Định hướng hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh của Agribank chi nhánh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại agribank, chi nhánh tỉnh quảngngãi (Trang 84)

2010 – 2014

3.1.2Định hướng hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh của Agribank chi nhánh

nhánh Quảng Ngãi từ năm 2016 đến năm 2020.

Căn cứ vào định hướng chung của Agribank Việt Nam, đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi, định hướng mở rộng cho vay hộ SXKD của Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi được xây dựng xuất phát từ những nhận định sau:

Việc cho vay hộ SXKD của Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi nằm trong chiến lược phát triển cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Agribank Việt Nam. Đây là định hướng có tính chiến lược, trong đó lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là chủ đạo, là tiềm năng trong thời gian đến.

Khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Quảng Ngãi chiếm khoảng 78% dân số. Mặc dù tỉnh đã và đang tiếp nhận nhiều nguồn vốn như: Vốn ngân sách Nhà nước, vốn của các tổ chức quốc tế, vốn tín dụng của các Ngân hàng thương mại (trong đó vốn của Agribank) nhưng tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng là không cao. Mặc khác, phân bổ nguồn vốn lại thiếu trọng tâm, trọng điểm không tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Agribank Việt Nam là một Ngân hàng thương mại Nhà nước, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị phụ thuộc, hoạt động chủ lực trên địa bàn nông

74

nghiệp, nông thôn nhiều năm qua, có thị phần cho vay hộ SXKD chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, khối lượng tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó cho vay hộ SXKD chưa thật sự đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn của người dân.

Trên cơ sở định hướng, mục tiêu chung của Agribank Việt Nam. Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi xây dựng định hướng kinh doanh phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh tại chi nhánh. Mục tiêu cụ thể năm 2016 với các chỉ tiêu sau :

- Nguồn vốn tăng từ 18-20% so với năm trước

- Dư nợ tín dụng (không tính ủy thác đầu tư) tăng 12 – 15% so năm trước. Tỷ lệ cho vay chiếm tỷ trọng tối đa 80% tổng nguồn vốn.

- Dư nợ trung, dài hạn chiểm tỷ trọng 40%/tổng dư nợ

- Tỷ lệ cho vay nông nghiệp – nông thôn chiếm 70%/ tổng dư nợ. - Tăng tỷ lệ cho vay hộ SXKD

- Nợ xấu dưới 2%/tổng dư nợ.

- Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn không quá 30%

Với sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại khác trên cùng một địa bàn và các hình thức đầu tư trực tiếp khác vào đối tượng hộ SXKD, hoạt động cho vay hộ SXKD của chi nhánh sẽ có chiều hướng tăng trưởng chậm. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm đến là:

- Giữ vững thị trường tín dụng nông thôn. Duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, tăng cường cho vay hộ SXKD, ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghiêp, nông dân, nông thôn mà trước hết là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; cho vay sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tài sản đảm bảo với lãi suất hợp lý; hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Coi trọng yếu tố chất lượng tín dụng vì đó nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển cuả chi nhánh , là tiêu chuẩn để đo trình độ cán bộ.

- Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, bảo đảm tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 85%/tổng dư nợ, trong đó hộ gia đình, cá nhân chiếm khoản 65%/ tổng dư nợ và mức dư nợ bình quân của hộ SXKD đạt từ 50 – 70 triệu đồng.

75

- Triển khai thực hiện chính sách tín dụng của nhà nước và Agribank Việt Nam, nhất là tập trung triển khai 14 nhóm giải pháp của Ngân hàng đối với khu vực “tam nông”, mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Triển khai mô hình chuỗi giá trị liên kết, hợp tác bốn nhà (nhà nông-doanh nghiệp-nhà khoa học-ngân hàng), đối tượng đầu tư theo hướng khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu...

- Tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đầu tư dự án, tích cực khai thác những dự án mới, hiệu quả, khả thi đối với hộ SXKD trên địa bàn thị xã, thị trấn.

- Chủ động tiếp cận cho vay khách hàng mới, mở rộng lĩnh vực, ngành nghề kinh tế cho vay đầu tư vốn nhằm phân tán rủi ro trên cơ sở khảo sát tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi để xác định tổng số hộ nông dân, trong đó chia ra theo ngành nghề; theo qui mô sản xuất và tổng nhu cầu vay của từng đối tượng khách hàng.

- Phát triển thêm khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các hộ SXKD sản xuất hàng hóa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Có chính sách ưu đãi về lãi suất, mức đầu tư ....đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương án, dự án kinh doanh khả thi, có tài sản đảm bảo tốt.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại agribank, chi nhánh tỉnh quảngngãi (Trang 84)