Hướng dẫn học sinh vượt rào cản ngôn ngữ thông qua hoạt động cắt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 81)

nghĩa, chú giải * Hoạt động chú giải C h ú g i ả i l à mộ t h o ạ t đ ộ n g h ế t s ứ c t h i ế t t h ự c k h i d ạ y c á c t á c p h ẩ m v ă n h ọ c t r u n g đ ạ i n ó i c h u n g v à d ạ y h ọ c t h ơ N ô m Đ ư ờn g lu ậ t n ó i r i ê n g . Ch ú g i ả i đ ể h ọ c s i n h h i ể u r õ , h i ể u s â u s ắ c h ơ n v ề n ộ i d u n g c ủ a v ă n b ả n mà n h à v ă n muốn gửi gắm. 72

"Chú giải là cách làm sáng tỏ một khái niệm, một phạm trù lạ bị che đậy hoặc ẩn dưới một hình thức ngôn ngữ bác học hoặc ngôn ngữ lịch sử để biến chúng thành cụ thể dễ hiểu và đặt chúng trong mối quan hệ với một bộ phận hoặc toàn bộ văn bản để thấy được ý nghĩa, tác dụng của chúng trong toàn bộ văn bản" [9, tr. 42]. Biện pháp này rất quan trọng, dùng cho việc dạy văn học trung đại nói chung và dạy học thơ Nôm Đường luật nói riêng. Bởi ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật rất cô đọng, hàm súc. Hình thức chữ Nôm vốn đã khó hiểu đối với học sinh, lại thêm các biện pháp nghệ thuật như ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố khiến cho bài thơ càng trở nên khó hiểu và khó tiếp nhận. "Chú giải sâu chính là biện pháp rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ giữa học sinh với thơ cổ để tiếp nhận văn bản có hiệu quả, đây là cách để thời sự hóa trở lại các văn bản cổ và bắc cho thơ cổ một chiếc cầu để nối lịch sử với hiện tại, khôi phục lại, trẻ hóa văn bản thơ cổ để người đương thời, nhất là lớp học sinh trẻ hiện nay dễ tiếp nhận "[9, tr. 43].

Cách thức cụ thể của chú giải và tác dụng:

- Chú giải từ: Đây là điều khó khăn trong dạy học thơ Nôm Đường luật vì ngôn ngữ của thơ Nôm Đường luật chủ yếu là chữ Nôm với những từ ngữ cổ, thuật ngữ cổ rất xa lạ. Chú giải làm cho từ ngữ được hiểu một cách rõ ràng hay nói cách khác là làm cho học sinh hiểu từ và thông nghĩa, hiểu câu trước rồi mới có cơ sở để cảm thụ thơ.

Khi chú giải cần chú ý vào nghĩa của từng từ, tách ra từng tiếng mà giảng nghĩa, rồi phải đặt từ đó vào câu thơ mới hiểu hết, hiểu cặn kẽ nghĩa của từ ngữ đó. Bởi mỗi từ trong từng văn cảnh lại có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Đặt từ trong câu thơ là đặt nó trong chỉnh thể nghệ thuật giúp học sinh có thể hiểu từ một cách chính xác. Chẳng hạn bài thơ Cảnh ngày hè của nhà thơ Nguyễn Trãi, trong bài này, tác giả sử dụng một số từ ngữ cổ mà nếu không giải nghĩa các từ ngữ này, học sinh khó có thể hiểu hết ý nghĩa của câu thơ, bài thơ.

"Rồi hóng mát thuở ngày trường"

Học sinh đã vấp phải hàng rào ngôn ngữ với một số từ rất xa lạ mà phần chú thích sách giáo khoa cũng không có, hoặc có chú thích một cách sơ sài không rõ nghĩa như một số từ: "rồi", "ngày trường". Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải chú giải từ:

- "rồi": ở đây là chỉ sự rỗi rãi, rảnh rỗi

- "ngày trường": là ngày dài và nhiều ngày liên tiếp

Sau đó đặt các từ vào câu thơ rồi kết hợp với các từ khác trong câu để hiểu ý nghĩa của cả câu thơ. Câu thơ muốn nói tới cảnh thi nhân nhàn rỗi, rảnh rỗi dạo chơi hóng mát trong suốt những ngày hè dài mà không có việc gì làm. Từ việc chú giải từ trên, giáo viên giúp học sinh thấy được hoàn nhàn rỗi bất đắc dĩ của Nguyễn Trãi khi về ở ẩn.

Hoặc trong câu thơ: "Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương" ở đây chung ta cũng cần đi vào giải thích về một số từ ngữ

- "dắng dỏi" theo chú thích của sách giáo khoa là inh ỏi là chưa hợp lí mà phải hiểu ở đây tiếng ve nó ngân lên thành từng đợt nghe lúc trầm, lúc bổng như những bản đàn, bản nhạc.

- "tịch dương" là bóng nắng lúc chiều tà gợi lên sự vắng vẻ

Có thể nói từ chú giải từ đến chú giải sâu về ý là điều cần thiết để giúp học sinh dần cảm nhận được nội dung ý nghĩa của câu thơ, hiểu được những gì mà tác giả muốn gửi gắm qua những từ ngữ đó. Đây cũng chính là việc đưa học sinh vào cuộc đối thoại với nhà thơ để làm bừng sáng nhận thức của các em trong quá trình tiếp cận thơ Nôm Đường luật.

- Chú giải điển cố, điển tích: Cùng với việc chú giải từ ngữ, việc chú giải điển cố, điển tích cũng là một hoạt động quan trọng trong quá trình giúp học sinh vượt rào cản ngôn ngữ của tác phẩm thơ Trung đại. Điển cố, điển tích là lấy xưa để nói nay, nhắc lại việc xưa bằng một vài chữ mà gợi lên sâu sắc các tầng ý nghĩa, khiến lời văn thêm sinh động. Việc dùng điển cố, điển tích khiến câu thơ trở nên hàm súc và chuyển tải được lượng thông tin lớn. Điều quan trọng trong dạy học thơ Nôm Đường luật là phải hiểu được nội dung điển cố, điển tích và

dụng ý của tác giả khi sử dụng các điển cố, điển tích đó. Với học sinh THPT nhất là học sinh lớp 10, hiểu được nội dung điển cố, điển tích đã khó do nền tảng tri thức về văn học cổ của các em còn nghèo nàn, nhưng tìm ra dụng ý nghệ thuật của tác giả trong việc đưa điển cố, điển tích đó vào tác phẩm với các em còn khó khăn hơn. Phần lớn các em chỉ hiểu hời hợt bề ngoài nên không thấy được cái hay, cái chất của văn chương, những cái ý sâu xa mà điển cố, điển tích đó đưa lại.

Chú giải điển cố là giúp học sinh tái hiện nội dụng văn bản, ý nghĩa thẩm mĩ của nó với người xưa, từ đó giúp các em tự vận động để hiểu thơ Nôm Đường luật trong giai đoạn hiện nay. Chú giải điển cố bao giờ cũng gồm hai bước. Thứ nhất, giáo viên cần chú giải nghĩa đen của điển cố, tức làm cho học sinh hiểu biết rõ nguồn gốc của điển cố. Thứ hai, sau khi giúp học sinh nắm được nghĩa đen của điển cố, giáo viên cần phân tích hoặc chú giải thêm giá trị thẩm mĩ của nó, đặt nó vào trong văn cảnh để bình giảng, cắt nghĩa ý của câu thơ, tìm ra tấc lòng của tác giả gửi gắm vào đó.

Chẳng hạn ở bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ta có thể gặp điển cố trong câu thơ "Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng" thì giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu Ngu cầm ở đây là cây đàn của vua Ngu Thuấn một trong những triều đại thịnh trị trong truyền thuyết Trung Hoa để nhà thơ gảy lên khúc Nam phong ngợi ca cuộc sống thái bình, thịnh trị của nhân dân ta. Khúc Nam phong của vua Ngu Thuấn thường được gảy lên để ca ngợi cuộc sống thái bình, gió

nam thuận thì nhân dân ta thêm nhiều của cải, thêm sự giàu sang, phú quý. Còn trong bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì ở hai câu cuối tác giả có sử dụng điển tích: "Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao".

Ở đây tác giả đã dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình đang ở nước Hòe An, được hưởng công danh phú quý rất mực vinh hiển, nhưng sau khi tỉnh dậy thì hóa ra đó chỉ là một giấc mộng. Từ đó người ta thường dùng điển này để nói: phú quý chỉ như một giấc

chiêm bao. Trong bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mượn điển này cũng để nói: phú quý chỉ như một giấc chiêm bao, không có thật, từ đó để thấy được thái độ coi thường danh lợi, phú quý của nhà thơ.

Như vậy hoạt động chú giải là một trong những biện pháp quan trọng trong quá trình dạy học thơ Nôm Đường luật. Biện pháp này giúp học sinh bước đầu khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm thơ Nôm Đường luật góp phần kích thích sự hứng thú và khả năng chủ động, tích cực suy nghĩ, tìm hiểu về bài thơ. Bằng việc chú giải, giáo viên đã gợi mở cho học sinh tìm ra chìa khóa giải mã và định hướng sự giải mã bài thơ cho học sinh khi tiếp xúc với những yếu tố đầu tiên mang nhiều dụng ý nghệ thuật, rất công phu của tác giả để chuyển từ văn bản thơ chết thành một tác phẩm sống động trong đầu mỗi học sinh. Chú giải còn thúc đẩy quá trình tiếp nhận bài thơ thêm chắc chắn, bởi nó đã làm cho yếu tố ngôn ngữ vốn được sử dụng một cách bóng bẩy đầy hàm ý nghệ thuật trở nên dễ hiểu, cụ thể hơn nhất là khi đặt nó trong mối quan hệ với chỉnh thể nghệ thuật.

* Hoạt động cắt nghĩa

Văn học trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng là loại hình văn học có khoảng cách lớn với học sinh cả về không gian và thời gian, về tư duy nghệ thuật và về quan điểm thẩm mĩ. Vì thế mà người ta còn nói "dạy văn học

trung đại là dạy văn trên giảng đường khác tiếng". Ngôn ngữ sử dụng trong thơ

Nôm Đường luật là chữ Hán và chữ Nôm, một thứ chữ quen thuộc với cha ông ta nhưng lại rất xa lạ khó hiểu với học sinh hiện nay. Chính vì vậy, hoạt động cắt nghĩa đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh vượt rào cản ngôn ngữ để hiểu nghĩa của từ, câu, hình ảnh và mối quan hệ của chúng trong văn bản từ đó tiếp cận được nội dung và ý đồ nghệ thuật của tác giả trong bài. Cắt nghĩa chính là quá trình làm cho ý nghĩa của từ, của ngữ, câu và hình ảnh nổi bật trong văn bản, làm sáng tỏ hình tượng. Cắt nghĩa là một cách tìm ra câu trả lời của tác giả gửi đến bạn đọc thông qua văn bản.Vì vậy, yêu cầu đặt ra với giáo viên Ngữ văn là phải có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán,

nếp sống, văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh nghiệm thẩm mĩ thì mới có sự cắt nghĩa chính xác.

Cắt nghĩa ngôn ngữ gồm cắt nghĩa từ, cắt nghĩa hình ảnh và cắt nghĩa câu. - Cắt nghĩa từ:

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ nên nghĩa của tác phẩm văn chương bắt đầu bằng nghĩa biểu hiện trên bề mặt của ngôn từ, kể cả những tác phẩm thơ của các nhà thơ Nôm Đường luật. Do một số những đặc trưng riêng trong cấu trúc nên lớp nghĩa ngôn từ của thơ chữ Hán-Nôm trung đại có thể bao gồm lớp nghĩa bề mặt (nghĩa đen, nghĩa hiển ngôn) lớp nghĩa biểu tượng, lớp nghĩa hiển ngôn được toát lên từ toàn bộ chỉnh thể ngôn từ.

Lớp nghĩa bề mặt có giá trị thông báo về sự việc, hiện tượng, sự việc được nói đến trong bài thơ. Ví dụ: Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi thì trên bề mặt của câu chữ là một bức tranh phong cảnh ngày hè hết sức tươi đẹp, sinh động, tràn đầy sức sống, nhưng chúng ta cần chú ý vì bài thơ lại được đặt trong chùm

Bảo kính cảnh giới (nghĩa là gương báu răn mình) với ý nghĩa là răn bản thân mình

phải biết yêu quý thiên nhiên, tạo vật và đời sống của con người. Lớp nghĩa này là căn cứ để xác định nghĩa biểu tượng của bài thơ.

Lớp nghĩa biểu tượng trong thơ là lớp nghĩa quan trọng bởi thơ trung đại thường dùng cách diễn tả bằng những biểu tượng (do bị hạn chế về số lượng từ miêu tả, nhưng các nhà thơ vẫn còn sử dụng một số lượng từ mang hàm nghĩa biểu tượng nhất định mới diễn đạt nổi ý thơ). Người xưa làm thơ là để nói ý nên rất chú trọng tạo cho ý thơ sâu lắng để người đọc cảm nhận được thơ đến nghiền ngẫm và hiểu được cái hay cái đẹp của thơ, đạt đến điều đó mới làm say đắm lòng người. Do yêu cầu trên nên thơ Nôm Đường luật diễn đạt ý tứ bằng từ mang ý nghĩa trừu tượng vừa làm cho lời thơ giản dị, tự nhiên vừa làm cho ý thơ hàm súc, ý nhị, sâu kín, tạo cho câu thơ có dư âm. Cách diễn đạt bằng biểu tượng, bắt buộc người đọc cùng một lúc sử dụng hai tư duy, tư duy về hình ảnh và suy luận để vừa bắt được hình ảnh thơ vừa phân tích ra ý nghĩa của chúng mà hiểu ý thơ.

Lớp nghĩa được tạo nên bởi toàn bộ chỉnh thể trong thơ trữ tình trung đại mới là lớp nghĩa chính mà trong quá trình phân tích ta cần chú ý đến nhất . Nó là tầng nghĩa sâu kín mà nhà thơ trên còn đường sáng tạo đã tốn rất nhiều công sức, tâm huyết để lựa chọn sắp xếp, hệ thống tất cả các phương tiện ngôn từ ấy để thể hiện ý đồ ngôn từ của mình. Đây chính là tầng nghĩa chính đủ tất cả những tư tưởng tình cảm, ý đồ của người viết, quan niệm nhân sinh mà nhà thơ muốn gửi gắm đến bạn đọc, thông qua tác phẩm văn chương của mình. Bản thân lớp nghĩa này rất đa dạng. Vì vậy, cắt nghĩa từ phải đặt trong mạch cảm xúc của câu thơ, bài thơ.

Ở bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thơ:

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao."

Trong câu thơ có những từ như "nơi vắng vẻ", "chốn lao xao" cần phải được cắt nghĩa để học sinh nắm được và hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu thơ, bài thơ. Từ vắng vẻ ở đây không chỉ đơn thuần hiểu là nơi không gian vắng lặng, hiu quạnh mà cần phải hiểu là nơi ít người qua lại, không có ai cầu cạnh, bon chen, ở nơi đó tâm hồn nhà thơ được thư thái, tĩnh tâm, tự do, thoải mái sống

hòa hợp với thiên nhiên trong sáng. Đây cũng là cách nói ẩn dụ của nhà thơ để chi lối sống tự do, thanh bạch, không màng tới danh lợi của một bậc hiền sĩ. Tương tự như vậy cụm từ "chốn lao xao" cũng không đơn thuần là chỉ nơi đông đúc, ồn ào mà chốn lao xao ở đây còn được dùng để chỉ nơi sang trọng, quyền thế ở đó con người sống đua chen trong vòng danh lợi với tất cả những thủ đoạn hiểm độc của mình.

- Cắt nghĩa hình ảnh: Mục đích của cắt nghĩa hình ảnh là làm bật sáng hình ảnh, làm rõ dụng ý nghệ thuật của tác giả bài thơ. Cắt nghĩa cái biểu đạt thông qua các hình ảnh hoặc hình tượng là một hình thức kiểm tra cao nhất, khó khăn nhất đối với người học. Việc cắt nghĩa này buộc học sinh phải tự đặt mình vào vị trí của văn bản để tiếp xúc văn bản. Bởi mỗi hình ảnh đều là sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ, nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong tác phẩm.

Mặt khác hình ảnh trong thơ trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng thường cô đọng, súc tích gợi nhiều liên tưởng ở người đọc nhưng cũng là chỗ khó khăn nhất, phức tạp nhất trong cảm thụ, tiếp nhận. Bởi xây dựng những hình ảnh thơ, người nghệ sĩ thường sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật vừa làm tăng sức hấp dẫn cho thơ vừa tăng tính hàm súc. Với thơ Nôm Đường luật, việc sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng làm cho các câu thơ trở nên quen thuộc, đôi khi đến sáo mòn công thức. Nhưng chính những hình ảnh quen thuộc đó lại gây những khó khăn cho người đọc, nhất là với bạn đọc học sinh ngày nay. Vì đã sáo mòn thì ít cảm xúc, ít gây được sự rung động, nếu không cắt nghĩa để gợi lên không khí, khung cảnh, sự việc mà hình ảnh đó biểu đạt nên khó nắm bắt.

Ví dụ hình ảnh "Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ" trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi đã gợi tả được hình ảnh cây lựu trước hiên nhà đang trổ những chùm hoa đỏ thắm rực rỡ. Động từ phun được dùng một cách chính xác, tinh tế để diễn tả màu đỏ của hoa lựu đang thời kì trổ bông mãnh liệt nhất, từ thức là một từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w