Nhiễm do các nguồn thải từ đất liền

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh Vũng Tàu (Trang 32)

CHƢƠNG 2: TÌNH HÌN HÔ NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRONG KHU VỰC

2.3.2.1 nhiễm do các nguồn thải từ đất liền

Tình hình môi trường khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu nói chung diễn biến phức tạp, một vài chỉ tiêu về môi trường đã được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt yêu cầu.

Nguồn thải chính gây ô nhiễm ven biển và sông trong khu vực là rác thải, nước thải sinh hoạt và rác thải, nước thải từ các khu công nghiệp, bệnh viện chưa qua xử lý.

Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá khá nhanh cộng với sự gia tăng dân số đã gây áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường nước trong khu vực. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp, làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Hàng năm các khu công nghiệp ven biển thải ra hàng trăm triệu tấn nước thải. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý nước thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ như ngành dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá ( BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) có thể lên đến

700 mg/1 và 2500 mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng … cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.

Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa syanua ( CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.

Mức độ ô nhiễm môi trường nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.

Cụ thể là tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn do nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính khoảng 500 ngàn m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Nước thải ra kênh Tham Lương có màu đen, mùi hôi thối, ô nhiễm nặng, hàm lượng thuỷ ngân cao, nước thải từ sản xuất giấy có độ pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4 mg/l,…. Còn tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân, từ năm 2007 đến tháng 4/2009, nhà máy xử lí nước thải khu công nghiệp này đã thải ra môi trường tự nhiên 618.200 kg bùn thải là chất thải nguy hại và hơn 1,9 triệu m3 nước thải chưa đạt tiêu chuẩn xả thải tiêu chuẩn 5945 - 2005 của Việt Nam ( Theo báo CAND ngày 05/08/2009).

Hình 2.1 - Hình ảnh rác thải gây ô nhiễm

Hình 2.2 - Hình ảnh nƣớc thải gây ô nhiễm

Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là vụ làm ô nhiễm sông Thị Vải do nước thải từ nhà máy Vedan. Theo kết quả khảo sát của Cục Bảo Vệ Môi Trường, nước sông Đồng Nai đoạn từ nhà máy nước Thiên Tân đến Long Đại, đã bị ô nhiễm chất hữu cơ (giá trị COD vượt 1,8 - 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép), chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần và hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn cho phép. Còn theo kết quả khảo sát của sở Tài Nguyên và Môi Trường Tp. Hồ Chí Minh, hệ thống sông Sài Gòn cũng bị ô nhiễm với mức độ tương tự, các sông khác trong toàn lưu vực, chất lượng nước cũng đang bị suy giảm trầm trọng. Ô nhiễm nhất trong toàn lưu vực vẫn là sông Thị Vải, trong đó có một đoạn sông dài hơn 10 km gọi là “dòng sông chết”. Đây là đoạn sông từ sau khu lưu vực hợp lưu Suối Cả - Sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thuỷ triều. Giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l. Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không còn khả năng sinh sống, các nhà khoa học đã gọi đoạn sông này là “đặc biệt sự chết”. Theo tính toán sơ bộ của các nhà chuyên môn, tổng lượng nước thải hàng ngày của Vedan khoảng hơn 4.000 m3, với lượng nước thải lớn như vậy, nhà máy Vedan đã làm chết một dòng sông.

Hình 2.3 - Hình ảnh ô nhiễm sông Thị Tính

Hình 2.4 - Hình ảnh dòng sông chết “Thị Vải”

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận sông, hồ, kênh, mương) rất đáng lo ngại. Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, trên địa bàn cả nước lượng nước thải các loại chưa được xử lý nhưng vẫn xả thẳng ra môi trường hàng năm lên tới 1,5 tỷ m3, trong đó các khu đô thị và các khu công nghiệp mỗi ngày thải khoảng hơn 3 triệu m3

nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất xả trực tiếp vào nguồn nước mặt. Còn tính riêng cho thành phố Hồ Chí Minh, lượng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xả ra mỗi ngày khoảng hơn 1 triệu m3, trong đó có hơn 90% số nước thải chưa qua xử lý. Phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong nội thành không thu gom hết. Mức độ ô nhiễm ở các kênh, sông, hồ của thành phố rất nặng. Theo thống kê của Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh, mới có khoảng 20% lượng nước thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, còn lại khoảng 80% tương đương khoảng 11.000 m3/ ngày xả ra môi

trường mang theo nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, hầu hết các mẫu nước thải này được phân tích có coliform vượt tiêu chuẩn cho phép ít nhất là 100 lần, thậm chí có mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép đến cả hàng ngàn lần.

Môi trường nước ở các khu vực ngoại thành cũng đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Một mặt do người dân sử dụng không đúng quy cách và không hợp lý các hoá chất trong nông nghiệp. Mặt khác do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo kỹ thuật, đã tác động tiêu cực tới môi trường nước. Lượng nước thải của các xí nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh cũng rất lớn, từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn m3/năm. Các bè nuôi cá, thuỷ sản trên sông với lượng chất thải trên 25.000 tấn/ năm là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể. Tập quán sinh hoạt, chủ yếu là thải trực tiếp ra sông, hồ.

Theo viện Kinh Tế - Quy Hoạch ( Bộ NN - PTNT), hàng năm việc nuôi thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long thải ra gần 500 triệu m3 bùn thải và chất thải thuỷ sản.

Một trong hững địa phương có nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển, đó là huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh giáp với biển Đông nên tiềm lực về kinh tế biển đa dạng và phong phú. Với lợi thế các hệ thống sông ngòi, kênh rạch, bãi bồi dày đặc, nghề đánh bắt thuỷ sản của huyện Cần Giờ duy trì từ lâu đời nay. Vì vậy, hàng năm việc nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản khu vực này đã thải ra hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn tấn chất thải, bùn thải. Tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, việc đánh bắt thuỷ sản bằng cách dùng các loại thuốc nổ, chất độc hoá học, xung điện, cào điện,… làm cho các loại thuỷ sinh vật chết hàng loạt, làm ô nhiễm môi trường nước. Nhiều vùng nước bị nhiễm độc nặng tạo nên một màu đen kịt.

Với tình trạng xả thải vô tội vạ như thời gian qua, vùng nước Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu đã và đang nằm trong nguy cơ ô nhiễm lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh Vũng Tàu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)