c. Lượng hàng hóa thông qua cảng
3.3 Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực TP.HCM – Vũng Tàu
Biển và đại dương - nguồn cung cấp thực phẩm và nhiều loại sản vật cho loài người - đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Các tài nguyên sinh vật biển đang có nguy cơ cạn kiệt do suy thoái môi trường. Ô nhiễm từ các hoạt động xả thải của con người cùng với việc đánh bắt, khai thác quá mức đang làm thay đổi hệ sinh thái, giảm số lượng nhiều loài sinh vật, thậm chí một số loài sinh vật biển quý hiếm đứng ở ngưỡng bị diệt vong. Ô nhiễm môi trường còn làm hạn chế khả năng khai thác biển phục vụ cho các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí. Ô nhiễm môi trường cũng có thể gây thảm họa đối với sức khỏe cộng đồng.
Suy thoái môi trường biển ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới cộng đồng cư dân ven biển, đặc biệt những người nghèo, vì cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên trên biển. Ô nhiễm môi trường làm suy giảm các nguồn lợi biển, do vậy ảnh hưởng lớn đến thu nhập của họ. Vì nghèo đói, họ đôi khi phải sử dụng cách thức khai thác hủy diệt, làm cạn kiệt tài nguyên biển và đẩy chính bản thân họ vào tình cảnh bi đát hơn. Bởi vậy, bảo vệ môi trường biển và khôi phục lại những tài nguyên có thể tái tạo từ biển là một nhiệm vụ cấp thiết không chỉ cho hiện tại mà còn cho cả các thế hệ tương lai. Bảo vệ môi trường biển góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, nhất là cộng đồng cư dân ven biển.
Ô nhiễm môi trường khu vực Vũng Tàu – TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là ô nhiễm do dầu sẽ làm ảnh hưởng đến sinh vật biển, gây tổn thất cho ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản, làm bẩn các các khu nghỉ mát, bãi biển, làm ô nhiễm vùng nước của cảng, tốn kém về chi phí nhân sự, hóa chất để để xử lý ô nhiễm.