Công ƣớc quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Luật biển

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh Vũng Tàu (Trang 82)

PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN

5.2 Công ƣớc quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Luật biển

Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về luật biển (UNLOSC), đây là bộ luật hoàn chỉnh nhất về biển, riêng phần XII quy định việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, gồm có 11 mục và 46 điều khoản (từ điều 192 đến 237). Việc tham gia vào Công ước này tạo cơ sở pháp lý giúp chúng ta bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển chung. Điểm nổi bật của Công ước là xác định rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong việc BVMTB khỏi ô nhiễm.

Trong mục 5 và 6 của phần XII này, đã nêu rõ các nguồn gây ô nhiễm biển và việc áp dụng các quy định quốc tế và luật trong nước một cách có hiệu quả nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển.

Đặc biệt để hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường, công ước cũng quy định rất rõ việc hợp tác quốc tế, giúp đỡ kỹ thuật và giám sát, đánh giá về sinh thái.

Điều 197 nêu rõ: “Các quốc gia hợp tác trên phạm vi thế giới và nếu có thể thì trên phạm vi khu vực, trực tiếp hay trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, trong việc hính thành và soạn thảo các quy tắc và các quy phạm cũng như các tập quán

và thủ tục được kiến nghị mang tính chất quốc tế phù hợp với công ước, để bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, có tính đến các đặc điểm có tính chất khu vực”.

Điều 199 quy định: “Trong các trường hợp đã nêu ở điều 198, các quốc gia ở trong khu vực bị ảnh hưởng, theo khả năng của mình và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hợp tác với nhau đến mức cao nhất nhằm loại trừ ảnh hưởng của ô nhiễm và nhằm ngăn ngừa và giảm đến mức tối thiểu những thiệt hại. Nhằm mục đích này, các quốc gia cần cùng nhau soạn thảo và xúc tiến kế hoạch khẩn cấp để đối phó với những tai nạn gây ra ô nhiễm môi trường biển”.

Điều 202 Quy định việc giúp đỡ cho các quốc gia đang phát triển trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. “Các quốc gia này cần:

a) Đẩy mạnh các chương trình giúp đỡ cho các quốc gia đang phát triển trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, kỹ thuật và trong các lĩnh vực khác nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển và nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm. Sự giúp đỡ này đặc biệt gồm có:

i.Đào tạo nhân viên khoa học và kỹ thuật của các quốc gia này

ii.Tạo điều kiện dễ dàng cho việc tham gia của các quốc gia này vào các chương trình quốc tế thích hợp

iii.Cung cấp cho các quốc gia này cơ sở vật chất và những điều kiện thuận lợi cần thiết

iv.Tăng cường khả năng tự sản suất cơ sở vật chất nói trên của các quốc gia đó v.Giúp đỡ các ý kiến tư vấn và phát triển các phương tiện vật chất liên quan đến các chương trình nghiên cứu, các chương trình giám sát liên tục, chương trình giáo dục và các chương trình khác

b) Thực hiện sự giúp đỡ thích hợp, đặc biệt là cho các quốc gia đang phát triển, để giúp đỡ những quốc gia này giảm bớt đến mức tối thiểu những ảnh hưởng của các tai biến lớn có nguy cơ gây ra một nạn ô nhiễm mghiêm trọng cho môi trường biển

c) Thực hiện sự giúp đỡ thích hợp, đặc biệt cho các quốc gia đang phát triển, để xây dựng các đánh giá về sinh thái học”.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh Vũng Tàu (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)