2 . 1 . 1 . T h ực t r ạ n g d ạ y h ọ c t hơ t r u n g đ ạ i ở t r ư ờ n g t r u n g h ọ c p h ổ t h ô n g h i ện n a y h i ện n a y
Thực tế cho thấy việc dạy học thơ Nôm Đường luật cho học sinh THPT hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc dạy học thơ Nôm Đường luật đã được nhiều người quan tâm cả ở trong và ngoài nhà trường. Đã có nhiều hướng nghiên cứu về giảng dạy và tiếp nhận thơ Nôm Đường luật, đã có nhiều kiểu dạy học truyền thống và hiện đại về thơ Nôm Đường luật. Và thực tế qua nhiều năm đứng trên bục giảng cùng với nhiều những giáo viên say mê với nghề, nhưng cho đến nay việc dạy thơ Nôm Đường luật vân là một thách thức và chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn một nguyên nhân mà người viết bận tâm nhiều nhất để phát hiện đúng bản chất của công
việc này chính là việc chưa bám sát thi pháp của thơ ca trung đại vào trong giảng dạy.
Việc dạy học thơ trung đại là dạy thơ trên giảng đường khác tiếng. Vì vậy công việc này phải được tiến hành một cách bài bản. Từ tương quan văn hóa của hai thời kì hiện đại với trung đại, người công dân mới và người công dân thời trung đại trong sự kế thừa và phát triển, sự phù hợp của thơ trung đại với việc đọc hiện đại, những bài thơ được chọn trong sách giáo khoa đã thật tiêu biểu cho thời đại đó chưa (chẳng hạn tính chất tập quyền thời trung đại trong thơ thời Lí - Trần và người công dân hiện đại để chuẩn bị cho tâm lí tiếp nhận những tác phẩm Lí - Trần. Chẳng hạn tính chất "Thượng trí quân, hạ trạch dân" trong thơ thời Lê tiêu biểu là Nguyễn Trãi qua một số hình ảnh "Tướng sĩ
một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào", "Ta lấy toàn quân là hơn đ ể n hâ n d â n n ghỉ s ứ c " )
Như vậy công việc dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật còn là một vấn đề khá nan giải. Để giải mã được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cần thiết phải tiếp cận hình thức nghệ thuật của nó. Bởi tác phẩm văn học là chỉnh thể thống nhất của hai mặt hình thức và nội dung. Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung. Nội dung trong tác phẩm văn học cần phải được suy ra từ hình thức, đó là
"hình thức mang tính nội dung" (Trần Đình Sử). Vì vậy phương pháp chủ yếu
của thi pháp học là phương pháp hình thức, có thể hiểu "Phương pháp hình thức
là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó" (Nguyễn Văn Dân). Khi tìm hiểu một tác
phẩm văn học chủ thể tiếp nhận cần phải nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung bởi "Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải
hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy " và "Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản
thân nội dung và ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức " (Belinxki) [11; 256]. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn, không ít
cách dạy, cách học vi phạm nguyên tắc tách nội dung ra khỏi hình thức. Học tác phẩm văn học nhưng thoát ly văn bản. Trong nhà trường phổ thông có rất nhiều hiện tượng dạy tác phẩm văn chương nhưng lại tìm hiểu qua loa văn bản, học sinh học đôi khi chỉ học lướt qua văn bản, giáo viên thì chỉ coi trọng tìm "ý", vì thế
mới có tình trạng dạy thơ không cần thuộc, dạy truyện không không cần kể mà chỉ nêu ý chính ( Nguyễn Viết Chữ) [3; 9]. Đặc biệt là khi dạy đến những tác phẩm
thơ trung đại, việc dạy và học thơ trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là nỗi khổ của người giáo viên trung học phổ thông. Như chúng ta đã biết, để khám phá, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một một bài thơ trung đại thì không chỉ đòi hỏi ở người giáo viên cần phải có sự hiểu biết sâu sắc những kiến
thức về thi pháp thời đại, thi pháp tác giả, thể loại văn học,… mà còn đòi hỏi người học sinh cũng phải có những kiến thức nhất định về những vấn đề trên. Đây là một đòi hỏi chỉ có thể thực hiện ở những học sinh yêu thích, say mê tìm hiểu tác phẩm văn học. Trong bối cảnh hiện nay, còn được mấy học sinh yêu thích bộ môn này trong một lớp!
Vì vậy mà giáo viên chỉ đơn giản là truyền thụ kiến thức một chiều thiên về nội dung hoặc tìm ra những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc rồi truyền thụ cho học sinh mà không chú ý đến khát vọng, tâm lý học sinh. Việc tìm hiểu tác phẩm quá chú trọng nội dung tư tưởng tác phẩm trong dạy học văn trong một thời gian dài đã gây hậu quả nghiêm trọng. Một thực trạng nữa trong dạy học văn hiện nay là còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết, say mê với nghề nghiệp, lên lớp theo phương pháp cũ, thiếu sáng tạo, hấp dẫn. Đặc thù của các môn khoa học xã hội là nội dung kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa, sách giáo viên nên nếu giáo viên không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào con đường mòn là trình bày lại nội dung cố định. Chúng tôi đã dự nhiều giờ thao giảng và nhận thấy giáo viên chỉ cố gắng trình bày lại những điều có sẵn trong sách giáo khoa, vì thế giờ học rơi vào tình trạng hình thức. Ngay cả giờ
giảng được đánh giá là thành công thì tính chất độc diễn của giáo viên thể hiện khái rõ nét. Thậm chí có giờ dạy diễn ra sôi nổi, nhưng thực chất chỉ là một màn kịch diễn ra khéo léo, tất cả được giáo viên tập dượt trước, cả những câu hỏi bài cũ, và chỉ định học sinh nào phát biểu. Nhiều giáo viên được khen là hay nhưng thực chất là diễn thuyết hay. Học sinh học xong là kiến thức hầu như không còn đọng lại là bao nhiêu.
Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công, nếu chỉ có sự nỗ lực của giáo viên thì không đem lại kết quả mà quan trọng cần có sự hưởng ứng tích cực từ phía học sinh. Thói quen học tập thụ động, đối phó của học sinh là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay học sinh phải học nhiều môn, các em không có điều kiện đầu tư thời gian đích đáng cho tất cả các môn sinh ra tình trạng học lệch. Học theo phương pháp mới đòi
hỏi các em phải đầu tư thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử lý thông tin khoa học. Đa số học sinh không có đủ tài liệu cần thiết và chưa hình thành tư duy phản biện, độc lập trong học tập. Những khó khăn từ hai phía thầy và trò khiến cho việc đổi mới phương pháp dạy học rơi vào vòng luẩn quẩn, hình thức, ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả chưa cao. Từ thực trạng trên, có thể thấy môn Ngữ văn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay đang mất đi rất nhiều sức hấp dẫn đối với học sinh. Để lí giải điều này là cả một vấn đề không đơn giản. Từ chương trình, nội dung đến phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như tâm lí học tập của học sinh cũng cần phải xem xét.