Nhiễm do hoạt động hàng hả

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh Vũng Tàu (Trang 36)

CHƢƠNG 2: TÌNH HÌN HÔ NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRONG KHU VỰC

2.3.2.2 nhiễm do hoạt động hàng hả

Ô nhiễm môi trường nước trong khu vực không thể không kể đến hoạt động hàng hải. Ô nhiễm do hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim loại nặng. Khu vực thành phố Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực có mật độ giao thông thuỷ đông đúc nhất cả nước. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2009, đã có tới 4.883 tàu trong nước và 4.772 tàu nước ngoài ra vào các cảng trong khu vực. Các tàu sau khi làm hàng, thường rửa hầm hàng, tất cả những cặn bận không được đưa lên các phương tiện tiếp nhận bờ mà xả trực tiếp xuống sông, nguy hiểm hơn là những cặn bẩn đó lại chứa hàm lượng dầu vượt quá mức cho phép cứ vô tư xả xuống mặt nước, những cặn bẩn ấy tích tụ rồi theo dòng nước trôi xuống hạ nguồn làm ô nhiễm nặng nề môi trường nước khu vực này. Tỷ lệ ô nhiễm biển ven bờ do dầu từ hoạt động hàng hải chiếm khoảng 48% do các tàu không có két chứa dầu bẩn, 35% do các sự cố đâm va,

13% do sự cố tràn dầu. Theo số liệu ước tính của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì hoạt động hàng hải đã gây ô nhiễm tại vùng biển nước ta từ các nguyên nhân: do súc rửa hầm hàng 46%, từ nước la-canh, ba-lát 22%, từ sự cố nhận dầu 3%, từ tràn dầu 24% và các nguyên nhân khác là 3%.

Một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước khu vực này là các sự cố tràn dầu, tai nạn tàu dầu. Điển hình là vụ tàu dầu KASCO va vào trụ cảng Sài Gòn Petrol ngày 21/1/2205 làm hỏng tàu và hàng ngàn tấn dầu DO tràn ra sông, làm ô nhiễm vùng nước một cách nặng nề. Vụ va chạm giữa tàu chở dầu Gia Định và tàu IMEXTRANG 16 xảy ra ở cửa sông Lòng Tàu ngày 26/11/2008 cũng đáng được chú ý. Bởi đã làm 15-20 tấn dầu tràn ra cửa sông, ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thuỷ sản của người dân, làm chết nhiều loại tôm, cá, nghêu với sản lượng lớn.

Các nhà máy đóng và sữa chữa tàu cũng góp phần không nhỏ đến ô nhiễm môi trường nước trong khu vực. Từ quy trình đóng mới tàu biển cho thấy ô nhiễm chủ yếu là kim loại nặng dưới dạng bột ô xít như ôxít chì Pb3O4, Pb2O3, PbCrO3, bột ôxít đồng, bột ôxít kẽm, Fe2O3, TiO2, ZnCrO3; các loại sơn xenlulo( -C3H7O2(OH-)2, sơn epoxy (-CHOCH-), sơn formandehyd fenol (-C6H5O-), sơn alkyd dầu (-CHO-) gây ô nhiễm môi trường. Trong quy trình công nghệ đóng tàu, nhiên liệu xăng dầu sử dụng khá nhiều, gây ra lượng dầu thải tương đối lớn trong các công đoạn thi công. Tất cả các kim loại nặng: Zn, Cu, Hg, Cr đều có trong nước và trầm tích, đó là những kim loại có độc tính cao, rất bền vững và có tính tích động trong cơ thể sinh vật biển, tăng dần theo chuỗi thức ăn và tác động xấu đến sinh trưởng của chúng cũng như sức khỏe con người. Những chất thải nói trên gây ô nhiễm chủ yếu cho vùng nước mặt biển ven bờ, ô nhiễm dầu và ô nhiễm trầm tích (kim loại nặng). Những chất thải này làm thay đổi tính chất hóa lý của nước, ảnh hưởng trực tiếp tới động thực vật và thủy sinh biển và ven bờ cũng như gây trở ngại cho sự phát triển một số ngành công nghiệp biển, đặc biệt là công nghiệp làm muối, nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch ven bờ biển.

Hình 2.5 – Hình ảnh ứng cứu SCTD tàu Gia Định 2.3.3 Bảng thống kê số liêu chất lƣợng nƣớc trong khu vực Bảng 2.3: Tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc cho phép.

Stt Thông số TCVN 5942-1995 TCVN 5943-1995 (Nuôi thuỷ sản) 6774-2000 TCVN A B 1 pH 6 - 8,5 5,5 - 9,0 6,5 - 8,5 6,5 - 8,5 2 DO (mg/l) ≥ 6 ≥ 2 ≥ 5 ≥ 5 3 BOD (mg/l) ≤ 4 ≤ 25 ≤ 10 ≤ 10 4 Dầu (mg/l) Không có ≤ 0,3 Không có váng

dầu Không có váng dầu 5 Coliform (MPN/100ml) ≤ 5.000 ≤ 10.000 ≤ 1.000 Không quy định Trong đó”

- TCVN 5942 - 1995, nước loại A: Tiêu chuẩn chất lượng nước có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định).

- TCVN 5942 - 1995, nước loại B: Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng làm mục đích khác (nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có quy định riêng).

- TCVN 5943 - 1995, nuôi thuỷ sản: Tiêu chuẩn chất lượng nước ven biển, ven bờ phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.

- TCVN 6774 - 2000: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh. - pH: độ phèn.

- DO: Nồng độ oxy hoà tan. - BOD: Nhu cầu oxy sinh học

- COD: Nhu cầu oxy hoá học - Coliforms: Ô nhiễm vi sinh.

Bảng 2.4: Chất lƣợng nƣớc tại Cát Lái.

Stt Thông số Đơn vị đo Kết quả đo TCVN 5942 -

1995 2005 2006 2007 A B 2005 2006 2007 A B 1 pH - 6,9 6,9 6,6 6 - 8,5 5,5 - 9,0 2 COD mg/l 0,2 4,5 5,0 ‹ 10 ‹ 35 3 DO mg/l 5,4 3,35 4,3 ≥ 6 ≥ 2 4 BOD mg/l 4,4 2,0 2,9 ‹ 4 ‹ 25 5 Dầu mg/l 0,005 0,03 0,045 KPH 0,3 6 Coliforms MPN/100ml 0 1.067.726 100.418.417 5.000 10.000 Bảng 2.5 Chất lƣợng nƣớc tại Nhà Bè.

Stt Thông số Đơn vị đo Kết quả đo TCVN 5942 - 1995 2005 2006 2007 A B 1 pH - 6,9 6,9 6,5 6 - 8,5 5,5 - 9,0 2 COD mg/l 0,18 4,5 5,6 ‹ 10 ‹ 35 3 DO mg/l 4,1 3,4 4,5 ≥ 6 ≥ 2 4 BOD mg/l 4,4 1,9 2,3 ‹ 4 ‹ 25 5 Dầu mg/l 0,004 0,036 0,04 KPH 0,3 6 Coliforms MPN/100ml 0 14.905 195.247 5.000 10.000

Qua kết quả thống kê chất lượng nước tại Cát Lái và Nhà Bè ta có một số nhận xét sau:

- Nồng độ oxy hoà tan: Giảm dần từ năm 2005 đến năm 2006 nhưng lại tăng lên trong năm 2007. Từ kết quả này ta thấy ô nhiễm môi trường nước đã làm giảm quá trình hoà tan oxy trong nước từ năm 2005 đến năm 2006, mức độ hoà tan có tăng lên trong năm 2007 nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn.

- Nhu cầu oxy sinh học (BOD): Năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005 nhưng có tăng lên trong năm 2007. Điều này chứng tỏ rằng mức độ ô nhiễm môi trường có được cải thiện chút ít trong những năm gần đây.

- Nhu cầu oxy hoá học (COD): Tăng lên rất nhanh qua từng năm nhưng vẫn nằm trong mức cho phép.

- Nồng độ dầu: Tăng lên rất nhanh qua từng năm, trong năm 2007 dao dộng trong khoảng 0,04 - 0,045 mg/l. So với năm 2005 và 2006, nồng độ dầu trong năm 2007 đã tăng 15 - 51%. Chứng tỏ rằng ô nhiễm môi trường nước do dầu tại khu vực Vũng Tàu

- Thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng gia tăng. Nguồn dầu gây ô nhiễm chủ yếu là do các sự cố tràn dầu, các vụ tai nạn tàu dầu, các hoạt động hàng hải.

- Ô nhiễm vi sinh (Coliform): So với tiêu chuẩn nguồn nước loại A, hàm lượng Coliform trên lưu vực sông Sài Gòn đều vượt chuẩn cho phép từ 3,6 - 30,6 lần. Điều đó chứng tỏ rằng, ô nhiễm nguồn nước do vi sinh gây bệnh khu vực này đang ở mức khá cao. Mà nguyên nhân chủ yếu là số lượng rác thải, nước thải y tế, nước thải, rác thải công nghiệp thải ra sông hồ ngày càng nhiều, mang theo vi khuẩn gây bệnh làm ô nhiễm môi trường nước.

Nhìn chung, diễn biến ô nhiễm dầu và vi sinh trên lưu vực sông Sài Gòn qua các năm rất phức tạp và không có sự ổn định.

Đánh giá

- Từ kết quả phân tích và số liệu thống kê chất lượng nước trong khu vực cho thấy chất lượng nước đã bị ô nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh. Trong đó, đáng chú ý nhất là ô nhiễm vi sinh. Mức độ ô nhiễm hữu cơ có xu hướng tăng lên khi dần về hạ lưu thể hiện qua nồng độ DO giảm là do nguồn nước tiếp nhận thêm một lượng nước thải lớn từ các hoạt động sinh hoạt và công nghiệp khi chảy qua trung tâm thành phố.

- Nhìn chung, ô nhiễm hữu cơ có xu hướng tăng lên trong vài năm trở lại đây thể hiện qua nồng độ DO giảm. Ô nhiễm dầu và vi sinh ở sông Sài Gòn diễn biến phức tạp và không có sự ổn định.

CHƢƠNG 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI TRONG KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH - VŨNG TÀU.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh Vũng Tàu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)