Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 54)

Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT có 02 bài thơ Nôm Đường luật, đó là

"Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi và "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Quá trình thu thập, xử lý thông tin đã giúp chúng tôi có một số nhận xét như sau:

* Ưu điểm:

- Học sinh được điều tra, khảo sát của hai trường đều là những học sinh có ý thức học tương đối tốt. Việc soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa đã trở thành việc làm thường xuyên của các em. Nhiều em còn dành thời gian để đọc các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học.

- Đa số học sinh được hỏi đều nắm được tên tác giả, thể thơ, nội dung cơ bản của các bài thơ Nôm Đường luật. Các em đều thích học 2 bài này hơn so với các bài thơ Trung đại khác cũng như các bài thơ Đường của Trung Quốc bởi học sinh không phải tìm hiểu văn bản chữ Hán khó thuộc, khó nhớ, khó hiểu. Nhiều em đã học thuộc bài ngay sau khi học, các em cũng hiểu được vai trò quan trọng của hoàn cảnh sáng tác đối với tác phẩm, sự liên quan mật thiết giữa các tác phẩm thơ Nôm Đường luật với hoàn cảnh xã hội đương thời. Nhiều em có khả

năng cảm thụ tương đối tốt đối với nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

- Nhìn chung đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, hầu hết đều đạt trình độ chuẩn. Các thầy cô đều là giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm và yêu nghề. Giáo viên đều ý thức được vị trí vai trò của thơ Nôm Đường luật, đồng thời hiểu được những khó khăn của học sinh khi học các tác phẩm văn

học này. Không những vậy, các giáo viên đều được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm, nhiều giáo viên không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin... thu hút hứng thú học của học sinh. - Các trường, tổ, nhóm bộ môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội giảng (những bài thơ Nôm Đường luật có số tiết giảng dạy trùng với dịp 20-11) nên giáo viên có cơ hội đầu tư, tìm hiểu sâu hơn các bài thơ Nôm Đường luật. Thông qua dự giờ, góp ý, giáo viên học hỏi và rút được nhiều kinh nghiệm cho giờ dạy của mình.

- Gần đây có rất nhiều sách tham khảo trên thị trường giúp giáo viên, học sinh có những hướng dẫn cụ thể cho từng bài để dạy và học các bài thơ Nôm Đường luật được tốt hơn.

* Hạn chế:

- Đa số giáo viên đều cho rằng các bài thơ Nôm Đường luật đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 10 là chưa phù hợp vì ở độ tuổi này các em khó có thể hiểu hết giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ do tầm hiểu biết văn học sử chưa đủ và tầm nhận thức, cảm thụ còn hạn chế.

- Cũng nhiều học sinh không thích học văn học Trung đại trong đó có thơ Nôm Đường luật vì đây là phần văn khô và khó. Các em soạn bài rất sơ sài, nhiều em chép trong các loại sách học tốt mà không hiểu nội dung. Các em hầu hết chỉ nắm được nội dung cơ bản của ba bài thông qua phần ghi nhớ chữ chưa nhận thức được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, chưa có kiến thức về thể loại thơ cũng như hoàn cảnh lịch sử ra đời của các bài. Sự cảm nhận của các em còn thụ động, máy móc và công thức, phần lớn là diễn nôm tác phẩm. Nhiều học sinh học xong bài vẫn không hiểu học những tác phẩm thơ Nôm Đường luật để làm gì. Từ việc không hiểu ý nghĩa nhân văn, giá trị bất tử của các tác phẩm thơ Nôm Đường luật dẫn đến việc không có hứng thú tiếp nhận.

- Đa số giáo viên được hỏi về phương pháp giảng dạy của ba bài thơ Nôm Đường luật đều sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết giảng, hỏi đáp, đọc chép

còn các phương pháp đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, so sánh đối chiếu về thi pháp thể loại, giảng bình thì rất ít. Vì họ đều cho rằng mất thời gian, không đủ giờ và các em đều soạn bài ở nhà nên đã đọc rồi. Do đó chất lượng giờ dạy trên lớp chưa cao.

- Khảo sát giáo án của hai giáo viên, chúng tôi thấy hai giáo án chưa thấy được tính chất trữ tình của tác phẩm, chưa dạy tác phẩm đúng đặc trưng thể loại; hệ thống câu hỏi chưa hợp lý còn vụn vặt, đơn điệu, chưa phân loại được các đối tượng học sinh; lượng kiến thức còn hạn chế. Nhiều giáo viên được phỏng vấn có tâm lý ngại đổi mới phương pháp, giáo án soạn một lần dạy trong nhiều năm trừ các tiết hội giảng mới đầu tư hơn.

*Nguyên nhân:

- Giáo viên chưa nhận ra mối liên hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc, chưa chú ý đến đặc trưng thể loại của tác phẩm.

-Tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy, học hiện nay tràn lan trên thị trường hầu hết đều xa rời đặc trưng thể loại.

- Do khoảng cách thời đại tác phẩm ra đời với thời đại học sinh đang sống.Vì không hiểu hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống, quan điểm tư tưởng cũng như quan điểm thẩm mỹ của cha ông ta nên đã dẫn đến hiện tượng các em đánh đồng thời trung đại với thời đại ngày nay.

- Do khoảng cách về vốn sống, tầm văn hóa, tầm hiểu biết của học sinh và thời Trung đại. Các tác phẩm thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều các thành ngữ, tục ngữ, điển tích mà các em không hiểu được. Thí dụ: khi học bài "Thương vợ" của Trần Tế Xương, một số em chỉ hiểu đơn thuần bài thơ nói về tình thương đối với vợ. Mà thực ra thành ngữ "dãi nắng dầm mưa" được Tú Xương vận dụng sáng tạo, đảo trật tự thành " năm nắng mười mưa dám quản công" để diễn tả số phận long đong, vất vả, gian chuân của bà tú... hoặc trong bài Cảnh ngày

hè, Nhàn thì những điển cố, điển tích như Ngu cầm, Rượu đến cội cây... học

vào việc lý giải nội dung các tác phẩm này còn gặp nhiều khó khăn nên các em không hiểu và không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.

- Việc tiếp nhận văn học Trung đại nói chung, thơ Nôm Đường luật nói riêng phải dựa trên hệ thống đề tài, chủ đề, hệ thống hình tượng- nghệ thuật. Nhưng những hệ thống này hiện nay đều không phù hợp nữa. Vì thế việc dạy học văn học thơ Nôm Đường luật gặp nhiều lúng túng.

- Thơ Nôm Đường luật phát triển và tồn tại có chịu ảnh hưởng lớn của văn học Trung Quốc. Vì thế việc tìm hiểu thơ Nôm Đường luật không thể tách rời với việc xem xét ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Công việc này gần như quá sức với cả giáo viên và học sinh.

- Giáo viên chưa có các biện pháp thích hợp với đặc trưng thể loại của thơ Nôm Đường luật. Hầu hết các giờ học đều đơn điệu, xa cách nhận thức thẩm mỹ của học sinh nhất là học sinh lớp 7. Giáo viên chỉ chú trọng đến thuyết giảng mà chưa quan tâm học sinh lĩnh hội như thế nào. Trong khi giảng bài, giáo viên thường liệt kê nội dung phân tích một cách đơn thuần, học sinh thì thụ động nghe và ghi chép. Nhiều câu hỏi cần được chia sẻ, khám phá nội dung nghệ thuật thì chưa được phát huy. Giáo viên còn cảm thụ giúp học sinh, hệ thống câu hỏi đơn điệu chưa kích thích được tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Đặc biệt, giáo viên chưa chú trọng đến hạt nhân nhân văn, yếu tố làm nên sức hấp dẫn, trường tồn của thơ Nôm Đường luật. Vì vậy, giờ học chưa có trọng tâm, chỉ tìm hiểu bề ngoài mà không thấy hết chiều sâu của tác phẩm.

Từ thực trạng tìm hiểu trên, chúng tôi nhận thấy rằng muốn giảng dạy tốt thơ Nôm Đường luật ở THPT giáo viên phải có những biện pháp thích hợp gắn với việc vận dụng thi pháp của văn học trung đại để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn về thơ Nôm Đường luật. Tình trạng duy ý văn bản còn diễn ra khá phổ biến, việc giải mã thông tin nghệ thuật của văn bản cũng chưa được giải quyết một cách cụ thể, thấu đáo, việc dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật còn xa rời nguyên lí dạy học hiện đại đó là đi từ khái quát dến cụ thể. Hiểu được thi pháp thì mới có cơ

sở để hiểu quan niệm nghệ thuật cũng như cách sử dụng ngôn ngữ, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của các nhà thơ biểu hiện trong từng tác phẩm cụ thể. Có như vậy, giáo viên mới tạo cho học sinh những điều kiện cần thiết để hiểu được kết cấu, ngôn ngữ, quan niệm nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật. Vì vậy chúng tôi đề xuất một một số biện pháp dạy học thơ Nôm Đường luật theo hướng vận dụng thi pháp sau:

2.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông

2.2.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc

2.2.1.1. Bám sát thi pháp của thơ Hán Nôm Đường luật trung đại

T h i p h á p t h ơ Nô m Đ ư ờ n g l u ậ t n ó i r i ê n g v à t h ơ t r u n g đ ạ i n ó i c h u n g đ ề u mang được vẻ đẹp của tâm hồn người Việt, vì thế khi tìm hiểu khám phá các t á c p h ẩ m v ă n h ọ c g i ai đ o ạ n n à y c h ú n g t a p h ả i b á m s á t đ ặ c t rư n g t h i p h áp của thơ Hán, Nôm Đường luật thì mới hiểu sâu sắc được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Phân tích một văn bản thơ chữ Nôm Đường luật bao giờ cũng đòi hỏi người tiếp nhận phải phân định được bố cục và kết cấu, đề tài, thể loại, thi liệu, ngôn ngữ giọng điệu... của bài thơ. Trên những cơ sở đó hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của nó trong việc biểu hiện nội dung và thể hiện những sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả.

Trước hết việc xác định bố cục của một bài thơ Đường luật là tương đối dễ dàng vì nó đã có quy định chặt chẽ. Đó là cái khung cố định cho những bài thơ chung một thể loại. Bố cục là cách để gọi tên chức năng cho từng phần. Ví dụ hai câu đề có chức năng mở bài bằng cách nêu ra sự vật, hiện tượng để giới thiệu khái quát vấn đề mà nhà thơ đề cập tới. Hai câu thực có chức năng nêu ra các hiện tượng, sự vật sát với đề thơ để làm rõ hơn, cụ thể hơn vấn đề. Hai câu luận có chức năng luận bàn về những hiện tượng, sự vật đã được nói từ bốn câu kể trên. Đó là sự nhận thức trên cơ sở thực tiễn của hình tượng, sự vật mà khái

quát nâng lên thành một luận đề mang tính lí luận để làm sâu sắc thêm ý thơ. Hai câu kết có chức năng làm ngưng kết ý bài. Giáo viên cần căn cứ vào đó để có cách tìm hiểu linh hoạt. Ví dụ, khi dạy bài thơ "Tự tình" của Hồ Xuân Hương thì đây là một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơ Đường. Vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn học sinh khai thác theo bố cục của bài thất ngôn bát cú, gồm 4 phần đề - thực - luận - kết. Ở mỗi phần luôn có sự song hành bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khai thác tìm hiểu.

Tiếp cận văn bản theo hướng vận dụng thi pháp hướng chúng ta đặt mối quan tâm đến ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu... của tác phẩm. Ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm chính là thái độ đánh giá cuộc sống của tác giả thông qua cảm xúc thẩm mĩ gửi gắm qua câu chữ. Nhiều khi ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu trong tác phẩm văn chương lại có mối liên hệ khăng khít với nhau. Ta có thể nhận ra giọng điệu nhẹ nhàng, nhịp điệu khoan thai, ung dung như những bước chân đang thả bộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu thơ "một mai, một cuốc, một cần câu" trong bài thơ Nhàn. Ta có thể lắng nghe âm thanh "lao xao chợ cá" của làng ngư phủ đang vang vọng lại trong tâm hồn Nguyễn Trãi trong Cảnh

ngày hè để thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân khi cảm nhận về cuộc sống.

Bám sát đặc trưng thi pháp của thơ Hán, Nôm Đường luật là giúp giáo viên và học sinh nắm được những điều cơ bản nhất về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ ca trung đại.

2.2.1.2. Bám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trun g đạ i trun g đạ i

Mỗi tác phẩm văn chương lại được ra đời vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong đó phải kể đến yếu tố văn bản gốc của nhà văn - người sáng tác và hoàn cảnh lịch sử xã hội tác động đến việc ra đời của tác phẩm. Vì vậy trong quá trình dạy tác phẩm thơ trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nói chung chúng ta phải có sự hiểu biết kĩ lưỡng về tác giả đã sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào, phong cách nghệ thuật của nhà văn ra sao. Bởi lẽ đời tư của tác

giả cũng góp một phần quan trọng để tạo nên cá tính sáng tạo hoặc ngôn ngữ giọng điệu của nhà thơ.

Ví dụ khi tìm hiểu về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ta phải biết được hoàn cảnh sáng tác bài thơ này của tác giả là khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn cho nên mọi hình ảnh, cảnh vật đều mang đậm những nét của cảnh làng quê thôn dã với cây hòe, cây lựu, ao sen, âm thanh của tiếng chợ quê quen thuộc... Và chính điều này đã làm cho giọng điệu của bài thơ trở nên tươi vui, ấm áp mang tính ngợi ca vẻ đẹp cuộc sống của nhà thơ khi được sống hòa mình vào với thiên nhiên và cuộc sống của nhưng con người nơi làng quê mộc mạc, giản dị.

Bên cạnh đó chúng ta còn cần phải bám sát vào văn bản gốc của bài thơ vì đây đều là những bài thơ được sáng tác, được viết bằng chữ Nôm mà thế hệ ngày nay ít biết đến những loại văn tự này. Cũng ở bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ta có thể thấy được nhiều từ, ngữ cổ mà nay rất ít dùng vì thế người giáo viên phải bám sát vào văn bản gốc để giải thích, cắt nghĩa cho học sinh. Ví dụ như từ "rồi" nghĩa là rỗi rãi, rảnh rỗi, nhàn hạ, từ "tiễn" mà văn bản gốc là từ "tịn" nghĩa là sen dưới ao đã gần hết mùi hương để muốn nói tới mùa hè đã sắp hết, từ "dắng

dỏi" nghĩa là tiếng ve ngân lên nghe thánh thót, lúc trầm

lúc bổng như những bản đàn. Hoặc từ "dẽ có" mà văn bản gốc là "lẽ có" nghĩa là lẽ ra nên có cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy lên khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thái bình của nhân dân.

Nh ư v ậ y v i ệ c bá m s á t vă n bả n gố c v à t hờ i đ ạ i , gi a i đ oạ n s á ng t á c đ óng một vai trò khá quan trọng trong quá trình dạy học văn chương nhất là các t á c p h ẩ m t h ơ , ca t ru n g đ ạ i . V ì đ i ề u n à y s ẽ h ư ớ n g ch o h ọ c s i n h h i ểu đ ú n g , hiểu sâu về tác phẩm.

2.2.1.3. Đối chiếu các văn bản, phát hiện, khơi gợi, kích thích sự hình thành năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng

Tìm hiểu, khám phá, phân tích các tác phẩm văn học trung đại không chỉ đơn thuần là phân tích ngôn từ, lớp nghĩa mà muốn học sinh ngoài sự cảm thụ và say mê còn phải thực sự hiểu được những cái mới trong những tác phẩm để

củng cố thêm niềm say mê với văn học trung đại, trân trọng những sự sáng tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w