Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại agribank, chi nhánh tỉnh quảngngãi (Trang 30)

Để đánh giá hoạt động tín dụng, ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu sau đây:  Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn ( % )

Hiệu suất sử dụng vốn (H1) =

20

- Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị ứ đọng vốn, làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( % )

Hiệu suất sử dụng vốn (H2) =

- Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động.

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ hộ SXKD (%)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) =

- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

Tỷ lệ tăng tưởng doanh số cho vay (DSCV) hộ SXKD (%)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV(%)=

- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. (Tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi).

- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

21

Tỷ lệ thu lãi (%) =

- Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng thu lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ hoạt động cho vay.

- Chỉ tiêu càng cao thì tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng đến doanh thu của ngân hàng. Chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình tài chính của ngân hàng. Điều này, phản ảnh nợ xấu trong ngân hàng tăng nên ảnh hưởng đến khả năng thu lãi, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai.

Hệ số thu nợ hộ SXKD ( % )

Hệ số thu nợ (%) =

- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH. Chỉ tiêu phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.

Tỷ lệ nợ quá hạn hộ SXKD (%)

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn =

- Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

- Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

Tỷ lệ nợ xấu hộ SXKD (%)

- Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy

22

thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Tỷ lệ nợ xấu =

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 như sau:

Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3): các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Nhóm nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4): các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5): các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại

Vòng quay vốn tín dụng hộ SXKD (vòng)

Vòng quay vốn TD (vòng) =

Trong đó:

Dư nợ bình quân trong kỳ =

- Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì chứng tỏ vốn của ngân hàng đưa ra sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận và việc đầu tư càng được an toàn.

23

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.

Quy mô món vay, tỷ lệ vay trung và dài hạn hộ SXKD

Qui mô món vay =

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của hộ SXKD. Số tiền vay càng cao chứng tỏ hiệu quả cũng như chất lượng cho vay càng tăng lên. Điều đó thể hiện sức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất tăng lên cao. Đồng thời thể hiện chất lượng cho vay có xu hướng tăng, bởi thế Ngân hàng cho một lượt hộ sản xuất vay nhiều hơn mà vẫn đảm khả năng thu hồi và có lãi.

Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn=

Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của hộ sản xuất để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cho vay trung – dài hạn hộ sản xuất phải cao hơn cho vay ngắn hạn thì hộ mới đủ vốn để cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất, từ đó tạo tiền đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn. Theo đánh giá thì tỷ lệ này hiện nay cần phải đạt 40% tổng dư nợ. Tuy vậy, tỷ lệ này có thể cao, thấp tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn trung, dài hạn tại địa phương cũng như chính sách tín dụng của từng NHTM.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại agribank, chi nhánh tỉnh quảngngãi (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)