4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.2.1. Kết quả huy động vốn của Eximbank Chi nhánh Hòa Bình – Phòng Giao
Phòng Giao dịch Đồng Khánh
NHTM là một định chế tài chính trung gian, là loại hình DN hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ NH. Các NHTM muốn hoạt động một cách bình thường, muốn thực hiện các nghiệp vụ sử dụng vốn cho vay, đầu tư,… thì trước tiên cần phải có vốn vì vốn tại NHTM không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Vốn trong NHTM gồm có nhiều loại khác nhau, trong đó VHĐ là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất. Chính vì vậy trước khi tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn cần nắm rõ kết quả đã đạt được trong công tác huy động vốn của NH. Trong thời gian qua Eximbank Đồng Khánh đã luôn chủ động tích cực và quan tâm phát triển hoạt động huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng theo kế hoạch xác định.
Xem xét cơ cấu nguồn VHĐ trong 3 năm qua từ năm 2012 đến năm 2014:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Eximbank – CN Hòa Bình – PGD Đồng Khánh giai đoạn 2012-2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012 TT (%) 2013 TT (%) 2014 TT (%) 2013/2012 2014/2013 (+)/(-) % (+)/(-) % Tổng VHĐ 1.350.386 100 1.568.103 100 1.608.299 100 217.717 16,12 40.196 2,56 Theo kì hạn Không kì hạn 393.683 29,15 531.115 33,87 582.654 36,23 137.432 34,91 51.539 9,7 Ngắn hạn 815.228 60,37 938.855 59,87 985.133 61,25 123.627 15,16 46.278 4,93 Trung dài hạn 141.475 10,48 98.133 6,26 40.512 2,52 -43.342 -30,64 -57.621 -58,72
Theo đối tượng KH
Tổ chức kinh tế 450.602 33,37 494.809 31,55 261.882 16,28 44.207 9,81 -232.927 -47,07 Dân cư 892.263 66,07 1.073.168 68,44 1.346.001 83,69 180.905 20,27 272.833 25,42 Định chế tài chính 7.521 0,56 126 0,01 416 0,03 -7.396 -98,32 290 230,16
Theo loại tiền tệ
VND 896.622 66,40 1.499.226 95,61 1.545.044 96,07 602.604 67,21 45.818 3,06
Ngoại tệ 453.764 33,60 62.877 4,39 63.255 3,93 -390.887 -86,14 378 0,60
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Đồng Khánh)
Để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, NH đã đẩy mạnh công tác huy động, qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn VHĐ liên tục tăng trong ba năm vừa qua: Năm 2012, VHĐ là 1.350.386 triệu đồng. Năm 2013, VHĐ tăng 16,12% so với năm 2012, đạt mức 1.568.103 triệu đồng. Đến năm 2014, nguồn VHĐ vẫn tiếp tục tăng nhưng tăng chậm hơn, chỉ tăng 2,56% so với năm 2013. Như vậy ta có thể thấy mức tăng trưởng của năm 2013 gấp 6,3 lần mức tăng trưởng của năm 2014;
nguyên nhân do năm 2014 tình hình lạm phát tăng cao, lãi suất được quản lý chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt giữa các NH trên địa bàn khiến tình hình huy động vốn tại PGD gặp nhiều khó khăn.
Về cơ cấu nguồn VHĐ theo kì hạn:
VHĐ không kì hạn và ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao (khoảng 90%). Nguồn VHĐ trung và dài hạn chiếm tỉ trọng rất thấp và ngày càng có xu hướng giảm. Vào thời điểm cuối năm 2014, nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng 2,52% trong tổng số VHĐ, giảm 58,72% so với năm 2013; nguyên nhân là vì nền kinh tế không ổn định, lãi suất biến động liên tục, cộng với tâm lý lo ngại lạm phát nên KH e dè hơn với việc gửi tiết kiệm trung và dài hạn.
Với tỉ trọng VHĐ theo kì hạn như trên tạo điều kiện cho NH đầu tư vào phát triển tín dụng với chi phí sử dụng vốn rẻ vì chi phí trả lãi cho VHĐ không kì hạn và ngắn hạn thường thấp hơn nhiều so với VHĐ trung dài hạn, tuy nhiên đây cũng là mối lo lớn về rủi ro thanh khoản của NH bởi lẽ VHĐ không kì hạn và ngắn hạn (đặc biệt là VHĐ không kì hạn) có tính không ổn định, thường xuyên biến động. Hơn nữa, tỉ trọng về VHĐ không kì hạn và ngắn hạn cao gây khó khăn cho NH trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kì hạn vì kì hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kì hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kì hạn và lãi suất.
Về cơ cấu nguồn VHĐ theo đối tượng KH:
VHĐ từ các định chế tài chính chỉ chiếm tỉ trọng rất thấp và có xu hướng tăng giảm không ổn định.
VHĐ từ dân cư ngày càng tăng trưởng và chiếm tỉ trọng cao. Đạt được kết quả như vậy là nhờ trong thời gian qua NH đã triển khai một số chương trình, sản phẩm mới có sức hấp dẫn như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm khuyến mãi, lộc xuân may mắn… Đồng thời, NH đã chú ý hơn đến công tác chăm sóc KH cá nhân, đặc biệt là những KH quan trọng. Bên cạnh đó cơ chế chi thưởng huy động vốn đã phần nào khuyến khích cán bộ trong NH tích cực hơn trong công tác huy động vốn.
Ngược lại với tình hình huy động vốn từ dân cư, nguồn VHĐ từ các tổ chức kinh tế năm 2013 chỉ tăng nhẹ so với năm 2012 (tăng 9,81%), sau đó giảm mạnh vào năm 2014 ( giảm 47,07%). Qua đó cho thấy tình hình huy động vốn từ các tổ chức kinh tế gặp nhiều khó khăn, khả năng thu hút các khoản tiền gửi từ thành phần
này còn hạn chế. Nguồn vốn này của NH thường không ổn định và phụ thuộc vào các DN lớn. Trong năm 2012, NH đã huy động được nguồn vốn lớn từ một số công ty như nhà máy Đạm Phú Mỹ, tuy nhiên thì số dư chỉ tăng tạm thời trong thời gian ngắn rồi sau đó sụt giảm đáng kể.
Về cơ cấu nguồn VHĐ theo loại tiền tệ:
VHĐ bằng VNĐ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu VHĐ (năm 2012 chiếm 66,40%, năm 2013 là 95,61%, năm 2014 là 96,07%). Nguồn vốn này liên tục tăng trưởng qua các năm, nếu xét cả giai đoạn 2012-2014 VHĐ bằng VNĐ đã tăng từ 896.622 triệu đồng lên đến 1.545.044 triệu đồng (tăng 72,32%).
VHĐ bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ, nguồn vốn này tăng giảm không ổn định và phụ thuộc vào một số KH lớn của NH.