Kiến nghị AgribankViệt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại agribank, chi nhánh tỉnh quảngngãi (Trang 96)

2010 – 2014

3.4.1. Kiến nghị AgribankViệt Nam

Agribank Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tiễn và những thay đổi của chủ trương, chính sách do Đảng và Nhà nước, Chính phủ ban hành liên quan đến thị trường tài chính nông thôn.

- Hoàn thiện qui trình cấp tín dụng: Định hướng của Agribank Việt Nam trong tương lai gần là chuyển đối mạnh mẽ cơ cấu đầu tư tín dụng, đa dạng và mở rộng đối tượng đầu tư nhằm cung ứng tốt hơn, nhiều hơn nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hộ SXKD. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện qui trình cấp tín dụng. Trên thế giới, các ngân hàng kinh doanh tiền tệ áp dụng mô hình cấp tín dụng theo qui trình có 3 bộ phận liên kết nhau là: Bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận quản lý nợ. Qui trình cấp tín dụng theo mô hình này nhằm đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các

86 PHÒNG TÍN DỤNG CHỨC NĂNG KINH DOANH CHỨC NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO CHỨC NĂNG TÁC BỘ PHẬN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG BỘ PHẬN QUẢN LÝ RỦI RO QUẢN LÝ NỢ BỘ PHẬN

chức năng bán hàng, phân tích và quản trị rủi ro tín dụng. Qui trình này được áp dụng và trải nghiệm một thời gian dài trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thế giới. Tại Việt Nam, vận dụng qui trình này cần có lộ trình để phù hợp với môi trường kinh doanh của nền kinh tế nói chung và của hệ thống Agribank Việt Nam nói riêng nhằm mang lại hiệu quả cao trong quản lý rủi ro. Để thực hiện mô hình này thì về tổ chức, phòng tín dụng hiện nay phải được cơ cấu thành 3 bộ phận khác nhau thể hiện 3 chức năng: kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Mô hình này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Bộ máy tổ chức tín dụng tại ngân hàng được thiết kế theo mô hình này nhằm đạt được 3 yêu cầu:

Một là : Đảm bảo tính hoạt động độc lập của bộ phận quản lý rủi ro,

Hai là : Quán triệt nguyên tắc kiểm tra lẫn nhau trong mọi khâu của qui trình tín dụng

Ba là : Không tập trung quyền lực vào một cá nhân hoặc một phòng ban.

Khi thực hiện mô hình này cần thiết phải có sự phối hợp giữa bộ phận quản lý khách hàng với bộ phận quản lý rủi ro khi xử lý một hồ sơ vay vốn và thực hiện thẩm định, tái thẩm định đối tượng vay vốn. Đồng thời, bộ phận quản lý rủi ro chủ động khai thác thông tin để đối chứng với bộ phận quan hệ khách hàng nhằm đưa ra quyết định thống nhất về khoản vay cần cấp tín dụng.

Mối quan hệ giữa 3 phòng chức năng khi thực hiện qui trình cấp tín dụng này là: phòng quan hệ khách hàng và phòng quản lý rủi ro phối hợp với nhau thực hiện khâu thẩm định và ra quyết định cho vay. Khâu giải ngân có sự tham gia đồng thời giữa phòng quan hệ khách hàng và phòng quản lý nợ. Cả 3 phòng quan hệ khách hàng,

87

phòng quản lý rủi ro và phòng quản lý nợ phối hợp nhau thực hiện khâu giám sát kiểm tra và thu nợ. Trường hợp không có sự đồng thuận giữa 3 phòng khi xử lý hồ sơ tín dụng thì trình lên cấp trên để giải quyết.

Định kỳ tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của khoản vay, tài sản đảm bảo tiền vay,...

- Nghiên cứu quy trình tín dụng để có những chỉnh sửa kịp thời và ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể về qui trình tác nghiệp của các bộ phận liên quan. Trước hết cần hoàn thiện qui trình cho vay khách hàng, ban hành kịp thời, đầy đủ các qui trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng tương ứng với mô hình hoạt động, những phương thức cho vay và những đối tượng vay đặc thù, phù hợp với sự phát triển của hệ thống công nghệ ngân hàng.

- Ban hành hướng dẫn qui trình quản lý tín dụng tập trung tại Trụ sở chính. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong thời gian qua, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và là cơ sở áp dụng phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

- Ban hành văn bản qui định về quản lý hạn mức tín dụng đối với khách hàng và một nhóm khách hàng. Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp; Xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn chi nhánh.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan.

- Tổ chức lại bộ máy của bộ phận kiểm tra nội bộ theo hướng tăng cường tính độc lập của bộ phận này. Ban hành hướng dẫn qui trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Tăng cường mối quan hệ giữa Ban kiểm soát Hội đồng quản trị và Phòng kiểm tra nội bộ cũng như nâng cao vai trò quản lý theo ngành dọc của khâu kiểm tra,

88

kiểm soát có tác dụng làm tăng tính độc lập của bộ phận kiểm tra, kiểm soát ở các đơn vị thành viên.

- Agribank Việt Nam cần tạo điều kiện cho các chi nhánh trong công tác đào tạo cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản trị rủi ro nói riêng.

- Tách bộ phận thẩm định tại chi nhánh tỉnh và các chi nhánh loại 3 trực thuộc thành Phòng, Tổ thẩm định độc lập với Phòng tín dụng, nhằm đảm bảo tính khách quan, và hạn chế rủi ro trong công tác thầm định.

- Có cơ chế chính sách phù hợp với những chi nhánh tăng trưởng tín dụng phục vụ cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, cụ thể : đơn giá tiền lương, phí sử dụng vốn, lao động định biên,...

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại agribank, chi nhánh tỉnh quảngngãi (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)