Ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc cung cấp nƣớc sinh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh Vũng Tàu (Trang 62)

c. Lượng hàng hóa thông qua cảng

3.3.2 Ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc cung cấp nƣớc sinh hoạt

Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển cùng với nhiều nhà máy, khu công nghiệp được hình thành làm nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nhiều.

Chất lượng môi trường nước trên địa bàn TP HCM tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng, ô nhiễm vẫn gia tăng và nhiều chỉ số đã ở mức báo động. Một lượng lớn nước thải không qua xử lý trộn với nước kênh đen đã ô nhiễm nặng hằng ngày đổ trực tiếp vào sông Sài Gòn vẫn chưa được giải quyết triệt để...

Kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, nơi cung cấp nước thô để sản xuất nước sạch cho sinh hoạt của người dân thành phố cho thấy: Suốt từ năm 2005 đến nay, nguồn cấp nước trên sông Sài Gòn chỉ đạt chuẩn nguồn nước loại B, trong đó mức độ ô nhiễm vi sinh (Coliform) đã vượt chuẩn loại B từ 1-15 lần. Trên sông Đồng Nai, chất lượng nước đoạn từ thượng nguồn Hóa An đến hạ nguồn Cát Lái nồng độ dầu và ôxy hòa tan cũng chỉ đạt tiêu chuẩn loại B và Coliform thì đã vượt chuẩn cho phép của nước loại B từ 2,3-50 lần.

Chưa dừng lại ở mức độ ô nhiễm nguồn nước thô nghiêm trọng này, theo kết quả quan trắc quý I/2009 của Chi cục Bảo vệ môi trường, nhiều hàm lượng tạp chất gây ô nhiễm tiếp tục tăng lên, trong đó nguồn nước tại 4/6 trạm quan trắc có mức độ nhiễm Coliform tăng từ hơn 1,6-21,3 lần. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm vi sinh tại Trạm Phú Cường vượt quy chuẩn cho phép tới 278 lần! Mặc dù nguồn nước ô nhiễm như vậy nhưng hằng ngày vẫn có hơn 1 triệu mét khối nước sạch được sản xuất từ nguồn nước thô loại B này để phục vụ sinh hoạt cho hàng triệu người dân thành phố.

Cục Bảo vệ môi trường cũng đưa ra cảnh báo: hiện đang tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng do ảnh hưởng của kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật trong nước mặt. Theo chuỗi thức ăn, các chất độc hại sẽ tích lũy trong thực phẩm (rau, cá…) rồi chuyển hóa và tích tụ lâu dài trong cơ thể con người. Mặc dù hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước mặt nhìn chung vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng nếu không quản lý hiệu quả và hạn chế việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật một cách tràn lan; kiểm soát các nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp thì nguy cơ ô nhiễm các bệnh trên sẽ còn rất cao.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Môi trường nước có hàm lượng kim loại nặng cũng như có các hóa chất bảo vệ thực vật vượt mức quy định, những chất kim loại nặng có trong hóa chất bảo vệ thực vật sẽ được tích lũy trong các động, thực vật thủy sinh và cây trồng. Thực phẩm này khi chuyển hóa trong cơ thể con người, các chất nguy hại sẽ được tích tụ, đến khi vượt ngưỡng cho phép sẽ làm rối loạn nhiều cơ quan trong cơ thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh về tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ

tim và não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, ung thư dự án…), tiểu đường, gan và các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, các rối loạn ở hệ thần kinh hoặc dẫn đến tử vong.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh Vũng Tàu (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)