2.1.2.1. Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT
*Mục đích khảo sát:
- Tìm hiểu thực tế dạy học ở một số trường THPT ở địa bàn tỉnh Nam Định nhằm phát hiện những khó khăn, thuận lợi, những ưu điểm và hạn chế của giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập thơ Nôm Đường luật ở trường THPT hiện nay.
- Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục.
*Thời gian và đối tượng khảo sát:
Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 84 học sinh lớp 10 trường THPT Giao Thủy C huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định và 84 lớp 10 trường THPT Quất Lâm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định để thu thập các thông tin về sở thích, kiến thức, kỹ năng cơ bản của học sinh khi học các văn bản thơ Nôm Đường luật.
Chúng tôi cũng khảo sát ý kiến, giáo án của 15 giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở 02 tổ Văn của 02 trường THPT trên địa bàn (có cả những giáo viên phụ trách những lớp có học sinh được chọn khảo sát ở trên) để nắm rõ về quá trình dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay.
Thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT là ở học kì I trong năm học 2014 - 2015.
* Tư liệu khảo sát:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Sách giáo viên Ngữ văn 10 - Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 10
- Giáo án của một số thầy cô dạy Ngữ văn lớp 10 * Nội dung khảo sát:
- Những khó khăn và thuận lợi của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật.
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi giảng dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật.
- Các phương pháp, biện pháp giảng dạy thơ Nôm Đường luật của giáo viên. - Tâm lí, thái độ của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật. - Năng lực cảm thụ, phân tích thơ Nôm Đường luật của học sinh.
Mẫu phiếu khảo sát và giáo án ở phần phụ lục. *Phương pháp khảo sát:
- Lấy phiếu điều tra các nội dung đề xuất trong luận văn rồi tổng hợp và đánh giá kết quả khảo sát.
- Nghiên cứu bài làm của học sinh.
- Nghiên cứu giáo án và trao đổi với giáo viên.
- Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
* Quá trình khảo sát:
- Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh lớp 10, phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh.
- Tiến hành phỏng vấn một số giáo viên trực tiếp dạy và một số học sinh ở lớp 10
- Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan
2.1.2.2. Kết quả khảo sát
Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi thi pháp trong phần tìm hiểu bài của các bài thơ Nôm Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn 10
chương trình cơ bản
Số TT Tên bài thơ Số câu hỏi câu hỏi về thi Tỉ lệ %
phần tìm pháp
hiểu bài
1 Cảnh ngày hè 5 1 20
2 Nhàn 5 2 40
Cộng 10 3 20
Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án
Số TT Tên trường Số giáo Kết quả
án khảo sát Có chú trọng đến thi pháp Tỉ lệ % Chưa chú trọng Tỉ lệ % 1 THPT Giao Thủy C 5 3 60 2 40 2 THPT Quất Lâm 4 2 50 2 50 Cộng 9 5 55,5 4 45,5
Bảng 2.3. Thống kê kết quả phiếu khảo sát phương pháp dạy học của giáo viên (15 giáo viên)
NỘI DUNG KHẢO SÁT
1. Quá trình giảng dạy các tác phẩm thơ Nôm, các thầy cô có quan tâm đến việc vận dụng thi pháp không?
a. Thường xuyên b. Đôi khi
c. Không quan tâm
2. Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho học sinh về thi pháp văn học trung đại chưa? a. có
b. Không c. Đôi khi
3. Để giúp cho học sinh hiểu được các tác phẩm thơ Nôm Đường luật các thầy cô thường dùng biện pháp nào?
a. Thuyết giảng b. Giảng bình c. Đọc diễn cảm
4. Để hướng dẫn cho học sinh đọc hiểu các văn bản các thấy cô thường chú trọng đến phương pháp nào?
a. Thuyết giảng b. Trao đổi, đối thoại c. Thảo luận nhóm SỐ GV KHẢO SÁT lựa chọn 5 82 4 65 9 4 2 9 33 TỈ LỆ % 33,3 53,3 13,3 26,7 40 33,3 60 26,7 13,3 60 20 20 44
5. Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho học sinh hiểu về đặc điểm thơ Nôm Đường luật chưa?
a. Thường xuyên 4 26,7
b. Đôi khi 6 40
c. Chưa bao giờ 5 33,3
2.1.2.3. Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay
Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT có 02 bài thơ Nôm Đường luật, đó là
"Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi và "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Quá trình thu thập, xử lý thông tin đã giúp chúng tôi có một số nhận xét như sau:
* Ưu điểm:
- Học sinh được điều tra, khảo sát của hai trường đều là những học sinh có ý thức học tương đối tốt. Việc soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa đã trở thành việc làm thường xuyên của các em. Nhiều em còn dành thời gian để đọc các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học.
- Đa số học sinh được hỏi đều nắm được tên tác giả, thể thơ, nội dung cơ bản của các bài thơ Nôm Đường luật. Các em đều thích học 2 bài này hơn so với các bài thơ Trung đại khác cũng như các bài thơ Đường của Trung Quốc bởi học sinh không phải tìm hiểu văn bản chữ Hán khó thuộc, khó nhớ, khó hiểu. Nhiều em đã học thuộc bài ngay sau khi học, các em cũng hiểu được vai trò quan trọng của hoàn cảnh sáng tác đối với tác phẩm, sự liên quan mật thiết giữa các tác phẩm thơ Nôm Đường luật với hoàn cảnh xã hội đương thời. Nhiều em có khả
năng cảm thụ tương đối tốt đối với nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Nhìn chung đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, hầu hết đều đạt trình độ chuẩn. Các thầy cô đều là giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm và yêu nghề. Giáo viên đều ý thức được vị trí vai trò của thơ Nôm Đường luật, đồng thời hiểu được những khó khăn của học sinh khi học các tác phẩm văn
học này. Không những vậy, các giáo viên đều được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm, nhiều giáo viên không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin... thu hút hứng thú học của học sinh. - Các trường, tổ, nhóm bộ môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội giảng (những bài thơ Nôm Đường luật có số tiết giảng dạy trùng với dịp 20-11) nên giáo viên có cơ hội đầu tư, tìm hiểu sâu hơn các bài thơ Nôm Đường luật. Thông qua dự giờ, góp ý, giáo viên học hỏi và rút được nhiều kinh nghiệm cho giờ dạy của mình.
- Gần đây có rất nhiều sách tham khảo trên thị trường giúp giáo viên, học sinh có những hướng dẫn cụ thể cho từng bài để dạy và học các bài thơ Nôm Đường luật được tốt hơn.
* Hạn chế:
- Đa số giáo viên đều cho rằng các bài thơ Nôm Đường luật đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 10 là chưa phù hợp vì ở độ tuổi này các em khó có thể hiểu hết giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ do tầm hiểu biết văn học sử chưa đủ và tầm nhận thức, cảm thụ còn hạn chế.
- Cũng nhiều học sinh không thích học văn học Trung đại trong đó có thơ Nôm Đường luật vì đây là phần văn khô và khó. Các em soạn bài rất sơ sài, nhiều em chép trong các loại sách học tốt mà không hiểu nội dung. Các em hầu hết chỉ nắm được nội dung cơ bản của ba bài thông qua phần ghi nhớ chữ chưa nhận thức được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, chưa có kiến thức về thể loại thơ cũng như hoàn cảnh lịch sử ra đời của các bài. Sự cảm nhận của các em còn thụ động, máy móc và công thức, phần lớn là diễn nôm tác phẩm. Nhiều học sinh học xong bài vẫn không hiểu học những tác phẩm thơ Nôm Đường luật để làm gì. Từ việc không hiểu ý nghĩa nhân văn, giá trị bất tử của các tác phẩm thơ Nôm Đường luật dẫn đến việc không có hứng thú tiếp nhận.
- Đa số giáo viên được hỏi về phương pháp giảng dạy của ba bài thơ Nôm Đường luật đều sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết giảng, hỏi đáp, đọc chép
còn các phương pháp đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, so sánh đối chiếu về thi pháp thể loại, giảng bình thì rất ít. Vì họ đều cho rằng mất thời gian, không đủ giờ và các em đều soạn bài ở nhà nên đã đọc rồi. Do đó chất lượng giờ dạy trên lớp chưa cao.
- Khảo sát giáo án của hai giáo viên, chúng tôi thấy hai giáo án chưa thấy được tính chất trữ tình của tác phẩm, chưa dạy tác phẩm đúng đặc trưng thể loại; hệ thống câu hỏi chưa hợp lý còn vụn vặt, đơn điệu, chưa phân loại được các đối tượng học sinh; lượng kiến thức còn hạn chế. Nhiều giáo viên được phỏng vấn có tâm lý ngại đổi mới phương pháp, giáo án soạn một lần dạy trong nhiều năm trừ các tiết hội giảng mới đầu tư hơn.
*Nguyên nhân:
- Giáo viên chưa nhận ra mối liên hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc, chưa chú ý đến đặc trưng thể loại của tác phẩm.
-Tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy, học hiện nay tràn lan trên thị trường hầu hết đều xa rời đặc trưng thể loại.
- Do khoảng cách thời đại tác phẩm ra đời với thời đại học sinh đang sống.Vì không hiểu hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống, quan điểm tư tưởng cũng như quan điểm thẩm mỹ của cha ông ta nên đã dẫn đến hiện tượng các em đánh đồng thời trung đại với thời đại ngày nay.
- Do khoảng cách về vốn sống, tầm văn hóa, tầm hiểu biết của học sinh và thời Trung đại. Các tác phẩm thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều các thành ngữ, tục ngữ, điển tích mà các em không hiểu được. Thí dụ: khi học bài "Thương vợ" của Trần Tế Xương, một số em chỉ hiểu đơn thuần bài thơ nói về tình thương đối với vợ. Mà thực ra thành ngữ "dãi nắng dầm mưa" được Tú Xương vận dụng sáng tạo, đảo trật tự thành " năm nắng mười mưa dám quản công" để diễn tả số phận long đong, vất vả, gian chuân của bà tú... hoặc trong bài Cảnh ngày
hè, Nhàn thì những điển cố, điển tích như Ngu cầm, Rượu đến cội cây... học
vào việc lý giải nội dung các tác phẩm này còn gặp nhiều khó khăn nên các em không hiểu và không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.
- Việc tiếp nhận văn học Trung đại nói chung, thơ Nôm Đường luật nói riêng phải dựa trên hệ thống đề tài, chủ đề, hệ thống hình tượng- nghệ thuật. Nhưng những hệ thống này hiện nay đều không phù hợp nữa. Vì thế việc dạy học văn học thơ Nôm Đường luật gặp nhiều lúng túng.
- Thơ Nôm Đường luật phát triển và tồn tại có chịu ảnh hưởng lớn của văn học Trung Quốc. Vì thế việc tìm hiểu thơ Nôm Đường luật không thể tách rời với việc xem xét ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Công việc này gần như quá sức với cả giáo viên và học sinh.
- Giáo viên chưa có các biện pháp thích hợp với đặc trưng thể loại của thơ Nôm Đường luật. Hầu hết các giờ học đều đơn điệu, xa cách nhận thức thẩm mỹ của học sinh nhất là học sinh lớp 7. Giáo viên chỉ chú trọng đến thuyết giảng mà chưa quan tâm học sinh lĩnh hội như thế nào. Trong khi giảng bài, giáo viên thường liệt kê nội dung phân tích một cách đơn thuần, học sinh thì thụ động nghe và ghi chép. Nhiều câu hỏi cần được chia sẻ, khám phá nội dung nghệ thuật thì chưa được phát huy. Giáo viên còn cảm thụ giúp học sinh, hệ thống câu hỏi đơn điệu chưa kích thích được tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Đặc biệt, giáo viên chưa chú trọng đến hạt nhân nhân văn, yếu tố làm nên sức hấp dẫn, trường tồn của thơ Nôm Đường luật. Vì vậy, giờ học chưa có trọng tâm, chỉ tìm hiểu bề ngoài mà không thấy hết chiều sâu của tác phẩm.
Từ thực trạng tìm hiểu trên, chúng tôi nhận thấy rằng muốn giảng dạy tốt thơ Nôm Đường luật ở THPT giáo viên phải có những biện pháp thích hợp gắn với việc vận dụng thi pháp của văn học trung đại để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn về thơ Nôm Đường luật. Tình trạng duy ý văn bản còn diễn ra khá phổ biến, việc giải mã thông tin nghệ thuật của văn bản cũng chưa được giải quyết một cách cụ thể, thấu đáo, việc dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật còn xa rời nguyên lí dạy học hiện đại đó là đi từ khái quát dến cụ thể. Hiểu được thi pháp thì mới có cơ
sở để hiểu quan niệm nghệ thuật cũng như cách sử dụng ngôn ngữ, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của các nhà thơ biểu hiện trong từng tác phẩm cụ thể. Có như vậy, giáo viên mới tạo cho học sinh những điều kiện cần thiết để hiểu được kết cấu, ngôn ngữ, quan niệm nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật. Vì vậy chúng tôi đề xuất một một số biện pháp dạy học thơ Nôm Đường luật theo hướng vận dụng thi pháp sau:
2.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông
2.2.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc
2.2.1.1. Bám sát thi pháp của thơ Hán Nôm Đường luật trung đại
T h i p h á p t h ơ Nô m Đ ư ờ n g l u ậ t n ó i r i ê n g v à t h ơ t r u n g đ ạ i n ó i c h u n g đ ề u mang được vẻ đẹp của tâm hồn người Việt, vì thế khi tìm hiểu khám phá các t á c p h ẩ m v ă n h ọ c g i ai đ o ạ n n à y c h ú n g t a p h ả i b á m s á t đ ặ c t rư n g t h i p h áp của thơ Hán, Nôm Đường luật thì mới hiểu sâu sắc được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Phân tích một văn bản thơ chữ Nôm Đường luật bao giờ cũng đòi hỏi người tiếp nhận phải phân định được bố cục và kết cấu, đề tài, thể loại, thi liệu, ngôn ngữ giọng điệu... của bài thơ. Trên những cơ sở đó hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của nó trong việc biểu hiện nội dung và thể hiện những sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả.
Trước hết việc xác định bố cục của một bài thơ Đường luật là tương đối dễ dàng vì nó đã có quy định chặt chẽ. Đó là cái khung cố định cho những bài thơ chung một thể loại. Bố cục là cách để gọi tên chức năng cho từng phần. Ví dụ hai câu đề có chức năng mở bài bằng cách nêu ra sự vật, hiện tượng để giới thiệu khái quát vấn đề mà nhà thơ đề cập tới. Hai câu thực có chức năng nêu ra các hiện tượng, sự vật sát với đề thơ để làm rõ hơn, cụ thể hơn vấn đề. Hai câu luận có chức năng luận bàn về những hiện tượng, sự vật đã được nói từ bốn câu kể trên. Đó là sự nhận thức trên cơ sở thực tiễn của hình tượng, sự vật mà khái
quát nâng lên thành một luận đề mang tính lí luận để làm sâu sắc thêm ý thơ. Hai câu kết có chức năng làm ngưng kết ý bài. Giáo viên cần căn cứ vào đó để có