4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.2.2.1 Doanh số cho vay
Bảng 2.4: DSCV ngắn hạn đối với DN tại Eximbank – CN Hòa Bình – PGD Đồng Khánh 2012-2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 (+)/(-) % (+)/(-) % DSCV ngắn hạn đối với DN 813.859 961.708 1.096.842 147.849 18,17 135.134 14,05
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Đồng Khánh)
Năm 2012, DSCV ngắn hạn đối với DN là 813.859 triệu đồng. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng 18,17% so với năm trước, đạt mức 961.708 triệu đồng. Đạt được những điều này một phần là nhờ vào sự nỗ lực của NH, một phần là vì năm 2013 nước ta đã ngăn chặn thành công đà suy giảm, nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá cao, nhiều DN đã vượt qua giai đoạn khó khăn và bắt đầu làm ăn có lãi, chính vì vậy các DN có nhu cầu vay vốn cao để phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh. Trên đà phát triển của năm 2013, DSCV trong năm 2014 tiếp tục tăng thêm 135.134 triệu đồng tương đương tăng 14,05% so với năm 2013. Xét về tốc độ tăng trưởng thì mức tăng của năm 2014 kém hơn năm 2013 (14,05%<18,17%). Nguyên nhân do trong năm 2014, lãi suất huy động tăng đẩy lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của DN, khiến các DN không mặn mà với việc vay vốn NH. Ngoài ra việc DSCV tăng trưởng chậm còn bắt nguồn từ nền kinh tế khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến cho các DN làm ăn kém hiệu quả, các DN sản xuất cầm chừng, quy mô sản xuất thu hẹp dẫn đến ít DN vay vốn để sản xuất kinh doanh, giá trị các khoản vay cũng nhỏ hơn so với năm trước.
Nhìn lại giai đoạn 2012-2014, ta thấy DSCV ngắn hạn đối với DN đã không ngừng tăng lên trong ba năm, đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng cho vay cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Qua đó cho thấy quy mô của hoạt động cho vay tại NH ngày càng được mở rộng.
Doanh số cho vay ngắn hạn theo quy mô DN:
Để biết DN nào được gọi là DN lớn, DN nào là DNVVN thì phải căn cứ theo quy mô nguồn vồn, về số lượng lao động và nhiều yếu tố khác theo quy định của nhà nước. Eximbank – CN Hòa Bình – PGD Đồng Khánh cũng dựa trên những quy định đó để phân chia, sau đây là tình hình doanh số cho vay theo quy mô DN
Bảng 2.5: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DN theo quy mô DN
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012 TT (%) 2013 TT % 2014 TT (%) 2013/2012 2014/2013 (+)/(-) (%) (+)/(-) (%) DSCV ngắn hạn đối với DN 813.859 100 961.708 100 1.096.842 100 147.849 18,17 135.134 14,05 DN lớn 512.894 63,02 572.153 59,49 638.921 58.25 59.259 11,55 66.768 11,67 DNVVN 300.965 36,98 389.555 40,51 457.921 41,75 88.590 29,44 68.366 17,55
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Đồng Khánh)
Doanh nghiệp lớn
Các DN lớn thường là các DN đã hoạt động lâu năm trên thị trường do đó hoạt động thường ổn định, tăng trưởng đều đặn và ít biến đổi; hơn nữa với quy mô vững chãi của mình sẽ giúp cho các DN này có thể đứng vững và hoạt động tốt trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ. Với truyền thống phục vụ các DN lớn là hoạt động trọng tâm của NH. Chính vì vậy trong giai đoạn 2012-2014, DSCV đối với các DN lớn luôn chiếm tỉ trọng cao (>55%) và tăng trưởng qua các năm. DSCV năm 2012 là 512.894 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 63,02%; sang năm 2014 tiếp tục tăng 11,67% đạt 638.921 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 58,25%.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
So với các DN lớn thì năng lực tài chính và trình độ quản lý của các DN có quy mô vừa và nhỏ yếu kém hơn, tuy nhiên các DNVVN lại có lợi thế nhanh gọn, năng động và linh hoạt. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy DSCV đối với DNVVN tuy chiếm tỉ trọng thấp hơn so với các DN lớn nhưng lại có xu hướng tăng dần qua năm. Điều này phản ánh định hướng hoạt động của NH là gia tăng quan hệ với các DNVVN có tình hình hoạt động kinh doanh tốt, tài trợ vốn cho các DN này theo đúng chủ trương chính sách trợ giúp phát triển DNVVN của Chính phủ. Không những tăng dần về tỉ trọng trong cơ cấu cho mà số vốn vay NH tài trợ cho DNVVN
cũng tăng trưởng qua các năm. Năm 2012, DSCV là 300.965 triệu đồng. Năm 2013, DSCV tăng 29,44%, so với năm 2012. Sang năm 2014, DSCV tiếp tục tăng thêm 17,55% so với năm trước. Đạt được những kết quả nói trên là nhờ trong thời gian qua NH đã chủ động hơn trong việc tiếp cận với các DNVVN để nắm bắt nhu cầu vay vốn, chủ động tìm kiếm những phương án sản xuất kinh doanh khả thi để thẩm định hồ sơ và cho vay; các quy trình, quy chế và chính sách cho vay cũng được đổi mới linh hoạt và phù hợp hơn với điều kiện thị trường và xu hướng cạnh tranh của các NHTM.
Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.6: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DN theo thành phần kinh tế
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012 TT (%) 2013 TT (%) 2014 TT (%) 2013/2012 2014/2013 (+)/(-) % (+)/(-) % DSCV ngắn hạn DN 813.859 100 961.708 100 1.096.842 100 147.849 18,17 135.134 14,05 DN nhà nước 115.080 14,14 180.695 18,79 188.061 17,15 65.615 57,02 7.366 4,08 DN ngoài quốc doanh 698.779 85,86 781.013 81,21 908.781 82,85 82.234 11,77 127.768 16,36
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Đồng Khánh)
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
Nếu so với các DN ngoài quốc doanh thì DSCV ngắn hạn đối với DNNN chiếm tỉ trọng nhỏ hơn. Năm 2012, DSCV DN nhà nước là 115.080 triệu đồng, chỉ chiếm tỉ trọng 14,14%. Năm 2013, DSCV tăng trưởng mạnh (tăng 57,02%) và ở mức khá cao 180.695 triệu đồng, tỉ trọng cũng được nâng lên thành 18,79% trong tổng DSCV ngắn hạn. Năm 2014, tuy tỉ trọng có giảm nhẹ (giảm 1,64%) so với năm 2013 nhưng DSCV ngắn hạn đối với thành phần DN này vẫn tiếp tục tăng thêm 4,08% đạt mức 188.061 triệu đồng. DSCV đối với các DNNN có xu hướng tăng là do: thứ nhất, kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện nên vốn đầu tư cho các DN này vẫn lớn, thứ hai, các DNNN vay vốn tại NH chủ yếu là các KH truyền thống, các đối tác lớn và có uy tín, vì vậy NH tập trung cho vay.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Bên cạnh vai trò chủ đạo của các DNNN, DN ngoài quốc doanh là thành phần ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt là đối với nên kinh tế thị trường như hiện nay. Tại Eximbank Đồng Khánh, DN ngoài quốc doanh là thành phần DN vay vốn ngắn hạn của NH nhiều nhất, luôn chiếm trên 80% trong tổng DSCV ngắn hạn, tuy tỉ trọng cho vay có xu hướng giảm nhẹ nhưng DSCV đối với thành phần này vẫn tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước: năm 2012 DSCV là 698.779 triệu đồng; năm 2013 tăng 11,77% đạt 781.013 triệu đồng; năm 2014 tăng 16,36% đạt 908.781 triệu đồng. Nguyên nhân DSCV đối với thành phần này tăng trưởng qua các năm và chiếm tỉ trọng cao là do hiện nay nước ta đã từng bước có những chính sách khuyến khích phát triển, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và thông thoáng hơn đối với việc thành lập DN trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; chính vì vậy mà nhu cầu vốn của các DN ngoài quốc doanh là rất lớn.
Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề hoạt động
Bảng 2.7: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DN theo ngành nghề hoạt động
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Đồng Khánh)
Ngành công nghiệp
Trong ba năm qua, ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (khoảng 30%) trong cơ cấu hoạt động cho vay ngắn hạn của NH. Tình hình cho vay đối với ngành này cũng không ngừng mở rộng. Năm 2012, DSCV la 246.843 triệu
Chỉ tiêu Năm So sánh 2012 TT (%) 2013 TT (%) 2014 TT (%) 2013/2012 2014/2013 (+)/(-) % (+)/(-) % DSCV ngắn hạn DN 813.859 100 961.708 100 1.096.842 100 147.849 18,17 135.134 14,05 Công nghiệp 246.843 30,33 287.760 29,92 333.361 30,39 40.917 16,58 45.601 15,85 Xây dựng 102.709 12,62 118.492 12,32 115.116 10,50 15.783 15,37 -3.376 -2,85 Thương mại - dịch vụ 447.867 55,03 537.179 55,86 637.675 58,14 89.312 19,94 100.496 18,71 Ngành khác 16.440 2,02 18.276 1,90 10.689 0,97 1.836 11,17 -7.587 -41,51
đồng. Năm 2013 tăng thêm 40.917 triệu đồng, tương đương tăng 16,58% so với năm 2012. Đến năm 2014, tăng thêm 15,85%, đẩy DSCV lên 333.361 triệu đồng.
Ngành xây dựng
Ngành xây dựng là một trong những ngành rất phát triển ở nước ta, đặc biệt nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố diễn ra rất tấp nập và khẩn trương, nhu cầu vốn trong xây dựng là rất lớn. Để tài trợ cho các công trình xây dựng các DN thường vay vốn trung và dài hạn, tuy nhiên trong quá trình chờ giải ngân vốn, các DN thường phải đi vay vốn ngắn hạn để phục vụ các hoạt động như thuê nhân công, thuê thiết bị xây dựng, mua vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng,… Tỉ trọng DSCV ngắn hạn đối với các DN trong ngành này xếp vị trí thứ ba trong cơ cấu cho vay. Năm 2012, DSCV ngành xây dựng là 102.709 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 12,62%. Năm 2013, DSCV tăng 15,37% so với năm trước đạt 118.492 triệu đồng, tuy nhiên tỉ trọng giảm xuống chỉ còn 12,32%. Đến năm 2014, không những tỉ trọng giảm xuống 10,50% mà số vốn cho vay cũng giảm 2,85%, tương đương giảm 3.376 triệu đồng so với năm 2013. Nguyên nhân là so ngành xây dựng thường gắn liền với bất động sản mà trong năm 2014 thị trường bất động sản bị ảnh hưởng đóng băng từ năm 2013, không có tiến triển lớn khiến cho ngành xây dựng tăng chậm lại, ngoài ra nhưng tín hiệu không tốt như vậy nên chính sách cho vay của NH đối với ngành này cũng có phần thắt chặt, e dè hơn.
Ngành thương mại - dịch vụ
Ngành thương mại - dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành nghề cả về cơ cấu DSCV, DSTN lẫn cơ cấu dư nợ. Về DSCV, tỉ trọng của ngành này không những cao nhất mà còn tăng dần qua các năm. Năm 2012 chiếm 55,03%; năm 2013 tăng lên 55,86%, sang năm 2014 chiếm đến 58,14%. Cùng với việc tăng dần tỉ trọng, DSCV cũng tăng trưởng nhanh mỗi năm. Năm 2013 tăng 19,94% so với năm 2012 đạt mức 537.179 triệu đồng, năm 2014 tăng 18,71% hay tăng thêm 100.496 triệu đồng nữa so với năm 2013. Điều này cũng dễ hiểu vì xu thế hiện nay ngành thương mại – dịch vụ đang rất phất triển. Trong những năm qua tại địa bàn quận đã tổ chức có hiệu quả mạng lưới cung ứng và tiêu thụ; khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới đại lý. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát triển rất mạnh
các loại hình thương mại, dịch vụ: dịch vụ vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, cho thuê, mướn nhà, dịch vụ du lịch, văn phòng, bưu chính viễn thông…
Ngành khác
Năm 2013, DSCV của các ngành khác đạt 18.276 triệu đồng, chiếm 1,90%, tương ứng tăng 1.836 triệu đồng, tức tăng 11,17% so với năm 2012. Sang năm 2014, DSCV của các ngành khác đạt 10.689 triệu đồng, chiếm 0,97%, tương ứng giảm 7.587 triệu đồng, tức giảm 41,51% so với năm 2013. Do trong thời gần đây, các DN sản xuất kinh doanh trong những ngành này gặp nhiều khó khăn, từ điều kiện thời tiết phức tạp, giá cả thị trường biến động phức tạp,…nên DSCV trong nhóm ngành này đã có sự giảm mạnh.