Những yêu cầu có tính nguyên tắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 58)

2.2.1.1. Bám sát thi pháp của thơ Hán Nôm Đường luật trung đại

T h i p h á p t h ơ Nô m Đ ư ờ n g l u ậ t n ó i r i ê n g v à t h ơ t r u n g đ ạ i n ó i c h u n g đ ề u mang được vẻ đẹp của tâm hồn người Việt, vì thế khi tìm hiểu khám phá các t á c p h ẩ m v ă n h ọ c g i ai đ o ạ n n à y c h ú n g t a p h ả i b á m s á t đ ặ c t rư n g t h i p h áp của thơ Hán, Nôm Đường luật thì mới hiểu sâu sắc được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Phân tích một văn bản thơ chữ Nôm Đường luật bao giờ cũng đòi hỏi người tiếp nhận phải phân định được bố cục và kết cấu, đề tài, thể loại, thi liệu, ngôn ngữ giọng điệu... của bài thơ. Trên những cơ sở đó hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của nó trong việc biểu hiện nội dung và thể hiện những sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả.

Trước hết việc xác định bố cục của một bài thơ Đường luật là tương đối dễ dàng vì nó đã có quy định chặt chẽ. Đó là cái khung cố định cho những bài thơ chung một thể loại. Bố cục là cách để gọi tên chức năng cho từng phần. Ví dụ hai câu đề có chức năng mở bài bằng cách nêu ra sự vật, hiện tượng để giới thiệu khái quát vấn đề mà nhà thơ đề cập tới. Hai câu thực có chức năng nêu ra các hiện tượng, sự vật sát với đề thơ để làm rõ hơn, cụ thể hơn vấn đề. Hai câu luận có chức năng luận bàn về những hiện tượng, sự vật đã được nói từ bốn câu kể trên. Đó là sự nhận thức trên cơ sở thực tiễn của hình tượng, sự vật mà khái

quát nâng lên thành một luận đề mang tính lí luận để làm sâu sắc thêm ý thơ. Hai câu kết có chức năng làm ngưng kết ý bài. Giáo viên cần căn cứ vào đó để có cách tìm hiểu linh hoạt. Ví dụ, khi dạy bài thơ "Tự tình" của Hồ Xuân Hương thì đây là một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơ Đường. Vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn học sinh khai thác theo bố cục của bài thất ngôn bát cú, gồm 4 phần đề - thực - luận - kết. Ở mỗi phần luôn có sự song hành bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khai thác tìm hiểu.

Tiếp cận văn bản theo hướng vận dụng thi pháp hướng chúng ta đặt mối quan tâm đến ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu... của tác phẩm. Ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm chính là thái độ đánh giá cuộc sống của tác giả thông qua cảm xúc thẩm mĩ gửi gắm qua câu chữ. Nhiều khi ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu trong tác phẩm văn chương lại có mối liên hệ khăng khít với nhau. Ta có thể nhận ra giọng điệu nhẹ nhàng, nhịp điệu khoan thai, ung dung như những bước chân đang thả bộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu thơ "một mai, một cuốc, một cần câu" trong bài thơ Nhàn. Ta có thể lắng nghe âm thanh "lao xao chợ cá" của làng ngư phủ đang vang vọng lại trong tâm hồn Nguyễn Trãi trong Cảnh

ngày hè để thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân khi cảm nhận về cuộc sống.

Bám sát đặc trưng thi pháp của thơ Hán, Nôm Đường luật là giúp giáo viên và học sinh nắm được những điều cơ bản nhất về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ ca trung đại.

2.2.1.2. Bám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trun g đạ i trun g đạ i

Mỗi tác phẩm văn chương lại được ra đời vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong đó phải kể đến yếu tố văn bản gốc của nhà văn - người sáng tác và hoàn cảnh lịch sử xã hội tác động đến việc ra đời của tác phẩm. Vì vậy trong quá trình dạy tác phẩm thơ trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nói chung chúng ta phải có sự hiểu biết kĩ lưỡng về tác giả đã sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào, phong cách nghệ thuật của nhà văn ra sao. Bởi lẽ đời tư của tác

giả cũng góp một phần quan trọng để tạo nên cá tính sáng tạo hoặc ngôn ngữ giọng điệu của nhà thơ.

Ví dụ khi tìm hiểu về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ta phải biết được hoàn cảnh sáng tác bài thơ này của tác giả là khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn cho nên mọi hình ảnh, cảnh vật đều mang đậm những nét của cảnh làng quê thôn dã với cây hòe, cây lựu, ao sen, âm thanh của tiếng chợ quê quen thuộc... Và chính điều này đã làm cho giọng điệu của bài thơ trở nên tươi vui, ấm áp mang tính ngợi ca vẻ đẹp cuộc sống của nhà thơ khi được sống hòa mình vào với thiên nhiên và cuộc sống của nhưng con người nơi làng quê mộc mạc, giản dị.

Bên cạnh đó chúng ta còn cần phải bám sát vào văn bản gốc của bài thơ vì đây đều là những bài thơ được sáng tác, được viết bằng chữ Nôm mà thế hệ ngày nay ít biết đến những loại văn tự này. Cũng ở bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ta có thể thấy được nhiều từ, ngữ cổ mà nay rất ít dùng vì thế người giáo viên phải bám sát vào văn bản gốc để giải thích, cắt nghĩa cho học sinh. Ví dụ như từ "rồi" nghĩa là rỗi rãi, rảnh rỗi, nhàn hạ, từ "tiễn" mà văn bản gốc là từ "tịn" nghĩa là sen dưới ao đã gần hết mùi hương để muốn nói tới mùa hè đã sắp hết, từ "dắng

dỏi" nghĩa là tiếng ve ngân lên nghe thánh thót, lúc trầm

lúc bổng như những bản đàn. Hoặc từ "dẽ có" mà văn bản gốc là "lẽ có" nghĩa là lẽ ra nên có cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy lên khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thái bình của nhân dân.

Nh ư v ậ y v i ệ c bá m s á t vă n bả n gố c v à t hờ i đ ạ i , gi a i đ oạ n s á ng t á c đ óng một vai trò khá quan trọng trong quá trình dạy học văn chương nhất là các t á c p h ẩ m t h ơ , ca t ru n g đ ạ i . V ì đ i ề u n à y s ẽ h ư ớ n g ch o h ọ c s i n h h i ểu đ ú n g , hiểu sâu về tác phẩm.

2.2.1.3. Đối chiếu các văn bản, phát hiện, khơi gợi, kích thích sự hình thành năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng

Tìm hiểu, khám phá, phân tích các tác phẩm văn học trung đại không chỉ đơn thuần là phân tích ngôn từ, lớp nghĩa mà muốn học sinh ngoài sự cảm thụ và say mê còn phải thực sự hiểu được những cái mới trong những tác phẩm để

củng cố thêm niềm say mê với văn học trung đại, trân trọng những sự sáng tạo của cha ông ta. Những cái mới ở đây là mới về nội dung, ngôn từ của tác phẩm so với những tác phẩm ra đời trước nó, cùng nó và sau nó, đó là những giá trị, những khía cạnh còn phù hợp với thời đại mới ngày nay.

Tác phẩm văn chương là sản phẩm lịch sử của thời đại, nhưng với tài năng của mình, nhà văn có những sáng tạo vượt qua tầm thời đại của mình, thậm chí có thể mang tới những dự báo cho tương lai. Muốn tìm ra cái mới cần phải dựa trên những giá trị được xem là ổn định của tác phẩm như: đề tài, chủ đề, thi lệu, cảm hứng, phương thức... Ví dụ bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi một đề tài khá mới mẻ, nổi bật trong thơ ca trung đại đương thời. Sự sáng tạo của bài thơ là ở việc phá vỡ những quy định chặt chẽ của thơ Đường luật. Thông thường với những bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bố cục : đề , thực, luận, kết (2 - 2 - 2 - 2) nhưng Nguyễn Trãi đã phá luật tạo nên một bố cục mới 1 - 5 - 2. Không những vậy ngôn ngữ thơ ông không cầu kì, kiểu cách mà toàn là ngôn ngữ thuần Việt bình dị, dân dã, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người dân nhưng được sử dụng khéo léo, tinh tế. Đặc biệt là việc chêm, xen một số câu lục ngôn vào bài thơ làm cho thơ Nguyễn Trãi mang được cái tươi mới, độc

đáo, đặc sắc của thơ Nôm Đường luật. Thi liệu không phải là thi liệu của văn học cổ, những điển cố, điển tích mà những cảnh vật sống động, mang đậm dấu ấn làng quê thôn dã mộc mạc. Vì vậy, người giáo viên vừa phải đảm bảo truyền đạt những giá trị lịch sử đã ổn định mà nhà thơ phản ánh trong tác phẩm vừa phải giúp học sinh nhận thức được những cái mới nhất, những giá trị xã hội thẩm mĩ hiện đại trong tác phẩm, tức là cái mới cũng phải nằm trong sự so sánh đối chiếu với những yếu tố tương tự trước và sau nó. Đối với tác phẩm muốn phân tích, đánh giá đúng đắn nội dung, nghệ thuật của tác phẩm phải vận dụng quan điểm và phương pháp lịch sử " Cần phải đặt mỗi tác phẩm cũ vào điều kiện lịch sử của nó, nhận rõ quan hệ giữa tác phẩm và thời đại, như thế chúng ta mới có thể hiểu được những giá trị cũ và tìm thấy trong đó những bài học cho chúng ta ngày nay" [9, tr.17] để làm được điều này giáo viên phải

có vốn sống ở nhiều lĩnh vực, phải sống phong phú cuộc sống hiện tại và nhạy cảm với cái mới.

Trong giảng dạy tác phẩm văn chương, so sánh là một biện pháp được dùng khá phổ biến vì nó luôn mang hiệu quả bất ngờ. So sánh sẽ giúp học sinh mở rộng, khắc sâu kiến thức văn học cho chính bản thân mình, đồng thời thấy được những nét riêng, nét chung, sự kế thừa, phát triển đặc biệt là những dấu ấn sáng tạo của từng tác giả trong tác phẩm. Thông qua so sánh sẽ giúp học sinh khắc sâu ấn tượng về những hình tượng nổi bật trong tác phẩm.

Khi dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT cũng vậy, giáo viên cũng cần sử dụng biện pháp so sánh để học sinh ấn tượng hơn với nội dung của bài thơ, đồng thời giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn về văn học trung đại thời bấy giờ cũng như đặc điểm sáng tác văn chương của từng tác giả. Khi dạy bài thơ

Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, giáo viên có thể so sánh với các bài thơ

có hình ảnh liên quan như:

"Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá Rừng tiếc chim về ngại phát cây"

( Mạn thuật bài 6) Hay ở hai câu cuối Cảnh ngày hè có thể so sánh:

" Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền"

( Tự thán bài 4)

Hoặc những bài thơ cùng chủ đề trong thơ Lê Thánh Tông như: Vịnh cảnh mùa

hè, Lại vịnh nắng mùa hè... Các bài thơ này đều miêu tả cảnh mùa hè, hoặc hình

ảnh về cỏ cây hoa lá, cuộc sống ở thôn quê..., cảnh ở đây thường rất tươi đẹp tràn đầy sức sống, làm cho giọng điệu bài thơ trở nên tươi vui, rạng rỡ, tình thì sâu lắng, thiết tha. Giáo viên cũng có thể so sánh với hình ảnh "đầu tường lửa lựu lập

lòe đâm bông" trong thơ Nguyễn Du để thấy được sự tài tình trong nghệ thuật

Khi dạy bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo viên mở rộng, so sánh với các bài thơ khác của ông cùng đề tài hoặc có hình ảnh tương tự như khi nói về "dại, khôn" nhà thơ đã từng viết:

Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn

Hoặc khi nói về sự đua chen danh lợi nơi chốn quan trường đầy khắc nghiệt ông lại viết:

"Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi"

Hay: "Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười

Có của thì hơn hết mọi lời"

Tóm lại việc so sánh, đối chiếu là một việc làm hết sức cần thiết khi giảng dạy văn chương và đặc biệt là với văn học trung đại. Qua việc so sánh đối chiếu làm cho học sinh hiểu rõ, hiểu sâu hôn về tác phẩm, về tác giả và về cả hoàn cảnh, thời đại mà tác giả sáng tác. Từ đó học sinh có cái nhìn toàn diện sâu sắc về bài thơ và cũng có kĩ năng tìm hiểu, khai thác, so sánh đối chiếu với các tác phẩm văn học khác.

2.2.1.4. Tạo không khí tranh luận, đối thoại giữa các tổ, nhóm, cá nhân

Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần tạo ra được không khí tranh luận, đối thoại sôi nổi giữa các tổ, nhóm hoặc giữa các cá nhân với nhau để vừa kích thích sự hứng thú trong học tập lại vừa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. Hoạt động nhóm là một ví dụ: Nhóm được hiểu ở mức đơn giản là tập hợp những cá thể lại với nhau theo những nguyên tắc nhất định, giải quyết những vấn đề trong những thời gian xác định phụ thuộc vào số người, nhiệm vụ và sự tương tác của các thành viên. Theo hướng đi này người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức chủ đạo, hướng đạo. Người học sinh không bị động tiếp thu sự truyền giảng của thầy như trước đây mà chủ động, tự giác, tích cực.

Về cách thức, giáo viên có thể chia học sinh thành từng nhóm nhỏ

( theo tổ hoặc theo bàn), cùng thảo luận, trao đổi vấn đề mà giáo viên đưa ra. Sau đó, mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và phát biểu nhận xét, bổ sung, thậm chí tranh luận, bác bỏ. Mỗi nhóm phải trình bày sao có tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình. Giáo viên tham gia định hướng, khái quát kịp thời và điều khiển để cuộc đối thoại không biến thành cuộc tranh cãi khiến giờ học trở nên căng thẳng. Những cuộc đối thoại như vậy có tác dụng rèn cho học sinh thói

quen hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, điều chỉnh vốn tri thức của bản thân trong quá trình thảo luận. Qua đối thoại, học sinh rèn

luyện được kĩ năng nói, phát biểu trước tập thể, tăng cường tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, kích thích sự chủ động sáng tạo của các em.

Phạm vi: nhóm, tổ, lớp sẽ tạo môi trường giao tiếp ở từng mức độ lớn dần, người học sinh theo từng mức độ đặt trong những tình huống chủ động thể hiện được mình trong chừng mực phản biện, bảo vệ, bác bỏ, tiếp nhận với tư cách chủ thể.

Về nội dung, đối thoại trong quá trình tiếp nhận văn học ở nhà trường

là đối thoại dựa trên sự cảm thụ tác phẩm một cách cá nhân, sáng tạo. Ở đây, học sinh đọc tác phẩm (bản thể thẩm mĩ) là để đối thoại với tác giả (chủ thể thẩm mĩ) về giá trị nghệ thuật của những kí hiệu ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật, tính cách nhân vật, tình huống, cảm xúc… và đối thoại với chính mình để xác lập mối quan hệ giữa ý đồ sáng tác của tác giả và những yếu tố nghệ thuật của tác phẩm với tri thức, kinh nghiệm của chính

bản thân mình. Trên cơ sở đó, học sinh lại tiếp tục đối thoại với giáo viên, với các học sinh khác để được tiếp xúc với những quan niệm, điểm nhìn, cách lí giải khác, để được nghe nhiều tiếng nói, giọng điệu khác, tức là được tham gia trực tiếp vào một cuộc đối thoại lớn, nhiều chiều.

2.2.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT

2.2.2.1. Hướng dẫn học sinh xác định những nét tiêu biểu của thi pháp văn học trung đại liên quan đến tác phẩm trung đại liên quan đến tác phẩm

Để học sinh hiểu thấu đáo, sâu sắc về các tác phẩm thơ Nôm Đường luật trong chương trình người dạy cần từng bước hướng dẫn các em tìm hiểu về đặc trưng của thi pháp thơ trung đại để học sinh nắm bắt được vấn đề và có sự chủ động, sáng tạo trong việc tiếp cận, khám phá tác phẩm. Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT chỉ có hai bài thơ tiêu biểu của hai nhà thơ cũng rất tiêu biểu của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w