Quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 35)

Quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật trải qua một thời gian khá dài trong tiến trình lịch sử phát triển của nền văn học dân tộc, nhưng nhìn chung là trải qua ba giai đoạn đó là: giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn cuối.

* Giai đoạn hình thành:

Cho đến nay chưa có bằng chứng chứng minh được một cách chính xác, cụ thể về thời gian ra đời của thơ Nôm Đường luật. Nhưng theo Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, một bộ thông sử chính thức của nhà nước phong kiến và cũng theo nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về khả năng ra đời của chữ Nôm thì thơ Nôm Đường luật ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIII. Tuy nhiên cho đến nay thì văn bản chữ Nôm đầu tiên của thể thơ này còn giữ được là tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu thơ Nôm Đường luật chủ yếu được bắt đầu từ tập thơ này. Tuy nhiên Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm Đường luật đầu tiên hiện nay còn lại chứ chắc chắn không phải là sáng tác tác đầu tiên bằng thơ Nôm.

* Giai đoạn phát triển:

Chữ Nô m r a đ ời c ũn g nh ư t h ơ Nô m Đ ư ờng l uậ t đư ợc s á ng t á c đã đá nh dấu một bước ngoặt trong lịch sử văn học dân tộc. Thơ Nôm Đường luật c h í n h l à t i ế n g n ó i , h ơ i t h ở , l à h ồ n c ủ a d â n t ộ c . T r ải q u a q u á t r ì n h p h á t t r i ển thơ Nôm

Đường luật không ngừng lớn mạnh để đạt đến đỉnh cao trong nền văn h ọc nư ớc n hà.

Từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương được coi là năm thế kỉ phát triển và có nhiều thành tựu vượt bậc. Tuy nhiên trong năm thế kỉ phát triển ấy thơ Nôm Đường luật lại trải qua nhiều chặng khác nhau với những đặc điểm riêng độc đáo.

- Từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương thơ Nôm Đường luật phát triển khá mạnh mẽ. Đây vừa là giai đoạn đi từ thể nghiệm đến ổn định đồng thời cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thể loại thơ ca này. Nhờ có giai đoạn này mà ngay từ đầu, thơ Nôm Đường luật đã khẳng định được vị trí của mình trong lịch sử văn học dân tộc. Có thể nêu một số đặc điểm của từng thờ kì trong giai đoạn phát triển rực rỡ này.

Ý thức về việc phải "nhập nội" một thể thơ ngoại lai nên trên cơ sở đó ông cha ta đã nghiên cứu tìm tòi để sáng tạo ra một lối thơ cho người Việt. Vì thế cách gọi thơ Nôm Đường luật là thơ Hàn luật để chỉ loại thơ này có từ thời Hàn Thuyên. Người có công lớn đầu tiên trong việc nỗ lực cố gắng xây dựng một lối thơ Việt chính là Nuyên Trãi, Với Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã thực sự tạo cho lịch sử văn học Việt Nam một lối thơ mới có những điểm khác biệt với thơ Đường luật. Tiếp sau Nguễn Trãi còn phải kể đến Hồng Đức quốc âm thi tập,

Bạch Vân quốc ngữ thi tập

Thế kỉ XV có thể nói là thế kỉ của thơ Nôm Đường luật, bởi sự xuất hiện của hai tập thơ lớn là Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập. Ở đó ta quan sát thấy cả sự kế thừa cũng như tìm tòi, mở hướng theo xu hướng xã hội hóa trong nội dung phản ánh và đay được coi như là một quy luật phát triển của thơ Nôm Đường luật.

Từ sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước Hồ Xuân Hương thơ Nôm phát triển với nhịp độ bình thường.Cũng trong khoảng gần hai thế kỉ nhưng thơ Nôm Đường luật thé kỉ XV, XVI đã đạt được những thành tựu xuất sắc, rực rỡ, trong khi đó thế kỉ XVII và nử đầu thế kỉ XVIII thơ Nôm Đường luật không có những tác giả, tác phẩm lớn dù số lượng thơ Nôm dược sáng tác không phải là ít. Những tac giả sáng tác nhiều thơ Nôm Đường luật như Trịnh Căn, Trịnh Doanh thì ngay cả những bài hay nhất cũng không thể đọ được với thơ Nôm của các bậc tiên bối như Nuyên Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nói như vậy là không có nghĩa gần hai thế kỉ này thơ Nôm không có đóng góp gì lịch sử phát triển của văn học dân tộc mà trên thực tế những tìm tòi thể nghiệm của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này chính là tiên đề thúc đẩy sự phát triển của thơ Nôm Đường luật ở những thế kỉ sau.

- Sau gần hai thế kỉ phát triển với nhịp điệu bình thường từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX thơ Nôm Đương luật được khởi sắc trở lại với sự đóng góp to lớn của Hồ Xuân Hương. Thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương thời kì này được coi như là một hiện tượng của nền văn học dân tộc mà nói như Xuân Diệu thì "Bà chúa thơ Nôm" đã giành lại vị trí vốn có trước đây của thơ Nôm Đường luật.

Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật tiếp tục xu hướng dân tộc hóa đồng thời chuyển sang con đường dân chủ hóa về nội dung và hình thức thể loại. xu hướng dân chủ hóa thể thơ Đường luật là là xu hướng mạnh mẽ nhất trong các sáng tác của Hồ Xuân Hương. Trong văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương là trường hợp duy nhất sáng tác không cần bất cứ một thứ ánh sáng của học thuyết tôn giáo nào, một thứ chính trị nào từ trên dọi xuống. Có thể nói Hồ xuân Hương là sự giải tỏa hoàn toàn khỏi giáo điều phong kiến, là sự đoạn tuyệt triệt để với tinh thần "đẳng cấp" của Nho giáo. Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật không còn ở địa vị 'đẳng cấp trên' trong hệ thống thể loại văn học trung đại, nó cũng thoát khỏi phong cách trang nghiêm "cao quý" để đi thẳng vào cuộc sống đời thường với những góc cạnh, bi kịch… nhưng đó là

cuộc sống thực mà con người ta hằng ngày vẫn phải sống. Đến Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật đã thực sự là một cuộc cách tân đầy ý nghĩa,

những hình ảnh cuộc sống đời thường, dân dã, nguyên sơ, chất phác đã trở thành đối tượng thẩm mĩ của nhà thơ. Cái bản năng, tự nhiên, trần tục vốn xa lạ với phong cách trang trong, cao quý của thơ Đường luật bỗng trở nên gần gũi, thích hợp với phong cách trữ tình trào phúng của Hồ Xuân Hương.

Xu hướng dân chủ hóa thể loại là xu hướng chủ đạo trong những sáng tác của Hồ Xuân Hương. Xu hướng này mạnh mẽ đến nỗi đôi khi người ta có cảm giác Hồ Xuân Hương không lo tìm kiếm tính dân tộc ở một vài yếu tố hình thức mà Nguyễn Trãi là người đầu tiên thể hiện tinh thần phá cách một cách mạnh mẽ với những câu thơ lục ngôn để người đọc có thể đễ dàng nhận diện được thơ Nôm Đường luật. Tuy nhiên, không chú ý ở mặt hình thức thể hiện nhưng Hồ Xuân Hương lại xây dựng một lối thơ Việt cho riêng mình bằng chính nội dung thể hiện. Đó là việc nhà thơ đã đưa vào một nội dung "không nghiêm chỉnh' vào một hình thức thơ "nghiêm chỉnh" để tạo nên sức công phá mạnh mẽ, mới mẻ cho hồn thơ dân tộc.

Công bằng mà nói, việc làm nên vẻ rạng rỡ của thơ Nôm Đường luật thời kì này ngoài những nét riêng độc đáo của "Bà chúa thơ Nôm" còn phải kể đến gương mặt "hoài cổ" của thơ Bà Huyện Thanh Quan, nói đến cái chất "ngông" đầy tài năng của Nguyễn Công Trứ…. Việc hội tụ đươc nhiều gương mặt tiêu biểu đã tạo cho thơ Nôm Đường luật sự phong phú, đa dạng, mới mẻ trong diện mạo của nền văn học dân tộc.

* Giai đoạn cuối:

Đến cuối thế kỉ XIX Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai tác giả đã

chuyển thơ Nôm Đường luật từ văn học trung đại sang văn học cận- hiện đại. Với Nguyễn Khuyến, Tú Xương, tầm khái quát nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật vừa được mở rộng vừa được nâng cao hơn.Chức năng phản ánh xã hội của thể loại không chỉ dừng lại ở mức "trữ tình thế sự", "tư duy thế

sự", "trào phúng thế sự' mà còn vươn tới chỗ phản ánh xã hội với những chi t i ết hi ện t h ự c si nh độ ng, ph ong ph ú.

Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai tác giả vẫn tiếp tục xu hướng dân chủ hóa trong thơ Nôm Đường luật theo phong cách trào phúng. Có điều đáng lưu ý là ở hai nhà thơ này đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trào phúng và trữ tình để tạo ra những vần thơ "cười ra nước mắt". Với hai tác giả trên, người ta đã có thể nói tới một xã hội thực dân phong kiến ở thành thị trong thơ Tú Xương, một xã hội nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, ở đó với nhiều hạng người, nhiều màu sắc sinh hoạt chân thực, sinh động. Có thể nói Nguyễn Khuyến, Tú Xương cũng là những nhà thơ để lại phong cách tác giả khá đậm nét trong thơ Nôm Đường luật.

Với sự sung sức của những cây bút ấy, lại kết hợp với sự chuẩn bị chu đáo về nhiều mặt, thơ Nôm Đường luật có khả năng chuyển sang văn học hiện đại và gặt hái nhiều thành tựu xuất sắc hơn nữa. Tuy nhiên do sự phát triển của xã hội và cũng để đáp ứng nhu cầu phản ánh và nhu cầu thưởng thức của cuộc sống, nền văn học dân tộc xuất hiện nhiều thể loại mới thực hiện tốt chức xã hội và chức năng thẩm mĩ mà thơ Nôm Đường luật không thể vươn tới được. Và

sinh mệnh của thơ Nôm Đường luật đã chấm dứt khi chữ Nôm không còn được dùng trong sáng tác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w