCLB như: dự trữ các mặt hàng thiết yếu, tham gia công tác chống lũ bảo vệ cơ sở hạ

70

tầng, bảo vệ sản xuất, hưởng ứng phương châm “04 tại chỗ” để đối phó và khắc phục hậu quả lũ lụt.

Một phần của tài liệu theo dõi biến động hệ thống đê bao ngăn lũ và các ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và xã hội tại tỉnh an giang (Trang 81)