Tạo không khí tranh luận, đối thoại giữa các tổ, nhóm, cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 63)

Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần tạo ra được không khí tranh luận, đối thoại sôi nổi giữa các tổ, nhóm hoặc giữa các cá nhân với nhau để vừa kích thích sự hứng thú trong học tập lại vừa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. Hoạt động nhóm là một ví dụ: Nhóm được hiểu ở mức đơn giản là tập hợp những cá thể lại với nhau theo những nguyên tắc nhất định, giải quyết những vấn đề trong những thời gian xác định phụ thuộc vào số người, nhiệm vụ và sự tương tác của các thành viên. Theo hướng đi này người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức chủ đạo, hướng đạo. Người học sinh không bị động tiếp thu sự truyền giảng của thầy như trước đây mà chủ động, tự giác, tích cực.

Về cách thức, giáo viên có thể chia học sinh thành từng nhóm nhỏ

( theo tổ hoặc theo bàn), cùng thảo luận, trao đổi vấn đề mà giáo viên đưa ra. Sau đó, mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và phát biểu nhận xét, bổ sung, thậm chí tranh luận, bác bỏ. Mỗi nhóm phải trình bày sao có tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình. Giáo viên tham gia định hướng, khái quát kịp thời và điều khiển để cuộc đối thoại không biến thành cuộc tranh cãi khiến giờ học trở nên căng thẳng. Những cuộc đối thoại như vậy có tác dụng rèn cho học sinh thói

quen hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, điều chỉnh vốn tri thức của bản thân trong quá trình thảo luận. Qua đối thoại, học sinh rèn

luyện được kĩ năng nói, phát biểu trước tập thể, tăng cường tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, kích thích sự chủ động sáng tạo của các em.

Phạm vi: nhóm, tổ, lớp sẽ tạo môi trường giao tiếp ở từng mức độ lớn dần, người học sinh theo từng mức độ đặt trong những tình huống chủ động thể hiện được mình trong chừng mực phản biện, bảo vệ, bác bỏ, tiếp nhận với tư cách chủ thể.

Về nội dung, đối thoại trong quá trình tiếp nhận văn học ở nhà trường

là đối thoại dựa trên sự cảm thụ tác phẩm một cách cá nhân, sáng tạo. Ở đây, học sinh đọc tác phẩm (bản thể thẩm mĩ) là để đối thoại với tác giả (chủ thể thẩm mĩ) về giá trị nghệ thuật của những kí hiệu ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật, tính cách nhân vật, tình huống, cảm xúc… và đối thoại với chính mình để xác lập mối quan hệ giữa ý đồ sáng tác của tác giả và những yếu tố nghệ thuật của tác phẩm với tri thức, kinh nghiệm của chính

bản thân mình. Trên cơ sở đó, học sinh lại tiếp tục đối thoại với giáo viên, với các học sinh khác để được tiếp xúc với những quan niệm, điểm nhìn, cách lí giải khác, để được nghe nhiều tiếng nói, giọng điệu khác, tức là được tham gia trực tiếp vào một cuộc đối thoại lớn, nhiều chiều.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w