Đặc trưng của thơ Nôm Đường luật 30 1.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 39)

Ngoài những đặc điểm chung của văn học trung đại thì thơ Nôm Đường luật cũng có những đặc điểm riêng mang được bản sắc của thơ ca Việt. Nói một cách ngắn gọn bản chất của thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hòa giữa "yếu tố

Nôm" và "yếu tố Đường luật". Hai yếu tố này hòa quyện đan xen vào với nhau tạo

nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Đường luật.

Mỗi một yếu tố lại có những giá trị biểu đạt, biểu cảm riêng, có giá trị thẩm mĩ khác nhau nhưng chúng lại có những tính độc lập tương đối, có thể tách ra để nhận diện đặc điểm của thể loại. Tuy nhiên trong một bài thơ Nôm Đường luật thường có kết hợp cả hai yếu tố trên. Tất nhiên chúng sẽ có mức độ đậm nhạt

không giống nhau trong từng bài thơ. Giáo viên cần thấy được giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị

"Yếu tố Nôm" trong thơ Nôm Đường luật được xây dựng bằng hai nội dung:

thứ nhất, đó là những gì thuộc về dân tộc; thứ hai, là những gì thuộc về dân dã,

bình dị (Nôm là đọc biến âm của Nam và Nôm còn được hiểu là nôm na, dân dã). "Yếu tố Nôm" được biểu hiện ở các mặt đề tài, chủ đề là hướng tới những vấn đề của đất nước, dân tộc; biểu hiện về mặt ngôn ngữ là chữ Nôm, từ Việt, ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống; về hình ảnh là những hình ảnh chân thực, bình dị, dân dã; về câu thơ là những câu năm chữ, sáu chữ đan xen bài thất ngôn; về nhịp điệu là cách ngắt nhịp ¾ trong câu thơ bảy chữ ( lẻ trước, chẵn sau) khác với cách ngắt nhịp 2/2/3, 4/3 (của thơ Đường luật).

Xét ở chủ đề thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật chúng ta thấy rõ "yếu tố Nôm" được sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng những bức tranh thiên nhiên dân dã , bình dị, giàu chất dân tộc; không có những bức tranh hoành tráng, kì vĩ. Có thể khảo sát "yếu tố Nôm" trong thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi - một tấm lòng yêu thiên nhiên mà theo Xuân Diệu "lòng yêu thiên nhiên

tạo vật là một kích thước để đo một tâm hồn". "Cây chuối" là một bài thơ viết về

đề tài thiên nhiên trong Quốc âm thi tập. Tuy nhiên, với việc chọn hình ảnh cây chuối làm đối tượng biểu đạt thì Nguyễn Trãi đã có sự cách tân so với nghệ thuật truyền thống - tức tác giả đã sử dụng yếu tố Nôm trong việc chọn đề tài. Bởi bút pháp quy phạm của văn học trung đại đã quy định một số loài cây, hoa để làm đối tượng biểu đạt. Nếu là cây phải là: tùng, cúc, trúc, mai…; là hoa phải

là: đào, sen, lan, huệ…

Việc xuất hiện một số hình ảnh dân dã, bình thường trong cuộc sống như bè

muống, lãnh mùng, kê, khoai, lạc…trở thành đề tài ngâm vịnh quả thực rất hiếm thấy.Tuy nhiên, hình ảnh cây chuối là một ngoại lệ, nó khiến cho thơ của Nguyễn Trãi đậm chất dân tộc hơn tạo nét riêng trong dòng văn học trung đại. Chủ đề của bài "Cây chuối" cũng khác hẳn so với sự ước lệ trong văn học trung

đại. Cây chuối với cảm hứng Thiền là biểu tượng của cái tâm hư không, thanh tịnh của những người tu hành nói riêng và con người nói chung. Còn với cảm hứng Nho là biểu tượng phẩm chất người quân tử kiên trinh. Khi vào thơ

Nguyễn Trãi, cây chuối được thể hiện với cảm hứng khác, sâu sắc, kín đáo nhưng không kém phần rạo rực, sôi nổi: cảm hứng về tình yêu, tuổi trẻ. Ta lại bắt gặp một bức tranh hết sức mộc mạc, bình dị về cảnh làm lụng, sinh hoạt như

một "lão nông tri điền" ở bài "Thuật hứng 24"

"Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen"

Bên cạnh những hình ảnh hết sức thanh thoát, tao nhã như "đìa thanh" và vẻ cao quý của hoa sen. Chúng ta cũng thấy những hình ảnh còn lại "muống", "cỏ" hết sức chân thực, dân dã và hàng loạt từ Việt được dùng để miêu tả cuộc sống dân quê mộc mạc khiến cho câu thơ thấm đẫm phong vị dân tộc. Với việc dùng tiếng mẹ đẻ, Nguyễn Trãi đã miêu tả thành công một bức tranh thôn quê hết sức tự nhiên, sống động với chính ngôn ngữ của dân tộc.

Ở bài "Thuật hứng -25":

"Một cày một cuốc thú nhà quê Áng cúc lan chen bãi đậu kê"

Với những từ Việt "cày", "cuốc" và "đậu, kê" Nguyễn Trãi đã tạo nên một bức tranh hết sức thuần việt, một thú vui dân dã. Những yếu tố Nôm đã khiến cho thơ ông trở nên gần gũi, chất phác đậm tính dân tộc hơn.

Trong thơ Nguyễn Trãi còn có sự vận dụng ngôn ngữ dân gian, tục ngữ rất sáng tạo:

"Ở bầu thì dáng ắt nên tròn Xấu tốt đều thì rập khuôn Lân cận nhà giàu no bữa cốm; Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn"

Những câu thơ trên đều lấy ý từ ngữ : "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", "Ở

gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn ". Khi đi vào

câu thơ của Nguyễn Trãi đã được vận dụng khéo léo, dồn nén được ý tứ của những câu tục ngữ thật cô đọng, hàm súc. Ngôn ngữ thơ mang giá trị biểu cảm cao nhưng vẫn dễ hiểu với người đọc.

"Yếu tố Nôm" còn thể hiện ở việc sử dụng các câu năm chữ, sáu chữ đan xen trong bài thất ngôn và cách ngắt nhịp ¾ (lẻ trước, chẵn sau) tạo nên những

sắc thái riêng và giá trị biểu cảm của câu thơ, bài thơ: "Rồi hóng mát thuở ngày trường"

Câu thơ chỉ có sáu chữ khác hẳn với thơ luật Đường hoàn chỉnh đã tập trung lột tả được hình ảnh nhân vật trữ tình đang trong thời gian rảnh rỗi, tâm hồn thư thái, đang "hóng mát". Những tưởng là một thi nhân đang tận hưởng thú vui tao nhã của mình nhưng đó không phải là con người của Nguyễn Trãi. Bởi ông là

"người thân không nhàn mà tâm cũng không nhàn"(chữ dùng của nhà nghiên

cứu Lã Nhâm Thìn), một con người dù có bận bịu với cuộc sống nhưng không lúc nào quên chuyện "ái ưu" với dân, với nước:

"Bui có một lòng trung liễn hiếu

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen" (Thuật hứng số 24)

Con người ấy khi nhìn cảnh sống của dân chỉ mong sao: "Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Câu thơ sáu chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của tác giả. Một tấm lòng lo cho dân được ấm no, hạnh phúc. Một niềm hạnh phúc chung cho tất cả mọi người "khắp đòi phương". Ở bài "Tùng" để khắc họa một đặc điểm của cây tùng mà ít loại cây nào có được, Nguyễn Trãi viết:

"Cội rễ bền, dời chẳng động"

Câu thơ chỉ có sáu chữ, lại ngắt nhịp 3/3 ngắn gọn, chắc nịch, dứt khoát: "Cội rễ bền/ dời chẳng động" tăng thêm tính khẳng định sức sống mãnh liệt, khỏe khoắn, kiên cường, bất khuất của cây tùng. Kết thúc bài thơ cũng với câu

lục ngôn, ngắt nhịp 1/5 "Dành/ để trả nợ dân cày" như một lời hứa quyết tâm với nhân dân của một tấm lòng luôn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước.

Hay để miêu tả sức sống mãnh liệt của thiên nhiên vào hè, tác giả đã sử dụng cách ngắt nhịp ¾ nhằm lột tả đầy đủ biểu hiện của cảnh vật:

" Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ Hồng liên trì/ đã tiễn mùi hương"

Tất cả dường như đều muốn trỗi dậy, muốn bộc lộ hết vẻ đẹp của mình. Cây hòe trước hiên cứ như đang "đùn đùn" mà lên, đùn đùn mà toả rộng; cây lựu như đang "phun" ra những tia màu đỏ chói, như muốn cháy hết mình. Dưới ao những đài sen đang tỏa ngát hương thơm. Bằng tài quan sát và sự cảm nhận tinh tế của mình Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh mùa hè thật sinh động, đầy sức sống lôi cuốn người đọc.

Như vậy, chính "yếu tố Nôm" đã tạo nên những đặc sắc trong thơ Nôm Đường luật với những biểu hiện đầy đủ của các yếu tố. Tuy nhiên, để có thể hiểu được giá trị của một bài thơ Nôm Đường luật chúng ta còn phải nắm được các " yếu tố Đường luật" của bài thơ. Có như vậy mới có thể lần tìm được

những lớp nghĩa sâu kín dưới bề mặt con chữ của dòng thơ Nôm luật Đường. 1. 2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Vai trò, vị trí của thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông

Thơ Nôm Đường luật từ khi ra đời đã khẳng định được vai trò, vị trí của nó trong đời sống xã hội. Những vần thơ Nôm dù mộc mạc, giản dị như thơ của Nguyễn Trãi hay những vần thơ uyên bác của Bà huyện Thanh Quan thì cũng đều để chuyển tải tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người Việt Nam

Vì thế trong chương trình Ngữ văn THPT, thơ Nôm Đường luật chiếm một thời lượng khá lớn, được học tập và giảng dạy ở cả lớp 10 và 11. Tất cả những bài được đưa vào giảng dạy đều đã được thẩm định, tuyển chọn rất kĩ lưỡng để cho học sinh học tập.

Bảng 1.1. Các bài thơ Nôm Đường luật ở THPT Lớp 10 (kì 1) 11 (kì 1) Tên bài Cảnh ngày hè Nhàn Tự tình Câu cá mùa thu

Thương vợ Vịnh khoa thi hương

Chạy giặc Tác giả Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm Hồ Xuân Hương Nguyễn Khuyến Trần Tế Xương Nguyễn Đình Chiểu Tiết 38 40 5 6 9 10 17 Nhóm bài Văn bản trữ tình Văn bản trữ tình Văn bản trữ tình Văn bản trữ tình Văn bản trữ tình Văn bản trữ tình

Vì vậy việc dạy học thơ Nôm Đường luật có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu về thơ ca Trung đại Việt Nam nói chung và nhằm giúp học sinh tiếp cận, khám phá được cái hay, cái đẹp của thể thơ này nói riêng. Từ đó các em học sinh có cái nhìn toàn diện và hiểu biết sâu sắc về xã hội, về con người lúc bấy giờ.

Thơ Nôm Đường luật được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT đều là những bài đặc sắc đã được tuyển chọn từ những tác giả tiêu biểu. Tuy nhiên, các soạn giả chủ yếu đưa vào chương trình nhằm mục đích đặt việc tìm hiểu thơ Nôm Đường luật trong việc tìm hiểu đặc điểm của văn bản trữ tình nói chung để phục vụ cho việc giảng dạy phần Tập làm văn như cảm thụ, biểu cảm, nghị luận... Và các tác phẩm thơ Nôm Đương luật cũng đều đặt trong nhóm các bài thơ trung đại khác nói chung chứ chưa tách ra để tìm hiểu kĩ về đặc trưng thể loại, về thi pháp... so với các thể thơ Trung đại khác, nên còn nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu các bài thơ này.

1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w