Thuận lợi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 45)

Thơ Nôm Đường luật được đưa vào chương trình phổ thông từ khá sớm, ở chương trình Ngữ văn 7 các em đã được làm quen với một số tác phẩm thơ Nôm Đường luật như Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà của Nguyễn khuyến. Vì thế dù ít nhiều nhiều các em đã được tiếp cận với thể loại thơ ca này ở các lớp dưới và cũng có những nền tảng nhất định. Bởi vậy lên chương trình THPT các em lại tiếp tục được tìm hiểu thể loại thơ này nên cũng có nhiều những thuận lợi. Đa số các em học sinh đã nắm được tên tác giả, bài thơ, thể thơ và nội dung, nghệ thuật cơ bản của thể thơ này. Các em cũng có những hứng thú nhất định trong việc tìm hiểu, khám phá những bài thơ này so với một số bài thơ trung đại khác.

Đội ngũ các thầy cô giáo cũng có kiến thức chuyên môn vững vàng, có những hiểu biết nhất định về thể thơ này khi tìm hiểu nghiên cứu, giảng dạy. Hiện nay nguồn dữ liệu khai thác trên phương tiện công nghệ thông tin cũng tương đối thuận tiện nên cũng cũng việc tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi về thể thơ này cũng có nhiều thuận lợi hơn. 1.2.2.2. Khó khăn.

Đa số học phổ thông chưa thật sự thích học văn học trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng vì các em cho rằng văn học giai đoạn này vừa khó, vừa khô, lại có nhiều những điển cố, điển tích khó hiểu nên việc tiếp cận gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh học xong bài vẫn không hiểu tác phẩm thơ

Nôm Đường luật ấy nói cái gì, để làm gì.

Với giáo viên giảng dạy thể thơ này thì phương pháp chủ yếu cũng chỉ là thuyết giảng, hỏi đáp, đọc chép, còn các phương pháp đọc sáng tạo, đọc diễn cảm, vận dụng thi pháp thể loại, giảng bình còn rất ít, và thực sự chưa

được chú trọng. Do đó việc tìm hiểu thể thơ này mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp nội dung kiến thức mà chưa thấy hết cái hay, cái đẹp của thể thơ n à y mộ t c á c h t h ự c t h ụ .

Nhiều bài dạy chưa cho thấy được chất trữ tình của tác phẩm, chưa dạy đúng đặc trưng thể loại, chưa biết vận dụng những thi pháp cơ bản của thể thơ này để cắt nghĩa, giảng giải cho thật sâu sắc. Vì thế những câu hỏi đưa ra còn vụn vặt,đơn điệu, chưa khơi gợi được tư duy sáng tạo của học sinh và chưa tạo hứng thú cho người học. Với lại một số tác phẩm nội dung khá phong phú

nhưng thời lượng dành cho lại rất ít, thậm chí có tiết phải dạy đến hai bài liền nên việc giảng dạy chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nọi dung chính của bài thơ chứ không đủ thời gian để tìm hiểu khai thác những cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG THÍCH HỢP THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM

ĐƯỜNG LUẬT Ở LỚP 10 - THPT

2.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại hiện nay

2 . 1 . 1 . T h ực t r ạ n g d ạ y h ọ c t hơ t r u n g đ ạ i ở t r ư ờ n g t r u n g h ọ c p h ổ t h ô n g h i ện n a y h i ện n a y

Thực tế cho thấy việc dạy học thơ Nôm Đường luật cho học sinh THPT hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc dạy học thơ Nôm Đường luật đã được nhiều người quan tâm cả ở trong và ngoài nhà trường. Đã có nhiều hướng nghiên cứu về giảng dạy và tiếp nhận thơ Nôm Đường luật, đã có nhiều kiểu dạy học truyền thống và hiện đại về thơ Nôm Đường luật. Và thực tế qua nhiều năm đứng trên bục giảng cùng với nhiều những giáo viên say mê với nghề, nhưng cho đến nay việc dạy thơ Nôm Đường luật vân là một thách thức và chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn một nguyên nhân mà người viết bận tâm nhiều nhất để phát hiện đúng bản chất của công

việc này chính là việc chưa bám sát thi pháp của thơ ca trung đại vào trong giảng dạy.

Việc dạy học thơ trung đại là dạy thơ trên giảng đường khác tiếng. Vì vậy công việc này phải được tiến hành một cách bài bản. Từ tương quan văn hóa của hai thời kì hiện đại với trung đại, người công dân mới và người công dân thời trung đại trong sự kế thừa và phát triển, sự phù hợp của thơ trung đại với việc đọc hiện đại, những bài thơ được chọn trong sách giáo khoa đã thật tiêu biểu cho thời đại đó chưa (chẳng hạn tính chất tập quyền thời trung đại trong thơ thời Lí - Trần và người công dân hiện đại để chuẩn bị cho tâm lí tiếp nhận những tác phẩm Lí - Trần. Chẳng hạn tính chất "Thượng trí quân, hạ trạch dân" trong thơ thời Lê tiêu biểu là Nguyễn Trãi qua một số hình ảnh "Tướng sĩ

một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào", "Ta lấy toàn quân là hơn đ ể n hâ n d â n n ghỉ s ứ c " )

Như vậy công việc dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật còn là một vấn đề khá nan giải. Để giải mã được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cần thiết phải tiếp cận hình thức nghệ thuật của nó. Bởi tác phẩm văn học là chỉnh thể thống nhất của hai mặt hình thức và nội dung. Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung. Nội dung trong tác phẩm văn học cần phải được suy ra từ hình thức, đó là

"hình thức mang tính nội dung" (Trần Đình Sử). Vì vậy phương pháp chủ yếu

của thi pháp học là phương pháp hình thức, có thể hiểu "Phương pháp hình thức

là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó" (Nguyễn Văn Dân). Khi tìm hiểu một tác

phẩm văn học chủ thể tiếp nhận cần phải nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung bởi "Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải

hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy " và "Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản

thân nội dung và ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức " (Belinxki) [11; 256]. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn, không ít

cách dạy, cách học vi phạm nguyên tắc tách nội dung ra khỏi hình thức. Học tác phẩm văn học nhưng thoát ly văn bản. Trong nhà trường phổ thông có rất nhiều hiện tượng dạy tác phẩm văn chương nhưng lại tìm hiểu qua loa văn bản, học sinh học đôi khi chỉ học lướt qua văn bản, giáo viên thì chỉ coi trọng tìm "ý", vì thế

mới có tình trạng dạy thơ không cần thuộc, dạy truyện không không cần kể mà chỉ nêu ý chính ( Nguyễn Viết Chữ) [3; 9]. Đặc biệt là khi dạy đến những tác phẩm

thơ trung đại, việc dạy và học thơ trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là nỗi khổ của người giáo viên trung học phổ thông. Như chúng ta đã biết, để khám phá, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một một bài thơ trung đại thì không chỉ đòi hỏi ở người giáo viên cần phải có sự hiểu biết sâu sắc những kiến

thức về thi pháp thời đại, thi pháp tác giả, thể loại văn học,… mà còn đòi hỏi người học sinh cũng phải có những kiến thức nhất định về những vấn đề trên. Đây là một đòi hỏi chỉ có thể thực hiện ở những học sinh yêu thích, say mê tìm hiểu tác phẩm văn học. Trong bối cảnh hiện nay, còn được mấy học sinh yêu thích bộ môn này trong một lớp!

Vì vậy mà giáo viên chỉ đơn giản là truyền thụ kiến thức một chiều thiên về nội dung hoặc tìm ra những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc rồi truyền thụ cho học sinh mà không chú ý đến khát vọng, tâm lý học sinh. Việc tìm hiểu tác phẩm quá chú trọng nội dung tư tưởng tác phẩm trong dạy học văn trong một thời gian dài đã gây hậu quả nghiêm trọng. Một thực trạng nữa trong dạy học văn hiện nay là còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết, say mê với nghề nghiệp, lên lớp theo phương pháp cũ, thiếu sáng tạo, hấp dẫn. Đặc thù của các môn khoa học xã hội là nội dung kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa, sách giáo viên nên nếu giáo viên không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào con đường mòn là trình bày lại nội dung cố định. Chúng tôi đã dự nhiều giờ thao giảng và nhận thấy giáo viên chỉ cố gắng trình bày lại những điều có sẵn trong sách giáo khoa, vì thế giờ học rơi vào tình trạng hình thức. Ngay cả giờ

giảng được đánh giá là thành công thì tính chất độc diễn của giáo viên thể hiện khái rõ nét. Thậm chí có giờ dạy diễn ra sôi nổi, nhưng thực chất chỉ là một màn kịch diễn ra khéo léo, tất cả được giáo viên tập dượt trước, cả những câu hỏi bài cũ, và chỉ định học sinh nào phát biểu. Nhiều giáo viên được khen là hay nhưng thực chất là diễn thuyết hay. Học sinh học xong là kiến thức hầu như không còn đọng lại là bao nhiêu.

Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công, nếu chỉ có sự nỗ lực của giáo viên thì không đem lại kết quả mà quan trọng cần có sự hưởng ứng tích cực từ phía học sinh. Thói quen học tập thụ động, đối phó của học sinh là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay học sinh phải học nhiều môn, các em không có điều kiện đầu tư thời gian đích đáng cho tất cả các môn sinh ra tình trạng học lệch. Học theo phương pháp mới đòi

hỏi các em phải đầu tư thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử lý thông tin khoa học. Đa số học sinh không có đủ tài liệu cần thiết và chưa hình thành tư duy phản biện, độc lập trong học tập. Những khó khăn từ hai phía thầy và trò khiến cho việc đổi mới phương pháp dạy học rơi vào vòng luẩn quẩn, hình thức, ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả chưa cao. Từ thực trạng trên, có thể thấy môn Ngữ văn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay đang mất đi rất nhiều sức hấp dẫn đối với học sinh. Để lí giải điều này là cả một vấn đề không đơn giản. Từ chương trình, nội dung đến phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như tâm lí học tập của học sinh cũng cần phải xem xét.

2.1.2. Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 THPT hiện nay 2.1.2.1. Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT 2.1.2.1. Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT

*Mục đích khảo sát:

- Tìm hiểu thực tế dạy học ở một số trường THPT ở địa bàn tỉnh Nam Định nhằm phát hiện những khó khăn, thuận lợi, những ưu điểm và hạn chế của giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập thơ Nôm Đường luật ở trường THPT hiện nay.

- Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục.

*Thời gian và đối tượng khảo sát:

Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 84 học sinh lớp 10 trường THPT Giao Thủy C huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định và 84 lớp 10 trường THPT Quất Lâm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định để thu thập các thông tin về sở thích, kiến thức, kỹ năng cơ bản của học sinh khi học các văn bản thơ Nôm Đường luật.

Chúng tôi cũng khảo sát ý kiến, giáo án của 15 giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở 02 tổ Văn của 02 trường THPT trên địa bàn (có cả những giáo viên phụ trách những lớp có học sinh được chọn khảo sát ở trên) để nắm rõ về quá trình dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay.

Thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT là ở học kì I trong năm học 2014 - 2015.

* Tư liệu khảo sát:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Sách giáo viên Ngữ văn 10 - Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 10

- Giáo án của một số thầy cô dạy Ngữ văn lớp 10 * Nội dung khảo sát:

- Những khó khăn và thuận lợi của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật.

- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi giảng dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật.

- Các phương pháp, biện pháp giảng dạy thơ Nôm Đường luật của giáo viên. - Tâm lí, thái độ của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật. - Năng lực cảm thụ, phân tích thơ Nôm Đường luật của học sinh.

Mẫu phiếu khảo sát và giáo án ở phần phụ lục. *Phương pháp khảo sát:

- Lấy phiếu điều tra các nội dung đề xuất trong luận văn rồi tổng hợp và đánh giá kết quả khảo sát.

- Nghiên cứu bài làm của học sinh.

- Nghiên cứu giáo án và trao đổi với giáo viên.

- Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.

* Quá trình khảo sát:

- Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh lớp 10, phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh.

- Tiến hành phỏng vấn một số giáo viên trực tiếp dạy và một số học sinh ở lớp 10

- Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2.1.2.2. Kết quả khảo sát

Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi thi pháp trong phần tìm hiểu bài của các bài thơ Nôm Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn 10

chương trình cơ bản

Số TT Tên bài thơ Số câu hỏi câu hỏi về thi Tỉ lệ %

phần tìm pháp

hiểu bài

1 Cảnh ngày hè 5 1 20

2 Nhàn 5 2 40

Cộng 10 3 20

Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án

Số TT Tên trường Số giáo Kết quả

án khảo sát Có chú trọng đến thi pháp Tỉ lệ % Chưa chú trọng Tỉ lệ % 1 THPT Giao Thủy C 5 3 60 2 40 2 THPT Quất Lâm 4 2 50 2 50 Cộng 9 5 55,5 4 45,5

Bảng 2.3. Thống kê kết quả phiếu khảo sát phương pháp dạy học của giáo viên (15 giáo viên)

NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Quá trình giảng dạy các tác phẩm thơ Nôm, các thầy cô có quan tâm đến việc vận dụng thi pháp không?

a. Thường xuyên b. Đôi khi

c. Không quan tâm

2. Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho học sinh về thi pháp văn học trung đại chưa? a. có

b. Không c. Đôi khi

3. Để giúp cho học sinh hiểu được các tác phẩm thơ Nôm Đường luật các thầy cô thường dùng biện pháp nào?

a. Thuyết giảng b. Giảng bình c. Đọc diễn cảm

4. Để hướng dẫn cho học sinh đọc hiểu các văn bản các thấy cô thường chú trọng đến phương pháp nào?

a. Thuyết giảng b. Trao đổi, đối thoại c. Thảo luận nhóm SỐ GV KHẢO SÁT lựa chọn 5 82 4 65 9 4 2 9 33 TỈ LỆ % 33,3 53,3 13,3 26,7 40 33,3 60 26,7 13,3 60 20 20 44

5. Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho học sinh hiểu về đặc điểm thơ Nôm Đường luật chưa?

a. Thường xuyên 4 26,7

b. Đôi khi 6 40

c. Chưa bao giờ 5 33,3

2.1.2.3. Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay

Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT có 02 bài thơ Nôm Đường luật, đó là

"Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi và "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w