Sau khi tiến hành các tiết dạy ở các lớp đối chứng và các tiết dạy ở lớp thực nghiệm với giáo án đã thiết kế trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả tiếp nhận kiến thức của học sinh theo phiếu yêu cầu đã được phát ra với các nội dung sau:
1) Bức tranh thiên nhiên ngày hè được Nguyễn Trãi quan sát, gợi tả như thế nào? Có gì là đặc sắc?
2) Bức tranh cuộc sống ngày hè được nhà thơ cảm nhận như thế nào? Có gì mới mẻ, độc đáo?
3) Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong bài thơ? Cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
5) Sau khi học xong bài thơ em thấy bài thơ đã giúp cho em những gì trong cuộ c s ống ?
Bảng 3.2. Thống kê kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh trong sự so sánh, đối chứng
Trả lời
Câu Đúng, Ở mức Sơ sài Chưa
Lớp Số phiếu
hỏi đầy đủ trung đúng
bình Thực nghiệm 84 41 32 08 03 Câu 1 Đối chứng 84 27 25 25 07 Thực nghiệm 84 37 31 11 05 Câu 2 Đối chứng 84 26 28 23 07 Thực nghiệm 84 43 29 10 04 Câu 3 Đối chứng 84 28 33 18 05 Thực nghiệm 84 39 26 14 05 Câu 4 Đối chứng 84 29 35 12 08
Nhận xét: Trong tổng số 168 phiếu khảo sát được phát ra cho 4 lớp (2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng) ở 2 trường THPT tại địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, chúng tôi đã tổng hợp được kết quả như bảng thống kê trên. Kết quả
cho thấy sau khi được học với giáo án thực nghiệm, sự tiếp thu kiến thức của học sinh đã có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể:
- Câu số 1: Số học sinh trả lời đúng, đầy đủ ở các lớp thể nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 14 em.
- Câu số 2: Số học sinh trả lời đúng, đầy đủ ở các lớp thể nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 11 em.
- Câu số 3: Số học sinh trả lời đúng, đầy đủ ở các lớp thể nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 15 em.
- Câu số 4: Số học sinh trả lời đúng, đầy đủ ở các lớp thể nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 10 em.
Sau khi dạy thực nghiệm, kiểm tra kết quả học tập của học sinh, thăm dò ý kiến của học sinh và giáo viên dự giờ, chúng tôi sơ bộ có những đánh giá sau : + Việc vận dụng hướng dạy học này đã đem lại những kết quả ban đầu khả quan về một số phương diện sau:
- Tỉ lệ học sinh nắm vững kiến thức sau giờ học là khá cao. - Giờ học tạo được khí thế học tập sôi nổi.
+ Kết quả thăm dò học sinh và giáo viên dự giờ cho thấy những phản hồi tích cực. Đa số đều thấy cách dạy này mới, khác hẳn với kiểu dạy tác phẩm văn chương hiện tại. Nếu bình thường hướng khai thác một tác phẩm văn chương là khai thác về phần nội dung tư tưởng trước, sau đó mới tìm hiểu những nét đặc sắc nghệ thuật. Nhưng với cách dạy này thì lại đi ngược lại, từ nghệ thuật suy ra nội dung, hơn nữa nghệ thuật lại được xem xét một cách hệ thống, bám sát những đặc trưng phong cách nghệ thuật của tác giả. Dạy theo cách này, một tác phẩm văn chương mới thực sự được giải mã một cách khoa học và được đặt đúng vị trí của một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Hơn nữa sau mỗi giờ học ngoài việc nắm vững kiến thức của bài học, học sinh còn nắm được một số lí thuyết của thi pháp học, từ đó dần hình thành năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh. Vì thế đa số ý kiến đều tán đồng.
+ Tuy nhiên còn một số ý kiến cho rằng cách dạy học theo hướng vận dụng thi pháp là khá khó, nhất là với đối tượng học sinh yếu kém, hơn nữa với đối tượng học sinh, việc nắm vững và vận dụng những kiến thức lí thuyết thi pháp học là khá khó khăn.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, hướng dạy học tác phẩm văn chương theo hướng bám sát thi pháp tác giả hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tiễn, và có thể trở thành một xu hướng dạy học tiến bộ và hiệu quả cao. Hi vọng với việc phát huy những thế mạnh, hạn chế và khắc phục dần những nhược điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, những lần thực nghiệm sau sẽ đạt kết quả cao hơn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trải qua gần một nghìn năm phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng bởi những đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc về cả hai phương diện: thực tiễn sáng tác và ý nghĩa lí luận. Nó đã phản ánh được những điều kiện bản chất, quy luật của quá trình giao lưu, tiếp nhận văn học. Các tác phẩm thơ Nôm Đường luật đã chiếm một vị trí khá quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT. Đưa các tác phẩm thơ trung đại, nhất là các tác phẩm thơ Nôm Đường luật vào giảng dạy cho đối tượng học sinh lớp 10 là một bước tiến mạnh mẽ trong dạy học văn, bởi lẽ với các tác phẩm thơ Đường luật thường giàu tính hàm súc, hạn chế về khoảng cách tiếp nhận. Tuy nhiên, những tác phẩm đó cách chúng ta hàng trăm năm, thể hiện những tư tưởng thẩm mĩ, cách cảm, cách hiểu của người xưa về con người, cuộc sống khác hẳn với học sinh hiện nay. Trong khi đó, trình độ nhận thức của học sinh còn nhiều hạn chế, vốn ngôn ngữ còn ít ỏi, tri thức nền tảng về văn hóa, lịch sử, xã hội…còn nghèo nàn. Hơn nữa, nhiều giáo viên hiện nay chưa thực sự coi trọng thi pháp thể loại khi dạy học văn nên
thường dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật như dạy các tác phẩm thơ hiện đại. Điều đó gây ra tình trạng học sinh không thích học mảng thơ này. Chính vì vậy, dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật hữu hiệu không thể không coi trọng đặc trưng thi pháp. Thi pháp thể loại là chìa khóa để giải mã các tác phẩm hàm súc như thơ Nôm Đường luật.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của các môn học trong nhà trường phổ thông, xuất phát từ yêu cầu khắc phục thực trạng dạy học kém hiệu quả của môn Ngữ văn nói chung và dạy học tác phẩm thơ trung đại nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu cấp thiết, mang tính đột phá nhằm đưa môn học này trở về đúng với vị trí và vai trò của nó trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt với tinh thần đổi mới phương pháp theo hướng phát huy năng lực của học sinh. Vì vậy, luận văn muốn tìm đến một hướng dạy phù hợp,
nâng cao tính khoa học và nghệ thuật của một giờ dạy tác phẩm văn chương, lại phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo về năng lực tư duy cho học sinh. Luận văn đã đi sâu theo hướng dạy học tác phẩm văn chương trên cơ sở bám sát thi pháp tác giả, thi pháp văn học trung đại. Đây là hướng dạy học đi sâu vào văn bản để tìm những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản, dựa trên những đặc trưng thi pháp thơ trung đại, thi pháp tác giả, từ hình thức nghệ thuật đó suy ra nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Cách dạy này góp phần làm thay đổi lối mòn trong cách dạy học văn truyền thống là luôn coi trọng phần nội dung của một tác phẩm văn học, có xu hướng biến tác phẩm văn học thành một giờ giảng đạo đức hay giờ bàn luận về những vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội mà coi nhẹ hình thức nghệ thuật của tác phẩm, hoặc nếu có chú ý tìm hiểu thì cũng chưa thành một hệ thống và không có cơ sở lý thuyết về những đặc trưng nghệ thuật đó. Hơn nữa với hướng dạy học tác phẩm văn chương theo hướng vận dụng thi pháp, ngoài lợi ích là dạy học hiệu quả một tác phẩm cụ thể còn góp phần trang bị cho học sinh những tri thức về lý thuyết, hình thành năng lực cảm thụ văn chương, từ đó bồi dưỡng tình yêu đối với môn học này.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học thơ Nôm Đường luật theo hướng vận dụng thi pháp cho học sinh THPT, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dạy học thể thơ này. Để dạy tốt các tác phẩm thơ Nôm Đường luật theo chúng tôi cái cốt lõi là phải khai thác được hạt nhận tư tưởng nhân văn trong tác phẩm. Muốn làm được điều này, giáo viên cần hướng dẫn các em chiếm lĩnh tác phẩm thông qua các biện pháp như gắn với lịch sử hình thành của tác phẩm, đọc tác phẩm, phân tích kết cấu của tác phẩm đó, vượt qua rào cản ngôn ngữ của văn học trung đại vốn xa lạ với các em, tìm ra cái mới, so sánh đối chiếu để khắc sâu ấn tượng về tác phẩm. Các biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng để xây dựng hệ thống câu hỏi phân tích tác phẩm và dựa trên cơ sở đó, biện pháp giảng bình sẽ giúp các em cảm nhận rõ hơn chiều sâu của tác phẩm.
Từ những biện pháp đã đề xuất trên, chúng tôi thiết kế một giáo án về một tác phẩm thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn THPT và tiến hành dạy thực nghiệm. Những kết quả thu được sau quá trình thực nghiệm đã bước đầu chứng minh những biện pháp do chúng tôi đề xuất có khả năng áp dụng rộng rãi trong thực tế.
2. Khuyến nghị
- Muốn nâng cao hiệu quả dạy học thơ Nôm Đường luật, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên phải hiểu rõ đặc trưng thi pháp của thơ Nôm Đường luật, phải ý thức được tầm quan trọng của việc vận dụng thi pháp khi dạy học các tác phẩm này. Từ đó, giáo viên cần có biện pháp dạy học phù hợp, giúp học sinh hiểu được giá trị nội dung, giá trị thẩm mĩ mà tác phẩm đưa lại.
- Các tổ, nhóm chuyên môn cần thường xuyên tổ chức những chuyên đề bồ i dư ỡng ki ế n t hứ c về t h i ph á p v ă n h ọc t r un g đạ i , t h i ph á p t á c g i ả , h ư ớng dẫn giáo viên phương pháp giảng dạy theo hướng vận dụng thi pháp để giáo viên có cái nhìn cụ thể hơn với một giờ dạy học tác phẩm văn chương đúng đặc trưng thể loại.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Đồng thời nếu thấy học sinh yếu ở điểm nào, giáo viên cần bổ sung kiến thức, kĩ năng cho các em ở điểm đó. Đây cũng là quá trình đòi hỏi sự tận tâm, đầu tư chuyên môn, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học của người giáo viên.
Để nâng cao chất lượng dạy và học tác phẩm thơ Nôm Đường luật cho học sinh Trung học phổ thông, chắc chắn còn rất nhiều biện pháp khác và nhiều
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết, song việc dạy học theo hướng vận dụng thi pháp vẫn là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế dạy học hiện nay. Tuy vậy, do khả năng có hạn, những đề xuất đưa ra trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, trao đổi, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để những vấn đề đặt ra trong luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 10. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn Ngữ văn THPT lớp 10. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
3. Hoàng Hữu Bội (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
4. Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo
loại thể. Nhà xuất bản đại học Sư phạm, Hà Nội.
5. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong
nhà trường. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
6 . T r ầ n Q u a n g D ũ n g (2 0 0 5 ) , H ồ n g Đ ứ c q u ố c â m t h i t ậ p t r o n g t i ến t r ì n h t h ơ
N ô m Đ ư ờ n g l u ậ t V i ệt N a m t h ờ i t ru n g đ ạ i . N h à x u ất b ản đ ạ i h ọ c S ư phạm,
Hà Nội.
7. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Bá Hán (2004), Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
9. Nguyễn Thanh Hùng (2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ
sở. Nhà xuất bản đại học Sư phạm, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007), Để dạy và học tốt tác phẩm văn chương
(phần Trung đại) ở trường phổ thông. Nhà xuất bản đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Đặng Thanh Lê (1990), Hồ Xuân Hương và dòng thơ Nôm Đường l uật . Tài
l i ệ u bồi d ư ỡ ng gi á o v i ê n d ạy t he o S GK Văn 10 m ớ i . Đạ i họ c Sư phạm, Hà
Nội.
12. Nguyễn Lộc (2005), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX). Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
13. Phan Trọng Luận (2007), Phương pháp dạy học văn (tập 1). Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
14. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương - bạn đọc sáng tạo. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Đăng Na (2005), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam (tập 1-2), giáo trình cao đẳng sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
17. Nguyễn Đăng Na (2007), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam (tập 1-2), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
18. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
19. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Trần Đình Sử (2008), Lí luận văn học tập 2. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
22. Lã Nhâm Thìn (1998), Thơ Nôm Đường luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
23. Lã Nhâm Thìn (2006), Bình giảng thơ Nôm Đường luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
24. Lã Nhâm Thìn (2009), Phân tích tác phẩm văn học trung đại từ góc nhìn thể
loại. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
25. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hôi, Hà Nội.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính gửi các thầy giáo, cô giáo.
Để phục vụ cho việc khảo sát về công tác dạy học văn trong trường THPT, xin các thầy cô vui lòng điền vào phiếu trả lời dưới đây.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Họ tên giáo viên:……… Trường:……… ... 1. Quá trình giảng dạy các tác phẩm thơ Nôm, các thầy cô có quan tâm đến việc vận dụng thi pháp không?
a. Thường xuyên b. Đôi khi
c. Không quan tâm
2. Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho học sinh về thi pháp văn học trung đại chưa?
a. có b. Không c. Đôi khi
3. Để giúp cho học sinh hiểu được các tác phẩm thơ Nôm Đường luật, các thầy cô thường dùng biện pháp nào?
a. Thuyết giảng b. Giảng bình c. Đọc diễn cảm.
4. Để hướng dẫn cho học sinh đọc hiểu các văn bản thơ Nôm các thấy cô thường chú trọng đến phương pháp nào?
a. Thuyết giảng b. Trao đổi, đối thoại c. Thảo luận nhóm
5. Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho học sinh hiểu về đặc điểm thơ Nôm Đường luật chưa?
a. Thường xuyên b. Đôi khi c. Chưa bao giờ
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH TIẾP THU KIẾN THỨC