c. Lượng hàng hóa thông qua cảng
3.2.2 Đánh giá tác động đến môi trƣờng do hoạt động của các cảng
Cảng biển đang đem lại nguồn lợi lớn cho kinh tế trong khu vực. Hàng năm tàu thuyền đến các bến cảng tăng cả về số lượng và kích cỡ, theo đó hàng hoá thông qua hệ thống cảng gia tăng đáng kể. Sự tăng trưởng trên ẩn chứa nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các bến cảng. Chính ô nhiễm môi trường đã tác động xấu cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong lĩnh vực hàng hải, đà tăng trưởng của vận tải biển kết hợp với việc tập trung phát triển các ngành kinh tế biển, sự xuất hiện ngày càng nhiều các cảng biển mới… thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng khó tránh khỏi.
Tại các cảng biển, nguồn rác thải phát sinh cũng rất đa dạng từ các tàu vào cập bến làm hàng đến công nhân bốc xếp trên bờ cùng hàng trăm loại hình hoạt động dịch vụ khác. Đó là chưa kể không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận còn nhập hàng nghìn tấn sắt thép phế thải từ nước ngoài về qua cảng, "tiếp tay" huỷ hoại môi trường. Các cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển với trang thiết bị kỹ thuật hạn chế, thiếu hệ thống xử lý chất thải đồng bộ nằm rải rác ven sông cũng là tác nhân gây ảnh hưởng môi trường không khí và mặt nước khu vực.
Lượng hàng hoá qua bến cảng Việt Năm tăng 15%/ năm. Số tàu thuyền đến cảng và lượng hàng hoá đi qua cảng ngày càng nhiều và nhanh. Nhưng hiện nay hệ thống cảng trong khu vực cũng có những hạn chế như hệ thống cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép (Tân Cảng – Cái Mép, SP – PSA) để nhận hàng ở tàu trọng tải lớn nhưng chưa được như ý muốn, thiết bị chuyên dùng xếp dỡ hàng hoá ít, mạng lưới giao thông chưa đồng bộ, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng tiêu chuẩn cảng Quốc tế, thiếu lực lượng và các phương tiện ứng cứu sự cố tràn dầu tại bến cảng.
Đó là chưa kể nhiều chủ tàu, chủ hàng, quản lý cảng biển có ý thức chấp hành các quy định an toàn hàng hải, vệ sinh môi trường chưa cao nên thường gây ô nhiễm môi trường vùng nước. Nhất là việc các phương tiện chở dầu, bơm chuyền dầu tại các cảng, vùng neo đậu sử dụng khớp nối không đạt tiêu chuẩn, thiếu khoang hứng dầu tại vị trí khớp nối… nên mới xảy ra tình trạng dầu loang gây ô nhiễm. Một khó khăn nữa là tại hầu hết các cảng xăng dầu trên địa bàn thành phố thiếu phương tiện thiết bị ứng cứu, như: phao quây dầu tràn, giấy thấm dầu và thiếu cả lực lượng ứng cứu nếu có sự cố xảy ra…
Một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguy hại cảng và vùng cảng, lớn nhất là dầu, các phế thải trên tàu và phế liệu xây dựng cảng được tuồn xuống biển, làm ô nhiễm cả không khí, đất và nước.
Tràn dầu ở khu vực cảng là một hiện tượng thường xuyên đe doạ môi trường cảng. Tại hệ thống cảng Sài Gòn, từ năm 2005 -2009 đã xảy ra nhiều vụ tràn dầu. Mặt khác lượng dầu cặn từ các tàu sau một hành trình thường có từ 5-10m3, mỗi năm hệ thống cảng Sài Gòn có gần 17000 lượt tàu ra vào vùng nước trong khu vực đã thải xuống
biển hàng nghìn m3 dầu cặn. Mỗi khi giao nhận hàng các tàu bốc xếp xong đã thải xuống biển tất cả những tạp chất phế thải của hàng hoá, phế thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên, cùng với biết bao dịch vụ khác, ấy là chưa kể hàng trăm tấn thép và nguyên liệu phế thải được nhập từ nước ngoài qua cảng vào nội địa tiếp tay phá hoại môi trường cảng.
Hình 3.4: Vụ tràn xăng tại Kho A Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè
Một số vụ tràn xăng dầu gây ô nhiễm môi rường một phần là do ý thức làm việc chưa cao. Cụ thể là vụ tràn xăng ngày 13/9/2006 tại kho A Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, làm 500.000 lít xăng bị tràn ra sông. Vụ tràn xăng xảy ra vào ban đêm khi tàu Petrolimex 04 bơm xăng vào kho nhưng mãi đến sáng ngày hôm sau mới được phát hiện. Nguyên nhân có thể do bơm nhầm hoặc do người canh chừng bất cẩn hay buồn ngủ.
Một trong những nguyên nhân gây nên sự cố tràn xăng dầu là hệ thống cầu cảng đã xuống cấp. Cụ thể là vào ngày 23/8/2007, cầu dẫn số 4, Tổng kho xăng dầu Nhà Bè (huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh) đã bất ngờ đổ sập kéo theo hệ thống đường ống dẫn được lắp đặt để truyền dẫn hàng ngàn lít xăng dầu vào các bồn chứa xuống sông. Nguyên nhân được xác định là do cầu dẫn số 4 đã xuống cấp nghiêm trọng vì đã quá thời gian sử dụng từ lâu.
Hình 3.6: Hình ảnh xăng dầu tràn tại cầu dẫn số 4
Về môi trường nước, các cảng đều phải đối mặt với nước đục do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải. Nổi cộm nhất là ô nhiễm dầu. Nồng độ dầu ở tất cả các cảng đều vượt mức cho phép 0,3mg/l (TCVN 5943-1995), cảng Vũng Tàu 0,52mg/l; cảng Vietso Petrol 7,57mg/l . Mặt dầu loang ngăn chặn không khí hoà tan vào nước nên hàm lượng ôxy trong nước thấp, trung bình 3,3-10,9mg/lvào mùa khô và 0,16-6,1mg/l vào mùa lũ, trong khi đó nhu cầu ô xy rất cao, cần tới 13,6-31mg/l. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp đổ xuống biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao. Ở một số cảng đáng báo động là hàm lượng thuỷ ngân đã vượt ngưỡng cho phép, cảng Vũng Tàu vượt 3,1lần.
Về ô nhiễm không khí, do hoạt động bốc xếp hàng hoá, sữa chữa, phá dỡ tàu, xây dựng các công trình và giao thông đã làm các cảng ô nhiễm bụi với hàm lượng rất cao, đều vượt chuẩn cho phép 200mg/m3 ( TCVN 5937-2005), cảng Bà Rịa-Vũng Tàu 2000-3000mg/m3.
Từ những phân tích trên cho thấy môi trường cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu đang suy thoái, ô nhiễm bởi bui, tiếng ồn, dầu, chất hữu cơ ... kể cả trong nước, không khí, đất. Thực tế đó đang đòi hỏi một quyết sách bảo vệ môi trường từ việc xây dựng và khai thác cảng biển.