THỰC TIỄN VIỆC PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM BIỂN
4.2.1.2 Xử lý dầu tràn tại khu vực sông, các cảng
Mô hình ứng phó sự cố tràn dầu (SCTD) tại các cảng biển Việt Nam
Căn cứ vào mức độ SCTD, việc tổ chức, thực hiện ứng phó được tiến hành ở 3 cấp: - Cấp cơ sở (mức I, tràn dầu dưới 100 tấn);
- Cấp khu vực (mức II, tràn dầu từ 100 đến 2.000 tấn); - Cấp quốc gia (mức III, tràn dầu trên 2.000 tấn).
Tương ứng với 3 mức độ tràn dầu là sự phân cấp quản lý và tổ chức triển khai nguồn lực ứng phó-Đó là cấp cơ sở, cấp khu vực và cấp quốc gia.
Tổ chức hệ thống ứng phó SCTD ở Việt Nam cũng đang được hình thành và củng cố từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở. Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn của SCTD ở cả 3 mức độ: mức 1, mức 2, mức 3. Cụ thể: + Cấp cơ sở;
+ Cấp khu vực; + Cấp quốc gia.
Như vậy, nguy cơ SCTD tại các cảng biển Việt Nam được xác định ở cấp khu vực, khi SCTD xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở hoặc SCTD xảy ra không thuộc trách nhiệm trực tiếp của cơ sở, như trường hợp bị thiên tai, sự cố đâm va phương tiện, do dầu từ nơi khác trôi dạt đến, thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi xảy ra SCTD có trách nhiệm trực tiếp chủ trì hoặc chỉ định người chỉ huy hiện trường để tổ chức ứng phó theo kế hoạch của địa phương; đồng thời được phép huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các cơ sở, các bộ, ngành trên địa bàn, của Trung tâm ứng phó SCTD khu vực để ứng phó (hiện nay đã thành lập Trung tâm ứng phó SCTD khu vực miền Trung do Công ty Sông Thu – Bộ Quốc phòng đảm nhận; miền Nam do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đảm nhiệm; và gần đây nhất, khu vực miền Bắc giao cho Công ty 128 Hải quân đảm nhận).
Sơ đồ 4.1: Mô hình ứng phó SCTD cấp cơ sở
Trong đó Ban chỉ huy ứng phó SCTD gồm:
+ Trưởng ban: Chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương
+ Các phó ban: Giám đốc các sở ban ngành thuộc tỉnh như: Sở Tài nguyên & Môi trường, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Cảng vụ hàng hải
+ Các ủy viên gồm: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan như: Sở Thủy sản, hải quan, biên phòng, cảnh sát biển, công an, Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải khu vực.
Thông tin và đầu mối tiếp nhận thông tin
Các tổ chức, cá nhân, cơ sở để xảy ra SCTD hoặc phát hiện SCTD có trách nhiệm báo kịp thời đến một trong các cơ quan sau đây:
+ Cảng vụ hàng hải;
+ Cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của các bộ, ngành và địa phương liên quan; + Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực; Đội ứng phó SCTD địa phương Đội ứng phó SCTD khu vực Bộ phận chỉ huy hiện trường Ban chỉ huy ứng phó SCTD địa phương
+ UBND tỉnh (Ban chỉ huy PCLB & TKCN cấp tỉnh).
Ngoài các đầu mối trên, khi để xảy ra tràn dầu hoặc phát hiện SCTD, có thể thông tin đến bất kỳ địa chỉ liên lạc nào, như: các đài thông tin duyên hải, UBND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); các đơn vị: hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, cảnh sát giao thông đường thủy.
Khi nhận được thông tin về tràn dầu, các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân có trách nhiệm nhanh chóng chuyển tiếp ngay tới chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan khác.
Ở các địa phương, cần thiết phải duy trì một hệ thống thường trực 24/24h, đảm bảo kịp thời tiếp nhận thông tin về SCTD để có phương án xử lý phù hợp nhằm ứng phó khẩn trương và tích cực để khống chế, ngăn chặn và giảm tới mức thấp nhất ảnh hưởng của dầu tràn.
Trên cơ sở Quyết định số 63/2000/QĐ-TTg ngày 07/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001-2010, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và các văn bản pháp luật có liên quan.
Để ứng phó kịp thời mọi tình huống tràn dầu xảy ra trong khu vực trách nhiệm, hàng năm, Ban chỉ huy ứng phó SCTD cấp tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng “Kế hoạch ứng phó SCTD”. Kế hoạch này cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chủ chốt nhất nhằm đạt mục tiêu: nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần xây dựng một quy chế hoạt động, mà theo đó Ban chỉ huy ứng phó cấp tỉnh cần có một bộ máy tham mưu gồm 5 bộ phận được thiết lập và được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
Ban chỉ huy ứng phó SCTD Bộ phận thường trực Bộ phận pháp chế Bộ phận lập kế hoạch ứng phó Bộ phận chỉ huy hiện trường Bộ phận hậu cần
Sơ đồ 4.2: Bộ máy tham mƣu của Ban chỉ huy ứng phó SCTD cấp tỉnh
(a) Bộ phận thường trực phối hợp thông tin chỉ huy ứng phó: có nhiệm vụ tiếp nhận, xác minh và truyền phát thông tin SCTD đến UBND cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.
(b) Bộ phận pháp chế: tiếp cận hiện trường, thu thập thông tin liên quan đến SCTD
phục vụ cho công tác lập kế hoạch ứng phó và kết luận, điều tra vụ việc.
(c) Bộ phận lập kế hoạch ứng phó: căn cứ vào nguồn dầu tràn, loại dầu tràn, khối
lượng dầu tràn để lập phương án ứng cứu, kế hoạch huy động các nguồn lực để trình các cấp có thẩm quyền duyệt và triển khai tổ chức thực hiện.
(d) Bộ phận chỉ huy hiện trường: có nhiệm vụ phối hợp trong công tác lập kế hoạch
và triển khai việc ngăn chặn, khống chế nguồn dầu tràn và kế hoạch thu gom, làm sạch hiện trường. Trực tiếp có mặt trên các phương tiện để phối hợp thông tin chỉ huy hiện trường.
(e) Bộ phận hậu cần: có nhiệm vụ phối hợp trong công tác lập kế hoạch hậu cần cho các lực lượng ứng cứu hiện trường và kế hoạch tài chính cho công tác ứng cứu SCTD, phối hợp giải quyết hậu quả.
Ngay sau khi sự cố xảy ra ở vùng biển nào thì Ban chỉ huy ứng phó SCTD thuộc vùng biển đó phối hợp với các đơn vị khác tiến hành một cánh nhanh chóng triển khai lực lương ứng phó và mang thiết bị ứng cứu đến hiện trường nhằm giảm đến mức thấp nhất dầu loang và dầu các biện pháp để xứ lý dầu tràn. Sau đây là một số biện pháp mà các đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu Việt Nam sử dụng để xử lý dầu tràn:
Biện pháp cơ học: quây gom, dồn dầu vào một vị trí nhất định để tránh dầu lan trên diện rộng.
+ Sử dụng phao ngăn dầu để quây khu vực dầu tràn, hạn chế ô nhiễm lan rộng và để thu gom xử lý.
+ Dùng máy hớt váng dầu: sau khi dầu được quây lại dùng máy hớt váng dầu hút dầu lên kho chứa.
Biện pháp hóa học: được dùng khi có hoặc không có sự làm sạch cơ học và dầu tràn trong một thời gian dài.
+ Sử dụng các chất phân tán; các chất phá nhũ tương dầu - nước; các chất keo tụ và hấp thụ dầu...
Biện pháp sinh học: dùng các vi sinh vật phân giải dầu như vi khuẩn, nấm mốc, nấm men...
Tuy nhiên, khi xảy ra SCTD thì biện pháp cơ học được xem là tiên quyết cho công tác ứng phó SCTD tại các sông, cảng biển nhằm ngăn chặn, khống chế và thu gom nhanh chóng lượng dầu tràn tại hiện trường.