4. Kết quả thực tập theo đề tà
3.2.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay
khi vay vốn
Cơ sở của giải pháp:
NH thường tập trung chủ yếu cho việc thẩm định trước khi vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay, làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Sau khi NH cấp vốn cho KH, thì KH chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của khoản vay. Tuy nhiên, điều đó sẽ được đảm bảo hơn khi KH có được sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ phía NH.
Mục tiêu của giải pháp:
Giúp NH kiểm soát được tình hình hoạt động của KH, hành vi của người vay vốn, hạn chế rủi ro đạo đức của DN, đảm bảo đồng vốn được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích.
Cách thực hiện giải pháp:
- Rà soát chặt chẽ các khoản vay, thực hiện những biện pháp hạn chế nợ quá hạn, thu hồi nợ xấu.
- Cần cử cán bộ theo dõi thường xuyên khoản vay của DN bằng cách xuống cơ sở kinh doanh kiểm tra định kỳ để chắc chắn rằng DN sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết ban đầu.
- Định kỳ phân loại nợ; đánh giá và xếp hạng DN; xem xét tình trạng hiện tại và đánh giá lại các TSĐB của DN, để đảm bảo rằng NH có quyền hợp pháp sở hữu toàn bộ hay một phần của tài sản thế chấp hoặc cầm cố trong trường hợp DN không trả được nợ.
- Theo dõi và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của DN. Rõ ràng, việc theo dõi sát sao tình hình hoạt động kinh doanh của DN sẽ giúp cho cán bộ tín dụng kiểm soát DN tốt hơn trong khâu thu nợ.
- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên liên hệ với phòng kế toán, để kiểm tra tình hình trả lãi vay, vốn gốc củ KH. Từ đó, xác định được những khoản vay sắp đến hạn để cán bộ tín dụng sẽ có những biện pháp nhắc nhở, thông báo với KH.
- Trong trường hợp thấy DN đang gặp phải những khó khăn nhưng vẫn có khả năng hoàn trả đủ cả gốc và lãi cho NH, thì NH cần có những giải pháp hợp lý và kịp thời để hỗ trợ DN như gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ,…