Nguyên nhân từ phía DN vay vốn tại NH

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh hòa bình, phòng giao dịch đồng khánh (Trang 70)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía DN vay vốn tại NH

Thứ nhất, hạn chế về vốn:

Muốn phát triển thì các DN phải chủ động tìm kiếm và đa dạng các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các DNVVN không chỉ ngồi trông chờ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, vốn tài trợ cho các DN chủ yếu là vốn vay NH. Nếu NH đặt lợi ích của toàn xã hội lên trên lợi ích của ngành thì sẽ phải đáp ứng vốn cho vay quá khả năng nội tại của DN, vì thế sẽ làm mất bản chất chỉ mang tính bổ sung của nguồn vốn cho vay. Trong một chừng mực nhất định, NH sẽ phải hạ thấp điều kiện vay vốn, khi đó vốn vay chiếm tỉ lệ cao đặt NH vào thế không an toàn, bởi vì các khoản vay có được hoàn trả hay không còn phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của DN, khi DN gặp rủi ro sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động NH, nếu tình hình xấu hơn, DN bị phá sản, NH có nguy cơ mất vốn.

Thứ hai, khả năng sử dụng vốn vay của DN kém:

Trong quá trình hoạt động của mình, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khiến các DN hoạt động không tốt, không sử dụng hiệu quả vốn vay từ NH. Các yếu tố chủ quan có thể là do trình độ quản lý, lãnh đạo của người chủ DN, không thích ứng được với những thay đổi của thị trường. Nguyên nhân khách quan có thể đến từ những KH của DN, các đối tác làm ăn, các đối thủ cạnh tranh, từ những biến động bất lợi trên thị trường. Tuy nguyên nhân như thế nào đi nữa thì kết quả vẫn là DN làm ăn không hiệu quả, kinh doanh không có lợi nhuận, không trả được nợ cho NH, tạo ra những khoản nợ quá hạn cho NH.

Thứ ba, số liệu tài chính của DN không trung thực:

Một thực tế tồn tại lâu nay là tình trạng các DN vay vốn luôn đối phó với NH thông qua việc cung cấp số liệu không trung thực, mặc dù số liệu này đã được các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Chế độ kế toán đã ban hành nhưng phần lớn các DN thực hiện không nghiêm túc. Điều này gây khó khăn cho NH trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay của DN.

Đặc biệt đối với các DNVVN, tính thiếu minh bạch của thông tin còn cao trong khi cán bộ tín dụng lại không đủ kinh nghiệm và khả năng thẩm định đế đánh giá thực chất tình hình của DN; chính vì vậy để phòng ngừa rủi ro, PGD đã đưa ra những yêu cầu cao về TSĐB đối với những DNVVN. Đây cũng là nguyên nhân tại sao PGD còn khá đề cao và coi trọng TSĐB.

Thứ tư, về đạo đức của các DN:

Tư cách đạo đức, thiện trí trả nợ của DN cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NH. Nhiều DN có hành vị lừa đảo cán bộ tín dụng NH như: sau khi vay vốn đã không sử dụng vốn đúng mục đích, dù đủ khả năng trả nợ nhưng vẫn cố tình trì hoãn trả nợ để kéo dài thời gian sử dụng vốn,… Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 chúng ta đã hiểu sơ lược về Eximbank Đồng Khánh và nắm được tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN của NH thông qua các chỉ tiêu như DSCV, DSTN, dư nợ cho vay cũng như nợ quá hạn. Trong chương này thì chúng ta cũng biết được những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN. Trong quá trình thực tập đã được tiếp xúc với công việc nên em có đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN của PGD. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu Chương 3: Một số giải pháp nhằm đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN tại Eximbank – PGD Đồng Khánh.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh hòa bình, phòng giao dịch đồng khánh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)