Cùng với sự đóng mới của các tàu ngày càng hiện đại và sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, sẽ góp phần tạo điều kiện cho phát triển vận tải biển, đặc biệt là kinh tế cảng. Hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển là mắt xích then chốt trong vận tải biển bởi vì cảng biển chính là nơi ghé đậu và giao thương hàng hoá. Trong khu vực có nhiều cảng
biển quan trọng như cảng biển Sài Gòn, Cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép, cảng Hiệp Phước,….đây chính là yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hải.
Trong đó, hệ thống cảng biển Sài Gòn là một trong những cảng biển lớn của Việt Nam, bao gồm các cảng Tân Cảng, cảng Bến Nghé, cảng Khánh Hội, cảng Nhà rồng, cảng Tân Thuận và cảng Cát Lái. Cụm cảng Sài Gòn đóng vai trò là cửa ngõ của miền nam trong hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu, vận tải hàng hoá bằng đường biển. Hoạt động hàng hải khu vực này phát triển mạnh mẽ, số lượng tàu thuyền ra vào đông, lưu lượng hàng hoá nhiều, nên gây ra hiện tượng ách tách giao thông và ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Chính vì vậy mà năm 2005, chính phủ đã phê duyệt việc di dời các cảng trong hệ thống cảng biển Sài Gòn ra ngoại thành. Cụ thể là các cảng Nhà rồng, Khánh Hội, Tân Thuận sẽ rời ra khu đô thị cảng Hiệp Phước ở Nhà Bè. Các cảng còn lại như Tân Cảng sẽ rời ra Cát Lái ( Quận 2), nhà máy đóng tàu Ba Son ở quận 1 củng sẽ dời đến khu công nghiệp Phú Mỹ 2 ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cùng với việc di dời ra khỏi nội thành thành phố Hồ Chí Minh trước 2010, đến nay chỉ có Tân Cảng đã cơ bản hoàn thành công tác di dời ra Cát Lái (Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh). Như vậy Cát Lái và Tân Cảng với lợi thế của người đi trước đã trở thành nhà khai thác cảng container lớn nhất khu vực với sản lượng thông qua đạt khoảng 64% sản lượng container khu vực Tp. Hồ Chí Minh, đạt 40% sản lượng container của cả nước (tính đến tháng 12 năm 2008).
Với những điều kiện thuận lợi đó, trong suốt những năm tháng hoạt động, Cảng Tân Cảng – Sài Gòn đã vươn lên trở thành một trong những cảng container hàng đầu của khu vực Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tân Cảng đã có những chiến lược đầu tư đúng và phù hợp với xu hướng phát triển. Sau khi Tân Cảng đã thực hiện việc di dời xuống Cát Lái, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và sản lượng hàng hoá xuất nhập khẩu giảm sút, trong 6 tháng đầu năm 2009, sản lượng container thông qua tại Cát Lái vẫn đạt mức tăng trưởng tốt. Riêng trong tháng 6 năm 2009, lượng container thông qua Cảng Cát Lái có mức tăng trên 31,5% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập khu vực, hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển là mắt xích quan trọng trong vận tải biển. Hệ thống cảng biển ngoài vai trò xếp dỡ hàng hoá còn thực hiện việc chuyển chuyển tải hàng hoá, tạo giá trị gia tăng cho khu vực này và các khu vực khác. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế , việc đưa vào hoạt động của các cảng nước sâu là một tin đáng mừng không chỉ đối với các nhà khai thác cảng mà còn là tin tức đáng phấn khởi đối với nền vận tải biển trong khu vực.Tháng 6 năm 2009 đã đánh dấu mốc lịch sử trong ngành vận tải biển khu vực Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh khi hai cảng nước sâu Tân Cảng – Cái Mép và SP – PSA được đưa vào hoạt động tại khu vực Thị Vải – Cái Mép, đây sẽ là nơi ghé đậu của các tàu có trọng tải lớn mà các cảng khác không đáp ứng được.
Toạ lạc tại xã Tân Phước huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khu Tân Cảng – Cái Mép với 900 mét cầu tàu, 60 ha bãi, 10 cẩu bờ bốc xếp container chuyên dụng với sức nâng 65 tấn, có thể bốc xếp đống thời 02 container 20’ và 40’. Cẩu RTG chuyên dùng bốc xếp container trong bãi sức nâng 40 tấn, có thể chất cao 5 tầng cùng hệ thống công nghệ, phần mềm quản lí và điều hành container hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể cho tàu 80.000 DWT.
Tháng 6/2009, cảng nước sâu Tân Cảng – Cái Mép đã hoàn thành giai đoạn 1 với 300 mét cầu tàu và 20 ha bãi, độ sâu nước trước bến là 15,8 m đi vào hoạt động và trở thành cảng nước sâu đầu tiên đón tàu có trọng tải lớn. Sau hơn 3 tháng hoạt động, các nước sâu Tân Cảng – Cái Mép đã tổ chức khai thác rất hiệu quả, được hãng tàu MOL và khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp. Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia trung chuyển tại Cái Mép đi Mỹ trung bình khoảng 100 TEUs/chuyến ( 1 TEU tương đương với 1 container 20’). Với vị trí thuận lợi như vậy, lại nằm trong ngã ba khu vực Đông Nam Á, nên ngành hàng hải tại khu vực này không ngừng phát triển, lượng hàng hoá sẽ tăng lên nhiều lần khi các hãng tàu trung chuyển tại Cái Mép. Cụ thể là ngày 7/7/2009, tại Tân Cảng – Cái Mép đã long trọng đón tàu HANJIN COLOMBO V.0102E. Hãng tàu Hanjin đã đưa 6 tàu có trọng tải 4.000 – 4.300 Teus. Tân Cảng – Cái Mép đã trở thành điểm đến tin cậy đối với các hãng tàu và khách hàng.
Công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng đang xúc tiến xây dựng tiếp giai đoạn 2 gồm 590, cầu tàu và kho bãi trên diện tích 40 ha để cùng các hãng tàu Hanjin Shipping, Mitsui O.S.K lines và Wanhai Lines liên kết khai thác vào đầu năm 2011.
Hiện tại hơn 90% hàng xuất nhập khẩu vực thành phố Hồ Chí Minh ra Cái Mép được vận chuyển bằng đường thuỷ.
Trong quy hoạch tổng thể, tại quyết định 791/QĐ-TTg ngày 12/08/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Vũng Tàu và định hướng phát triển khu cảng Hiệp Phước thành khu đô thị cảng trên sông Soài Rạp.
Xét về mặt địa lí, vùng Hiệp Phước - Nhà Bè vừa là cửa ngõ ra biển đông, đồng thời cũng là vùng tiếp giáp với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên giao thông đường thuỷ vô cùng thuận lợi. Khu đô thị công nghiệp cảng ( khu đô thị cảng Hiệp Phước) được thiết lập với cụm cảng hàng hải phục vụ vận chuyển hàng hoá cho thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và các tỉnh trong khu vực. Cảng Hiệp Phước được hình thành và đưa vào hoạt động với chiều dài mặt sông hơn 10 km. Cảng Hiệp Phước dọc theo sông Soài Rạp và có mặt sông rộng hơn gấp 3 lần sông Lòng Tàu và đã qua 2 giai đoạn nạo vét nên khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn trên 10.000 tấn sẽ tốt hơn hệ thống các cảng hiện hữu.
Hệ thống cảng ở Hiệp Phước không chỉ là thương hiệu của cảng Sài Gòn trong hoạt động hàng hải quốc tế mà còn có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển, là chỗ dựa cho hệ thống cảng biển ở đây phát triển. Trong tương lai, khi mà các cụm cảng Thị Vải - Cái Mép hay kênh Quan Chánh Bố đi vào hoạt động thì vị thế của hệ thống cảng Hiệp Phước cũng không hề giảm sút. Có thể nói cảng Hiệp Phước có vai trò quan trọng trong việc khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế cảng biển, mở rộng thêm cơ hội và điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho khu vực, đặc biệt là phát triển ngành hàng hải.
Cùng với sự phát triển của hệ thống cảng biển trong khu vực, hệ thống cảng biển nước sâu Thị Vải - Cái Mép được xây dựng và đi vào hoạt động là một tin tức phấn khởi không chỉ là của các nhà khai thác cảng nói mà còn là một tin tức đáng mừng của ngành hàng hải khu vực nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Việc phát triển các cảng nước sâu tại Thị Vải – Cái Mép có thể tiếp nhận các tàu trọng tải lớn 50.000 – 80.000 DWT, đã thúc đẩy phát triển kinh tế không những của khu vực phía nam mà còn đối với sự tăng trưởng của cả nước. Ngoài ra sự hình thành các khu cảng tổng hợp, container tại Thị Vải còn có tác dụng góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường hàng hải ở thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy hoạch được phê duyệt, cụm cảng Thị Vải – Cái Mép địa phận Vũng Tàu có 3 khu cảng: khu cảng Gò Dầu, có chiều dài bến quy hoạch khoảng 2 km, cho tàu trọng tải 15.000 – 50.000 DWT; khu cảng Thị Vải, có chiều dài bến quy hoạch khoảng 5.2 km, cho tàu có trọng tải 50.000 – 75.000 DWT; khu cảng Cái Mép, có chiều dài bến quy hoạch khoảng 6.0 km, cho tàu có trọng tải 50.000 – 80.000 DWT.
Tuy vùng Thị Vải - Mép có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, và đã được chú trọng đầu tư nhưng thực tế cho thấy tốc độ khai thác và phát triển hoạt động hàng hải ở Thị Vải - Cái Mép vẫn chưa được như ý muốn.