PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN
5.1 Công ƣớc quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra MARPOL 73/78.
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78) ra đời năm 1973, đây là bộ luật chuyên ngành hàng hải của thế giới, đã được thông qua tại Hội nghị quốc tế về ô nhiễm biển, do Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) triệu tập từ ngày 8/10 đến 2/12/1973. Công ước đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do tai nạn hoặc do vận chuyển hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc hại bằng tàu, cũng như do nước, rác và khí thải ra từ tàu. Năm 1978, Công ước 1973 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định thư 1978 kèm thêm 5 phụ lục mới, chính thức được gọi tắt là MARPOL 73/78. Tiếp đến năm 1997 Marpol 73/78 được bổ sung bằng Nghị định thư 1997 có thêm phụ lục thứ 6. Như vậy, đến nay Marpol 73/78 đang được thực thi nghiêm ngặt trong ngành hàng hải thế giới. Nội dung của công ước bao gồm:
1. Phần công ƣớc
Gồm 20 điều quy định quyền hạn, nghĩa vụ của các bên tham gia công ước, thủ tục bổ sung, sửa đổi, nguyên tắc để công ước có hiệu lực…
Nghị định thư I quy định cụ thể về việc báo cáo các sự kiện có liên quan đến việc thải chất độc ra biển.
Nghị định thư II quy định thủ tục xử lý các tranh chấp có liên quan đến việc hiểu và áp dụng công ước.
3. Các phụ lục
Phụ lục I
Quy định cụ thể các yêu cầu có liên quan đến việc ngăn ngừa ô nhiễm do dầu.
Phụ lục I có hiệu lực vào ngày 2 tháng 10 năm 1983, giữa các thành viên của MARPOL 73/78, thay thế cho Công Ước Quốc Tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu 1954, được sửa đổi năm 1962 và 1969, đã có hiệu lực vào thời điểm đó. Các sửa đổi bổ sung của phụ lục I đã được MPEC (Ủy Ban Bảo Vệ Môi Trường Biển) thông qua và đã có hiệu lực.
Các điều khoản của Phụ lục này phải được áp dụng đối với tất cả các tàu, trừ khi có quy định khác hoặc một số ngoại lệ. Quy định 15 và 34 của Phụ lục này không áp dụng đối với:
+ Việc thải ra biển dầu hoặc hỗn hợp dầu nhằm đảm bảo an toàn cho tàu hoặc sinh mạng con người trên biển.
+ Việc thải ra biển các chất có dầu, được chính quyền hàng hải phê duyệt
Chương 2 của Phụ lục này quy định về việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra. Giấy chứng nhận này phải do chính quyền hàng hải hoặc thanh tra viên được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận do họ ủy quyền cấp hoặc xác nhận.
Chương 3 của Phụ lục này quy định về các yêu cầu đối với buồng máy của tất cả các tàu. Tất cả các tàu có tổng dung tích từ 400 GT trở lên phải được trang bị một hoặc nhiều két chứa có đủ dung tích để chứa dầu cặn. Để đảm bảo khả năng nối các đường ống của thiết bị tiếp nhận với đường ống của thải của tàu nhằm mục đích xả cặn ra khỏi la canh buồng máy, cả hai đường ống phải được trang bị bích nối tiêu chuẩn phù hợp. Đặc biệt, để hạn chế ô nhiễm do dầu trên tàu phải trang bị thiết bị lọc dầu, thiết bị phân ly dầu – nước. Phần C trong chương 3 này quy định rất cụ thể về việc kiểm soát thải dầu khi tàu hoạt động trong và ngoài vùng đặc biệt và việc ghi Nhật ký dầu phần I. Còn chương 4 của Phụ lục này quy định về các yêu cầu đối với khu vực hàng của tàu dầu. Đối với các tàu dầu thỏa mãn yêu cầu của quy định 18 của chương này phải được trang bị két dằn cách ly và bố trí an toàn các két dằn cách ly đó. Quy định 19, 20 của chương này cũng quy định rất rõ yêu cầu về vỏ kép và đáy đôi đối với tàu dầu. Phần C của chương này quy định cac tàu dầu có tổng dung tích từ 150 GT trở lên phải được trang bị thiết bị phân ly dầu – nước. Phần này cũng quy định các yue6 cầu về
kiểm soát hoạt động thải dầu của tàu dầu hoạt động trong và ngoài vùng đặc biệt. Quy định 36 quy định các dầu có tổng dung tích từ 150 GT trở lên phải được trang bị Nhật ký dầu phần II và việc ghi Nhật ký dầu phần II.
Chương 5 của Phụ lục này quy định về ngăn ngừa ô nhiễm dầu do sự cố. Mỗi tàu dầu có tổng dung tích từ 150 GT trở lên và mỗi tàu không phải tàu dầu có tổng dung tích từ 400 GT trở lên, trên tàu phải có một bản kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu được chính quyền hàng hải phê duyệt.
Chương 6 của Phụ lục này quy định về phương tiện tiếp nhận và thiết bị tiếp nhận. Tất cả các cảng làm hàng, cảng sữa chữa tàu phải được trang bị thiết bị tiếp nhận dầu và hỗn hợp dầu không thể thải ra biển.
Phụ lục II
Quy định các yêu cầu có liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm do chở xô chất lỏng độc.
Trừ khi có các quy định khác, các điều khoản của Phụ lục này phải được áp dụng cho tất cả các tàu được chứng nhận chở xô các chất lỏng độc. Quy định 6 của Phụ lục này nêu rõ việc phân loại và danh mục các chất lỏng độc:
Loại X là các chất lỏng độc nếu thải xuống biển từ các hoạt động vệ sinh két hoặc xả dằn két được xem là sẽ tạo ra mối nguy hiểm lớn cho tài nguyên biển hoặc sức khỏe con người. Vì vậy cấm thải các chất loại X ra môi trường biển.
Loại Y là các chất lỏng độc nếu thải xuống biển từ các hoạt động vệ sinh két hoặc xả dằn két được xem là sẽ tạo ra mối nguy hiểm cho tài nguyên hoặc sức khỏe con người, làm xấu đi các điều kiện giải trí hoặc cản trở các hình thức sử dụng hợp pháp khác về biển. Vì vậy khi thải ra môi trường biển các chất loại Y phải áp dụng các biện pháp hạn chế về chất lượng và khối lượng chất thải.
Loại Z là các chất lỏng nếu thải ra môi trường biển từ các hoạt động vệ sinh két hoặc xả dằn két được xem là sẽ tạo ra mối nguy hiểm không lớn cho tài nguyên biển hoặc sức khỏe con người. Vì vậy áp dụng các biện pháp ít nghiêm ngặt hạn chế về chất lượng và khối lượng khi thải ra biển các chất loại này.
Các điều khoản trong chương 3 của Phụ lục này quy định về việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do chở xô các chất lỏng độc nếu tàu thỏa mãn các yêu cầu của Phụ lục này.
Các điều khoản trong chương 4 (gồm quy định 11 và 12) của Phụ lục này quy định quy định việc thiết kế, kết cấu và việc bố trí các thiết bị đó để giảm thiểu những hoạt động thải các chất lỏng độc ra biển. Quy định 13 quy định về việc kiểm soát thải cặn các chất lỏng độc. Cấm thải ra biển cặn của các chất được xác định là các chất loại X, Y hoặc Z hoặc các chất khác kể cả nước dằn và nước rửa két có tính chất tương tự.
Chương 7 của Phụ lục này quy định về ngăn ngừa sự cố ô nhiễm chất lỏng độc. Quy định 17 nêu rõ “Các tàu có tổng dung tích từ 150 GT trở lên được chứng nhận chở xô chất lỏng độc phải có trên tàu một bản kế hoạch ứng cứu ô nhiễm các chất lỏng độc gây ra do chính quyền hàng hải phê duyệt”.
Đặc biệt để ngăn ngừa ô nhiễm do chở xô các chất lỏng độc, quy định 18 quy định về phương tiện tiếp nhận và trang thiết bị của bến nhận hàng. Các cảng, bến làm hàng hoặc các cảng sữa chữa tàu phải có các thiết bị thích hợp để nhận cặn hoặc hỗn hợp các chất ỏng độc từ tàu.
Phụ lục III
Quy định các yêu cầu có liên quan đến việc ngăn ngừa ô nhiễm do chuyên chở bằng đường biển các chất độc trong bao gói.
Phụ lục III có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2005. Và đã sửa đổi 3 lần (vào các năm 1992, 1994 và 2000).
Những quy định của phụ lục này áp dụng cho tất cả các tàu chở chất độc hại trong bao gói. Các quy định này cũng yêu cầu một cách nghiêm ngặt việc cấm thải xuống biển các chất hại trong bao gói trừ một số trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho tàu hoặc người trên tàu. Quy định 6 của phụ lục này quy định số lượng hàng độc hại dạng bao gói được chở bằng đường biển. Đồng thời, phụ lục này cũng quy định về việc kiểm soát của các quốc gia có cảng về các yêu cầu khai thác đối với hàng độc hại dạng bao gói để ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc hại gây ra.
Phụ lục IV
Quy định các yêu cầu có liên quan đến việc chống ô nhiễm do nước thải từ tàu gây ra.
Phụ lục IV có hiệu lực vào ngày 27 tháng 9 năm 2003. Kể từ đó đến nay, Phụ lục IV đã sửa đổi 2 lần (năm 2004 và 2006) được MEPC thông qua và đã có hiệu lực.
Những quy định của Phụ lục này áp dụng đối với những tàu chạy tuyến quốc tế. Quy định 3 quy định sự miễn giảm việc thải nước thải từ tàu cần thiết cho mục đích đảm bảo an toàn cho tàu, người trên tàu.
Phụ lục này quy định về việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra cho tàu thỏa mãn những yêu cầu của phụ lục này.
Đặc biệt chương 3 của Phụ lục này quy định rất chi tiết về thiết bị và kiểm soát thải. Quy định trên tàu phải có hệ thống xử lý nước thải, két chứa phải chứa được toàn bộ lượng nước thải của tàu. Cấm mọi hình thức xả nước thải có chứa dầu ra môi trường trừ một số trường hợp đặc biệt được chính quyền hàng hải kiểm tra và cho phép.
Phụ lục V
Phụ lục V có hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 1988. Phụ lục V của MARPOL 73/78 quy định rất cụ thể về việc xả rác thải trong và ngoài vùng đặc biệt, kể cả các thức ăn thừa. Trong phụ lục này quy định việc cấm thải xuống biển các loại chất dẻo, vật liệu tổng hợp, nhựa có thể chứa các chất độc hại. Các điều khoản trong phụ lục này cũng quy định việc phương tiện tiếp nhận rác thải từ tàu và việc kiểm soát của các quốc gia có cảng về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tác thải từ tàu. Đặc biệt, quy định 19 của phụ lục này quy định rất chi tiết về “Bảng chỉ dẫn, kế hoạch quản lý và nhật ký rác thải”.
Phụ lục VI
Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí do khí thải từ tàu
Phụ lục VI được kèm theo nghị định thư 1997 để bổ sung, sửa đổi công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973, được sửa đổi bổ sung bằng nghị định thư 1978 liên quan. Phụ lục VI có hiệu lực vào ngày 19 tháng 5 năm 2005. Các điều khoản của phụ lục này được áp dụng đối với tất cả các tàu, trừ một số trường hợp đặc biệt được nêu trong các quy định quy định 3, 5, 6, 13, 15, 18 và 19 của phụ lục này. Các điều khoản trong phụ lục này quy định rất rõ việc thải và vùng kiểm soát các khí thải gây ô nhiễm từ tàu như khí NOx, SOx, các chất làm suy giảm ozon… Các điều khoản trong phụ lục cũng quy định rất cụ thể về việc đốt chất thải, nước thải bằng các lò đốt trên tàu. Đồng thời phụ lục này cũng quy định việc cấp giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm không khí quốc tế cho tàu do chính quyền hàng hải, chính phủ thành viên cấp.