4. Kết quả thực tập theo đề tà
1.2.5.3 Các nhân tố khác
Môi trường kinh tế xã hội:
Cơ chế, chính sách và đường lối của Nhà nước, Chính phủ trong phát triển nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư, ổn định tiền tệ và ổn định lạm phát là những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN của NHTM. Hoạt động này đạt hiệu quả cao hay thấp, rủi ro nhiều hay ít đều có quan hệ chặt chẽ với môi trường và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Một môi trường kinh tế xã hội lành mạnh sẽ thúc đẩy việc mở rộng quy mô cho vay và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
Không chỉ môi trường kinh tế trong nước thay đổi sẽ tác động đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN, mà sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là đối với các DN hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi đó thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị trường, sự biến động về tỷ giá khiến cho các DN kinh doanh xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NH.
Môi trường chính trị:
Một đất nước đầy rẫy những bất ổn về chính trị như bạo động, chiến tranh, đương nhiên sẽ không phải là môi trường thuận lợi cho hoạt động của cả NH lẫn DN. Theo đó, hoạt động cho vay giữa NH và DN cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý là tổng hợp các yếu tố pháp lý được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và sự điều hành, giám sát của các cơ quan nhà nước. Hoạt động kinh doanh của NH, đặc biệt là hoạt động cho vay của NH đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cho vay cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro, nếu xảy ra có thể ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của nền kinh tế. Do đó, hoạt động cho vay của NH phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà