Đánh giá tác động đến môi trƣờng của hoạt động tàu, thuyền

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh Vũng Tàu (Trang 50)

c. Lượng hàng hóa thông qua cảng

3.2.1 Đánh giá tác động đến môi trƣờng của hoạt động tàu, thuyền

Thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các tàu thuyền, bến cảng đã và đang diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam và trong khu vực Vũng Tàu - Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà hoạt động vận tải biển mang lại là những tác động xấu đến môi trường biển.

Tuyến đường thuỷ Vũng Tàu - Tp. Hồ Chí Minh có mật độ giao thông cao nhất Việt nam với đủ các loại phương tiện gồm tàu biển và tàu sông, chuyên chở hàng hoá, hành khách, đánh bắt thuỷ sản và khai thác dầu khí. Với hàng chục nghìn lượt tàu thuyền ra vào cảng và phương tiện thuỷ nội địa hoạt động gia tăng trong khu vực, mỗi năm chúng ta đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn, mạt kim loại, sơn và các hợp chất tẩy rửa khác trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, lượng rác thải do lực lượng bảo vệ môi trường trên biển thu gom được trên thực tế không đáng kể.

Theo số liệu thống kê, năm 2008, có hơn 17.000 lượt tàu biển đến các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh với lượng hàng hoá thông qua hơn 70 triệu tấn, trong đó hơn 8 triệu tấn là hàng lỏng như xăng, dầu, LPG… Ngoài ra còn hàng nghìn lượt phương tiện thuỷ nội địa vận chuyển hàng lỏng hoạt động tại các cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh. 6 tháng đầu năm 2009 cũng đã có hơn phân nửa con số tàu thuyền kể trên tham gia hoạt động trên vùng biển và các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Mỗi khi bốc dỡ xong hàng hóa, các chủ tàu thường thải các chất cặn bã, tạp chất sau khi tổ chức vệ sinh tàu ra mặt biển. Thực tế cho thấy, hầu hết các phương tiện thủy nội địa đều thiếu bộ phận thu gom chất thả cùng đội tàu biển trong nước già cỗi về thiết bị và ý thức chấp hành các quy định an toàn hàng hải, vệ sinh môi trường của các chủ phương tiện chưa cao nên thường thải các chất thải gây ô nhiễm môi trường nước trong khu vực.

Nước dằn tàu: tàu biển nói chung đều có các khoang dằn. Trong điều kiện thời

tiết xấu, người ta có thể tận dụng các khoang hàng để chứa nước dằn nhằm bảo đảm độ ổn định an toàn cho tàu. Nước dằn hầu hết đều được thải ra biển, vì không phải ở cảng nào cũng có phương tiện tiếp nhận nước dằn, nhất là ở Việt Nam.

Khi tàu hành trình từ vùng biển này sang vùng biển khác đều có thể mang theo nhiều loài sinh vật lạ và phát tán chúng. Điều này gây ô nhiễm vùng nước và làm chết các vi sinh vật đang cư trú tại đây.

Ô nhiễm do dầu: thiết bị phân ly dầu nước được lắp đặt trên tàu theo yêu cầu của

việc thải dầu cặn ra sông, ra biển là một hiện tượng phổ biến đối với hàng vạn tàu cá và tàu vận tải cỡ nhỏ và rất khó kiểm soát vấn đề này.

Rò rỉ dầu từ đường ống các van dầu, trong thao tác tiếp nhận dầu tại các cảng… là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện váng dầu tại những khu vực có tàu hoạt động và trôi dạt sang các khu vực lân cận. Các loại nước vệ sinh hầm hàng, vệ sinh buồng máy, vệ sinh cá nhân đều là những đối tượng gây ô nhiễm vùng nước, vẫn hàng ngày được xả thẳng ra sông, ra biển và cũng khó kiểm soát được nguồn gây ô nhiễm này.

Việc tuân thủ các quy định về quản lý và kiểm soát nước thải từ tàu của các chủ tàu hiện nay là rất hạn chế, đặc biệt là chủ tàu tư nhân. Điều này xuất phát từ nhận thức, từ khả năng tài chính hạn hẹp của chủ tàu; sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan có trách nhiệm; công tác quản lý kỹ thuật, đăng kiểm, kiểm tra nhà nước cảng biển còn chưa đủ mạnh và thường xuyên…. Đó là chưa kể nhiều doanh nghiệp vận tải biển đầu tư chủ yếu là tàu đã qua sử dụng, tuổi cao đưa vào khai thác… càng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm biển.

Trong các dạng ô nhiễm thì ô nhiễm do dầu và sản phẩm của dầu được quan tâm hơn cả. Nguồn dầu được thải ra biển chủ yếu là từ tàu thuyền, đặc biệt là tàu chở dầu, từ các nhà máy lọc dầu, dàn khoan ở Vũng Tàu gây ra.

Chúng ta quan tâm đến sự ô nhiễm do dầu hơn bởi vì một lượng dầu nhỏ có thể gây ra ô nhiễm cho diện tích rất rộng. Các thí nghiệm cho thấy rằng, một tấn dầu có thể loang và bao phủ một diện tích 12 km2 trên mặt nước, một gam dầu có thể làm bẩn 2 tấn nước, một giọt dầu nhỏ có khả năng bao phủ 20 m2 trên bề mặt với độ dày 0,001 mm.

Trong thời gian gần đây, tình trạng tràn dầu, các sự cố va chạm, đâm va, đắm tàu dầu có tải trọng lớn đang gia tăng, làm một lượng lớn dầu tràn và loang ra trong vùng nước. Đáng chú ý nhất là khu vực vịnh Gành Rái. Khu vực Gành Rái (Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh) là nơi neo đậu của tàu thuyền, cũng là cửa ngõ để các tàu thuyền từ Vũng Tàu vào, ra cụm cảng Sài Gòn. Đặc biệt, vùng Gành Rái là đoạn đường có nhiều khúc cua, ngoằn nghèo nên khu vực này thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn hàng hải như đâm va, va chạm,… và xảy xảy ra các sự cố tràn dầu làm ô nhiễm môi trường.

Theo thống kê của Cảng vụ Vũng Tàu, 6 tháng đầu năm nay, trên các tuyến đường thủy thuộc địa bàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ tai nạn hàng hải, làm chết 7 người và mất tích, trong đó có nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Như vậy so với cùng kỳ năm ngoái số vụ tai nạn hàng hải tăng gần gấp đôi. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông báo động về ý thức chấp hành quy định an toàn hàng hải của người điều khiển phương tiện.

Một số vụ tai nạn, sự cố làm ô nhiễm môi trường điển hình

Điển hình là, ngày 17/6/2009, tàu Nhật Thuần (thuộc công ty TNHH vận tải Bình Thuận, Q.7, TP. HCM) neo đậu tại tọa độ 100015’5”N – 107002’36”E (cách TP. Vũng Tàu khoảng 3,5 hải lý về phía tây nam) đã bị cháy, nổ làm tàu chìm, mất toàn bộ tài sản, hàng hóa, 3 thuyền viên chết và mất tích. Trước đó, tàu Nhật Thuần đã cập mạn tàu Chí Linh vào lúc 8h ngày 16/6, bơm hút gần 1.800 m3 hỗn hợp dầu thô và 10.000 lít dầu DO để vận hành, nên khi tàu nổ làm ngọn lửa bùng phát trùm lên tàu và lan khắp mặt biển, làm một lượng dầu lớn có nguy cơ tràn ra biển. Xung quanh tàu chìm xuất hiện nhiều vệt dầu loang kết thành từng mảng có bán kính rộng khoảng 80 m, phân tán dài trên 1 hải lý.

Khoảng 22h30 ngày 2/3/2008, tàu chở dầu Đức Trí thuộc công ty TNHH vận tải biển Đức Trí, chở 1.700 tấn dầu FO đi từ TP. Hồ Chí Minh ra Đà Nẵng gặp sóng to gió lớn đã lật úp tại vùng biển Lagi (Bình Thuận), cách mũi Nghi Phong (Vũng Tàu) 80 km, khiến một lượng lớn dầu tràn ra biển và vùng nước trong khu vực. Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và cứu nạn tỉnh Bình Thuận, hiện có khoảng 2 hải lý vuông dầu tràn ra ngoài với mức độ dày đặc và 6 hải lý vuông tràn ra với mức độ mỏng hơn. Gặp gió Đông Nam thổi mạnh, vệt dầu tràn ra trôi về hướng biển Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh. Ngay sau khi nhận được thông báo tin tàu Đức Trí bị chìm, các lực lượng ứng cứu sự cố tràn dầu đã triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng cứu sự cố tràn dầu tàu Đức Trí. Huy động tàu Vũng Tàu 2003 và tàu Visal khẩn trương quây phao vớt dầu tràn. Ngoài ra còn có tàu HQ 606, tàu cao tốc của bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đến trợ giúp. Các lực lượng cứu hộ cho biết lượng dầu tràn nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên một lượng dầu lớn đã rò rỉ ra ngoài và loang cề vùng nước khu vực Vũng Tàu.

Ngày 11/1/2008, Chiếc xà lan LA 03417 đang chở vật liệu xây dựng từ Long An lên TP. Hồ Chí Minh đã đâm vào chiếc xà lan KG 01854 vận chuyển xăng dầu chạy từ TP. Hồ Chí Minh về Kiên Giang đi ngược chiều nhau trên sông Vàm Cỏ Đông. Cà hai xà lan đều bị chìm, làm tràn ra sông 40.000 lít xăng và 70.000 lít dầu gây ô nhiễm nặng. Các cơ quan chức năng đã tích cực thu gom dầu tràn nhằm hạn chế thấp nhất tình hình ô niễm môi trường từ xăng dầu tràn ra sông.

Ngày 24/9/2007, tàu Khành Hội 7 (thuộc công ty vận tải Nhà Rồng) đang neo đậu tại khu cầu cảng K3, thuộc cảng Đồng Nai, chở 800 m3 gỗ tròn và trong khoang còn 15.000 lít dầu DO đã bất ngờ bị lật úp. Sau sự cố đã làm dầu rò rỉ ra ngoài sông làm ô nhiễm môi trường.

Hình 3.1: Sự cố tràn dầu tàu Khành Hội 07

Hình 3.2: SCTD do chìm sà lan TG 6959

Cũng trong năm 2007, ngày 24/9, tại khu vực ngã ba đèn đỏ (đoạn giao nhau giữa sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn) thuộc địa phận huyện Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông đường thủy, gây ô nhiễm môi trường. tàu container Hutuohe (quốc tịch Panama) đang lưu thông hướng từ Sài Gòn ra Nhà bè bất ngờ đâm thẳng vào xà lan TG 6959, sau đó va chạm mạnh vào ba chiếc sà lan khác là TG 6966, TG 6777, SG 0585 (các sàn lan trên chở gạo từ Cái Bè, Tiền Giang lên, đang chuẩn bị cập vào mạn tàu BUDDYRAKHPADI để giao hàng đi Indonexia). May mắn vụ tai nạn không gây thương vong, nhưng làm nhiều thuyền viên nhốn nháo. Bốn chiếc sàn lan bị hư hỏng, làm chìm hơn 775 tấn gạo. Trong đó, chiếc sà lan TG 6959 (trọng tải

770 tấn, đang chở 725 tấn gạo) bị hư hỏng nặng nhất, thủng nhiều lỗ khá lớn ở hầm máy, chìm hơn nửa thân tàu (hiện đã được kéo vô gần bờ sông), 325 tấn gạo đã hư hại, trên sà lan hiện còn 3.000 lít dầu chưa được hút ra và đã có vết dầu loang ra sông.

Ngày 21/1/2005, trên đoạn đường sông Đồng Nai thuộc P. Thạnh Mỹ Lợi, Q.2 (TP. HCM) tàu chở dầu KASOO MONRVIA số hiệu IMO – 7913816 chở khoảng 30.000 tấn dầu cập cảng Saigon Petrol va vào trụ cảng khiến thân tàu thủng lớn, hàng ngàn tấn dầu DO chảy xối xả ra sông Đồng Nai, loang rộng khắp nơi, kéo dài khoảng 1 km từ cảng Saigon Petrol đến bến phà Cát Lái.

Hiện nay, ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là ô nhiễm nước biển do dầu là một vấn đề lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Việc ngăn ngừa giảm thiểu tác động này đang là vấn đề cần phải đặt ra nhằm nâng cao chất lượng sống cho cư dân vùng biển, đồng thời làm cho các nhà đầu tư có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này, từ đó có những đầu tư thích đáng cho các dự án trong ngành đóng tàu thủy. Áp dụng các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến trong đóng tàu và lắp đặt các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trên các con tàu nhằm khắc phục giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động hàng hải và đóng tàu thủy gây ra là thiết thực góp phần bảo vệ môi trường biển và ven bờ. Bên cạnh đó, mỗi một người dân chúng ta là một công dân có ý thức bảo vệ biển nói riêng và bảo vệ tài nguyên nước nói chung chính là bảo vệ lâu dài cho sự sống của con người hiện đại.

Hình 3.3: Phao thu gom dầu tàu Hoàng Đạt

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh Vũng Tàu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)