Yêu cầu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 93)

Giáo án và quá trình thực nghiệm phải thể hiện được tương đối rõ nét việc vận dụng các biện pháp dạy học theo hướng vận dụng thi pháp vào thực tế dạy học; đồng thời quá trình vận dụng đó cũng phải thể hiện được những hiệu quả bước đầu trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi tiếp nhận một văn bản văn học.

Dạy học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 ở THPT theo hướng vận dụng thi pháp là một trong những hướng đi mới, còn ít người chú ý tới. Vì vậy, việc thực nghiệm, đối chứng ở đây không phải là để khẳng định một điều này so với một điều khác mà chỉ mang tính khảo sát, rút kinh nghiệm để có cơ sở thực tiễn nhằm hoàn thiện cho các biện pháp dạy học mà người viết muốn đưa ra. Từ đó có cơ sở để có thể phát triển, nhân rộng hướng dạy học theo các biện pháp này.

3.3. Địa bàn, đôi tượng và bài thực nghiệm

Người viết luận văn chọn hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng trên địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Các cặp thực nghiệm, đối chứng là các lớp trong cùng một trường có đối tượng học sinh tương đương về trình độ, khả năng; giáo viên dạy cũng tương đương nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như tuổi đời, tuổi nghề.

Vì quá trình thực nghiệm đòi hỏi rất nhiều thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, cho nên trong giới hạn của đề tài

chúng tôi đưa ra một bài dạy thực nghiệm là văn bản Cảnh ngày hè trong tập thơ

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Câu hỏi kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh ở cuối bài học do các giáo viên dạy lớp thực nghiệm và đối chứng cùng thống nhất với nhau theo nội dung, mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình do Bộ giáo dục- Đào tạo quy định.

Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng

Trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Trường THPT Giao Thủy C 10A2 10A6

Trường THPT Quất lâm 10A1 10A3

3.4. Thời gian và quy trình tiến hành thực nghiệm

3.4.1. Thời gian thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong năm học 2014 - 2015. Cụ thể: Tháng 10 năm 2014: Tiến hành thực nghiệm văn bản "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi.

Quá trình thực nghiệm gồm 5 bước: Bước 1: Phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên.

Bước 2: Gặp gỡ giáo viên thực nghiệm: nêu nhiệm vụ, giao tài liệu thực nghiệm, giáo án thực nghiệm.

Bước 3: Giáo viên thực nghiệm ở các lớp (thực nghiệm và đối chứng) tiến hành dạy một văn bản thực nghiệm.

Bước 4: Kiểm tra chất lượng tiếp thu bài của học sinh sau mỗi tiết học ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Bước 5: Thống kê, phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm.

3.4.2. Quy trình tiến hành thực nghiệm

Một giáo viên trong tổ bộ môn sẽ sử dụng giáo án do người viết luận văn thiết kế để bước đầu thể nghiệm việc dạy học bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi theo hướng vận dụng thi pháp trong đó có sử dụng một số biện pháp mà người viết luận văn đưa ra cùng với sự tham dự của tổ bộ môn và người viết luận văn.

Trên cơ sở dự giờ, quan sát, rút kinh nghiệm giờ dạy thực nghiệm đó, người viết luận văn sẽ chỉnh sửa giáo án và trực tiếp đứng lớp giảng dạy văn bản với sự tham gia dự giờ của tổ chuyên môn.

Kết quả thực nghiệm sẽ được đánh giá trên cơ sở bài thu hoạch của học sinh và những ý kiến nhận xét, đánh giá, đóng góp của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn.

3.5. Giáo án thực nghiệm

3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị 3.5.1.1. Đối với giáo viên 3.5.1.1. Đối với giáo viên

Quá trình tìm hiểu bài giảng của giáo viên bao gồm hai việc chính: Tìm hiểu tác phẩm và soạn giáo án

- Tìm hiểu tác phẩm:

+ Tìm hiểu những tư liệu lịch sử - xã hội có ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của bài thơ, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trãi trong bài thơ và trong các sáng tác thơ Nôm Đường luật.

+ Tìm đọc các bài viết của những nhà nghiên cứu, phê bình, thiết kế bài giảng liên quan đến tác giả và tác phẩm.

+ Tìm hiểu, so sánh với các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ khác cũng thời với Nguyễn Trãi về đề tài, thể loại, đặc điểm thi pháp… để thấy được nét độc đáo của tác phẩm.

+ Xác định mục đích, yêu cầu và các nội dung cần cung cấp cho học sinh qua một số biện pháp mà luận văn đã đề ra.

- Soạn giáo án:

+ Giáo án phải thể hiện một cách cụ thể quan điểm dạy học, phương pháp lên lớp, kết cấu bài giảng, nội dung kiến thức cần truyền đạt, các hình thức luyện tập…theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay, đặc biệt quan tâm đến quá trình phát triển năng lực cho học sinh. Một giáo án tuy có nhiệm vụ chủ yếu là thể hiện sự vận dụng các biện pháp dạy học theo hướng vận dụng thi pháp mà người viết đề xuất, nhưng giáo án đó vẫn phải có sự kết hợp hữu cơ và sự vận dụng hài hòa các phương pháp, biện pháp dạy học khác một cách thích hợp, qua đó dẫn dắt học sinh tìm tòi, khám phá, lĩnh hội tác phẩm, từ đó hình thành, củng cố các đơn vị kiến thức của bài học một cách sinh động,

linh hoạt, có hệ thống.

3.5.1.2. Đối với học sinh

Chủ thể học sinh chiếm một vai trò quan trọng trong tiến trình dạy học. Do vậy, giáo viên cần hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học sắp tới thông qua câu hỏi gợi ý và một số câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Đây là bước đầu tiên giúp học sinh thâm nhập tác phẩm, chuẩn bị tham gia phân tích và tiếp thu bài giảng trên lớp. Trong quá trình chuẩn bị bài, học sinh cần đọc kĩ tác phẩm, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, chuẩn bị một số công việc như làm đồ dùng học tập, vẽ tranh tưởng tượng về phong cảnh ngày hè; đặc biệt là các câu hỏi hướng đến việc xây dựng những nội dung của các biện pháp do luận văn đưa ra.

Qua sự chuẩn bị này, các em sẽ nắm được một phần giá trị của tác phẩm, phần nào nắm được những nét nghệ thuật tiêu biểu của tác giả từ đó làm cơ sở để tham gia chiếm lĩnh tác phẩm trên lớp dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô giáo.

3.5.2. Giáo án thực nghiệm

Tiết 38: Đọc văn.

CẢNH NGÀY HÈ

(Bảo kính cảnh giới - bài số 43)

Nguyễn Trãi

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:

1. Về kiến thức.

- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi (tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, nặng lòng với nhân dân, đất nước)

- Thấy được vẻ đẹp của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, thể thất ngôn xen lục ngôn.

2. Về Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ nôm Nguyễn Trãi. 3. Về thái độ.

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của nhân dân.

- Có tinh thần học hỏi và trau dồi để thêm yêu mến các tác phẩm văn chương của cha ông.

B. THIẾT KẾ BÀI HỌC:

I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.

- Đồ dùng, thiết bị dạy học (máy chiếu, tranh ảnh minh họa...) - Soạn giáo án.

2. Học sinh

- Hs đọc, soạn bài trước ở nhà theo yêu cầu của GV và các câu hỏi SGK. - Mỗi tổ vẽ một bức tranh cảnh ngày hè theo nội dung bài thơ.

II. Tổ chức hoạt động dạy- học:

HOẠT ĐỘNG 1

* Ổn định tổ chức lớp. (1')

a. Kiểm tra bài cũ (4') * Câu hỏi:

- Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Em đánh giá như thế nào về nỗi "thẹn" của tác giả?

* Đáp án:

- Học sinh đọc thuộc, diễn cảm (5đ) - Nỗi thẹn của tác giả:

+ Thẹn hổ thẹn Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.

+ Các nhà thơ trung đại mang tâm lí sùng cổ (lấy giá trị xưa làm chuẩn mực), thêm nữa từ sự thật về Khổng Minh Nỗi tự thẹn của Phạm Ngũ Lão là hiển nhiên. Song xưa nay, những người có nhân cách lớn thường mang trong mình nỗi thẹn với người tài hoa, có cốt cách thanh cao cho thấy sự đòi hỏi rất cao với bản thân.

 Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước.

 Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân. Một nỗi thẹn cao đẹp của người anh hùng. (5đ)

* Nhận xét, đánh giá :... b. Dạy bài mới:

"Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo" đó là lời ngợi ca mà Lê Thánh

Tông dành cho Nguyễn Trãi và cũng là để minh oan cho ông. Nguyễn Trãi (1380-1442) là tác giả VH lớn của VHTĐVN. Ông ko chỉ là tác giả của những áng hùng văn "có sức mạnh bằng mười vạn quân" (Bình Ngô đại cáo, Quân

trung từ mệnh tập) mà còn là tác giả của những bài thơ Nôm chan chứa cảm xúc,

tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, nặng lòng với nhân dân, đất nước. Tập thơ Nôm

Quốc âm thi tập của ông gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn, đánh

dấu bước phát triển của VH chữ Nôm trong VHTĐ.Tập thơ đó có nhiều phần, trong đó có phần Vô đề (ko có tựa đề) nhưng được xếp thành một số mục cho chúng ta thấy rõ bức chân dung tinh thần của Ức Trai. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Bảo kính cảnh giới-số 43 (Cảnh ngày hè) thuộc mục Bảo kính cảnh

giới (Gương báu răn mình). * Nội dung:

HOẠT ĐỘNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Hs đọc Tiểu dẫn- sgk. - Số lượng tác phẩm của tập thơ Quốc âm thi tập?

- Các phần của tập thơ trên? - Nội dung và nghệ thuật của nó?

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I. Tìm hiểu chung: (10')

1. Tập thơ Quốc âm thi tập: -

Gồm 254 bài thơ Nôm. - Các phần của tập thơ:

+ Vô đề: Ngôn chí, Mạn thuật, Tự thán, Bảo kính cảnh giới,...

+ Môn thì lệnh: về thời tiết. + Môn hoa mộc: về cây cỏ. + Môn cầm thú: về thú vật.

- Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp của con người Nguyễn Trãi với 2 phương diện:

+ Người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

+ Nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê

hương, đất nước, cuộc sống, con người. - Nghệ thuật:

+ Việt hóa thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sáng tạo thể thất ngôn xen lục ngôn. + Ngôn ngữ vừa trang nhã, trau chuốt vừa bình dị, tự nhiên, gần với đời sống thường ngày.

- Nhan đề Cảnh ngày hè do ai đặt? Nó thuộc mục nào trong phần Vô đề?

Yêu cầu hs đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc: thanh thản, vui.

- Em hãy xác định thể thơ và bố cục của bài thơ?

GV: HS có thể nêu các cách chia bố cục khác nhau: + 2 phần: tiền giải (4 câu đầu) và hậu giải (4 câu sau).

+ 2 phần: câu 2- 6 (vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống) và câu 1-7-8 (vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi).

+ 4 phần: đề- thực- luận- kết. Gv hướng hs đến cách 2.

2. Bài thơ"Cảnh ngày hè".

* Nhan đề: Cảnh ngày hè do người biên soạn sgk đặt.

- Là bài số 43 thuộc mục Bảo kính cảnh

giới (Gương báu răn mình)

* Đọc

- Học sinh đọc bài thơ. * Thể thơ, bố cục:

- Thể thơ: : thất ngôn xen lục ngôn. - Bố cục: 2 phần

+ Câu 2- câu 6: vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.

+ Câu 1, câu7-8: vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

- Đề tài được nói tới ở đây là II. Đọc- hiểu văn bản: gi?

- Bức tranh cảnh ngày hè được 1. Bức tranh thiên nhiên và bức tranh cảm nhận với những gì?

- Những hình ảnh nào, âm thanh nào được Nguyễn Trãi miêu tả trong bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè?

- Ngôn ngữ ở đây được tác giả sử dụng ntn? Tác giả dùng nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?

- Phân tích, chứng minh cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống

cuộc sống:

a). Bức tranh thiên nhiên:

- Hình ảnh của bức tranh thiên nhiên được miêu tả:

+ Cây hòe. + Hoa lựu. + Hoa sen.

 Loại cây rất gần gũi, quen thuộc ở nơi làng quê.

- Sắc thái của cảnh vật:

- Cây hoè: + Động từ mạnh "đùn đùn" gợi tả sự vận động của một nguồn sống mãnh liệt, sôi trào.

+ Kết hợp với hình ảnh miêu tả "tán rợp giương"- tán giương lên che rợp.  Hình ảnh cây hoè đang ở độ phát triển, có sức sống mãnh liệt.

- Hoa lựu: Động từ mạnh "phun" thiên về tả sức sống. Nó khác với tính từ "lập loè" con người có sự hài hòa về âm trong thơ Nguyễn Du

thanh và màu sắc, cảnh vật và con người?

Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày, Giáo viên bổ sung, chốt ý.

(Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông)

thiên về tạo hình sắc.

 Động từ mạnh "phun" diễn tả trạng thái tinh thần của sự vật, gợi tả những bông thạch lựu bung nở tựa hồ một cơn mưa

hoa.

So sánh với bản gốc là từ tịn - Hoa sen: "tiễn mùi hương"- ngát mùi nghĩa là sen ngát hương nhưng hương.

ở vào thời điểm cuối mùa

"Tường nọ nhặt khoan vang

tiếng cuốc

Tính từ "ngát" gợi sự bừng nở, khoe sắc, toả hương ngào ngạt của hoa sen mùa hạ.  Các động từ mạnh, tính từ sắc thái hóa góp phần diễn tả một bức tranh thiên nhiên mùa hè tràn đầy sức sống. Nguồn sống ấy như tạo ra một sự thôi thúc tự bên trong, đang ứ căng, đang tràn đầy trong lòng

thiên nhiên vạn vật, ko kìm lại được, khiến chúng phải "giương" lên, "phun" ra hết lớp này đến lớp khác.

b). Bức tranh cuộc sống:

- Sắc thái của âm thanh:

+ Âm thanh của cuộc sống con người: lao xao chợ cá.

+ Âm thanh của tự nhiên: dắng dỏi cầm ve.

- Âm thanh lao xao chợ cá:

+ Âm thanh đặc trưng của làng chài- dấu hiệu của sự sống của con người.

+ Âm thanh từ xa vọng lại  cái nghiêng tai kì diệu, tinh tế và tấm lòng luôn hướng đến con người và cuộc sống của Nguyễn

Cành kia dắng dỏi gảy cầm ve" Trãi.

Lê Thánh Tông - Âm thanh Dắng dỏi cầm ve- tiếng ve kêu râm ran khắp nơi như tiếng đàn.

- Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được Nguyễn Trãi miêu tả?

Gợi mở: + Sức sống của cảnh vật?

+ Sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc và âm thanh, con người và cảnh vật ntn?

+ Cảnh vật thiên nhiên ở đây mang vẻ đài các, sang trọng hay dân dã, giản dị đời thường? So sánh với cách miêu tả của tác giả thời Hồng Đức: Nước nồng sừng sực đầu

rô trỗi

Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè( Lại vịnh nắng hè,3)?

tươi vui.

- Hình ảnh "chợ"  gợi sự sầm uất, no đủ, tươi vui bởi chợ quê không chỉ là nơi giao thương buôn bán mà cong là nơi giao lưu văn hóa của người dân.

Nhận xét:

- Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được miêu tả vào thời điểm cuối ngày nhưng ko gợi cảm giác ảm đạm. Bởi ngày sắp tắt nhưng sự sống ko ngừng lại. Thiên nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w