c. Lượng hàng hóa thông qua cảng
3.2.3 Tác động đến môi trƣờng do hoạt động của các nhà máy đóng tàu
Để đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu trong khu vực và xuất khẩu, nhiều nhà máy đóng tàu đã được nâng cấp mở rộng điều này cũng làm gia tăng ô nhiễm môi trường biển và ven bờ.
Từ quy trình đóng mới tàu biển cho thấy ô nhiễm chủ yếu là kim loại nặng dưới dạng bột ô xít như ôxít chì Pb3O4, Pb2O3, PbCrO3, bột ôxít đồng, bột ôxít kẽm, Fe2O3, TiO2, ZnCrO3; các loại sơn xenlulo(-C3H7O2(OH-)2, sơn epoxy (-CHOCH-), sơn formandehyd fenol (-C6H5O-), sơn alkyd dầu (-CHO-) gây ô nhiễm môi trường. Trong quy trình công nghệ đóng tàu, nhiên liệu xăng dầu sử dụng khá nhiều, gây ra lượng dầu thải tương đối lớn trong các công đoạn thi công. Tất cả các kim loại nặng: Zn, Cu, Hg, Cr đều có trong nước và trầm tích, đó là những kim loại có độc tính cao, rất bền vững và có tính tích động trong cơ thể sinh vật biển, tăng dần theo chuỗi thức ăn và tác động xấu đến sinh trưởng của chúng cũng như sức khỏe con người. Những chất thải nói trên gây ô nhiễm chủ yếu cho vùng nước mặt biển ven bờ, ô nhiễm dầu và ô nhiễm trầm tích (kim loại nặng) tại các khu vực có nhà máy đóng tàu và bến tàu. Những chất thải này làm thay đổi tính chất hóa lý của nước, ảnh hưởng trực tiếp tới động thực vật và thủy sinh biển và ven bờ cũng như gây trở ngại cho sự phát triển một số ngành công nghiệp biển, đặc biệt là công nghiệp làm muối, nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch ven bờ biển.
Giám đốc một nhà máy đóng tàu ở Vũng Tàu bảo rằng, hiện nhà máy của ông đang sử dụng nhiều thiết bị đóng tàu của 30 năm trước. Chưa thay được công nghệ mới, nhà máy chủ yếu nhận gia công một số công đoạn cho các nơi khác, hoặc đóng ghe tàu nhỏ theo kiểu thủ công. Như vậy, ngoài những nhà máy đóng tàu sử dụng công nghệ hiện đại còn tồn tại những nhà máy sử dụng công nghệ cũ, điều đó cũng tạo ra những hợp chất mà công nghệ cũ không xử lý được, gây ô nhiễm môi trường.