ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SXKD

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại agribank, chi nhánh tỉnh quảngngãi (Trang 75)

2010 – 2014

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SXKD

2.3.1. Những điểm mạnh

Qua những phân tích trên, ta có thể đưa ra kết luận rằng hoạt động cho vay và hiệu quả hoạt động tín dụng hộ SXKD là khá tốt. Thể hiện:

Một là: Tỷ trọng cho vay hộ SXKD ngày càng gia tăng trong cơ cấu dư nợ, thực hiện tốt chủ trương của NHNo Trung ương, làm tốt công tác cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo NĐ 41 của Chính phủ.

65

nợ không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu vốn đến các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. DSCV tăng cao là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc mở rộng hoạt động cho vay, tăng thu nhập cho ngân hàng.

Ba là: Công tác quản lý chất lượng tín dụng cho vay hộ SXKD được kiểm soát tốt. Nợ xấu, nợ quá hạn là khá thấp so với nợ xấu, nợ quá hạn bình quân chung hoạt động cho vay của chi nhánh.

Bốn là: Đầu tư cho vay hộ sản xuất kinh doanh góp phần thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân

Năm là: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay hộ SXKD ngày càng tăng, đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng.

Sáu là: Sự hài lòng của khách hàng với ngân hàng là khá lớn, CBTD khá nhiệt tình với khách hàng vay vốn, các quy định về lãi suất, kỳ hạn vay vốn, kỳ hạn trả nợ, mức cho vay là khá phù hợp với điều kiện của các hộ SXKD.

Bảy là: Việc khoán chỉ tiêu cho từng CBTD trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành công, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ SXKD.

Tám là: Nguồn vốn để cho vay hộ SXKD là nguồn vốn huy động từ dân cư nên có tính bền vững, từ đó Agrink Chi nhánh Quảng Ngãi đã chủ động trong vấn đề đáp ứng nhu cầu vốn cho thành phần kinh tế này. Hiệu qủa sử dụng vốn cao, đây cũng là nguyên nhân làm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và mang tính ổn định hơn.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Như đã nói ở trên, hiệu quả hoạt động cho vay hộ SXKD tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi là khá tốt, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất: Dư nợ cho vay hộ SXKD có tăng trưởng nhưng tốc độ khá chậm, chưa mở rộng cho vay hộ SXKD về số lượng khách hàng. Tỷ lệ cho vay hộ SXKD còn thấp trên tổng dư nợ vì Quảng Ngãi hầu hết là địa bàn nông thôn, làm kinh tế hộ là chủ yếu. Toàn tỉnh có 01 hội sở và 14 chi nhánh, trong đó có 13 chi nhánh nằm ở địa bàn nông thôn. Vì vậy tỷ trọng cho vay hộ SXKD trên tổng dư nợ qua các năm cũng như hiện nay ( 60,5%) là còn thấp, còn khá khiêm tốn mặc dù đây là đối tượng khách hàng còn nhiều tiềm năng, chất lượng tín dụng tốt hơn so với cho vay đối tượng khách hàng khác mà qua phân tích đã chứng minh. Cụ thể, dư nợ cho vay hộ SXKD là 3.104 tỷ

66

đồng, chiếm tỷ trọng 60,5% trên tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh, nợ xấu đến thời điểm cuối năm 2014 là 30 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,1%. Trong khi đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp và các phành phần kinh tế khác là 2.031 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,5% tổng dư nợ, nhưng nợ xấu là 365 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ là 7,1% tổng dư nợ. Qua thống kê, từ năm 2010 đến cuối năm 2014, số lượng khách hàng tăng không đáng kể, điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi còn yếu nên khách hàng đã chuyển sang quan hệ với các ngân hàng khác, nên thị phần hoạt động tín dụng của Agribank ngày càng thu hẹp lại. Mặc khác, công tác khai thác mở rộng quy mô khách hàng chưa được chú trọng đúng mức, chưa đi sâu khai thác lượng lớn khách hàng còn nhiều tiềm năng này.

Thứ 2: Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ SXKD không có tài sản đảm bảo khá lớn và tăng qua các năm; xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay của hộ sản xuất kinh doanh còn nhiều bất cập, vướng mắc đến pháp luật hiện hành nên dẫn đến việc thu hồi nợ xấu chậm, khó khăn. Cụ thể năm 2010 dư nợ không có TSĐB là 1.088 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,5%, đến cuối năm 2014 dư nợ tăng lên 1.936 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,8%, chủ yếu tập trung cho vay nông, lâm, ngư nghiệp thông qua tổ, hội, đoàn thể. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi về chất lượng tín dụng, khó khăn trong vấn đề thu nợ khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai trên diện rộng.

Thứ 3: Cơ sở vật chất của ngân hàng còn khiêm tốn, hệ thống thông tin chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển của ngành, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng, chưa có phần mềm quản trị rủi ro tiên tiến như các tổ chức tín dụng.

Thứ 4: Cơ cấu cho vay các ngành nghề kinh tế còn chưa cân đối, tập trung quá nhiều cho chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp trong khi ngành này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do việc sản xuất kinh doanh của họ còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như mưa bão, dịch bệnh... Trong khi đó cho vay các ngành nghề như thương nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… lại chiếm tỷ trọng thấp nhưng chất lượng tín dụng những ngành này luôn có chất lượng tương đối tốt.

Thứ 5: Nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 tuy có giảm, nhưng chủ yếu chuyển sang nợ có nhóm cao hơn là nhóm 5 (nhóm có khả năng mất vốn). Đây là nhóm nợ tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

67

2.3.2.2. Những nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan.

- Vướng mắc về cơ chế chính sách: Hiện nay, theo NĐ 41 của Chính phủ quy định: “ Nông thôn” là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Trong khi đó, trên hầu hết các hộ, cá nhân sống trên địa bàn Thị trấn của các huyện trong tỉnh chủ yếu là làm nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất, bán buôn và kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp thì không được tiếp cận vốn vay như NĐ 41 quy định về “Nông thôn” để được vay vốn theo Điều 8 của Nghị định mà theo đó, về cơ chế đảm bảo tiền vay đối với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản với các mức tối đa đến 50 triệu đồng với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là hợp tác xã, chủ trang trại. Đây là điểm bất công, bất lợi đối với một lượng lớn khách hàng là hộ SXKD ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thuộc diện sống ở thị trấn có phương án, dự án sản xuất kinh doanh tốt, có khả năng trả nợ nhưng hạn chế về tài sản đảm bảo, không thể vay tín chấp được. Và đây cũng là điểm bất lợi cho Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi không tiếp cận được một lượng lớn khách hàng có tiềm năng để mở rộng mạng lưới, qui mô tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong họat động của mình.

- Tình hình kinh tế chung của đất nước qua các năm gần đây tăng trưởng chậm, tổng cầu thấp, lạm phát đầu năm nay đã tăng trở lại, dẫn đến sản xuất bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng, chi tiêu thắt chặt, niềm tin thị trường suy giảm và kết cục là hàng tồn kho tăng, sản xuất kinh doanh đình trệ nên khách hàng vay không có tiền trả nợ, làm nợ xấu tăng, chất lượng tín dụng giảm.

Điều kiện tự nhiên: Hạn hán, bão lụt liên tục xảy ra qua từng năm đã ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, bên cạnh đó tình hình dịch bệnh cũng xãy ra trong những năm gần đây như dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất dẫn đến chậm trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

68

- Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của ngân hàng, hệ thống giao thông đường bộ chất lượng kém, ở các huyện như Sơn tây, Minh Long, Lý Sơn,…mỗi khi vào mùa mưa bão thì đường đi bị ách tắt, lầy lội đã làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, giám sát trước và sau khi cho vay của CBTD. Hệ thống kênh mương thủy lợi chưa hoàn chỉnh nên khi hạn hán, bảo lụt xãy ra ảnh hưởng đến những hộ nuôi trồng nông nghiệp, thủy sản, do đó ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Địa bàn rộng, khách hàng nhiều, món vay nhỏ lẻ mà CBTD có hạn. Hiện nay, một CBTD có nơi phụ trách nhiều xã, với số lượng khách hàng vay lên đến 500 – 700 khách hàng, vì vậy công tác thẩm định, kiểm tra trước và sau khi cho vay cũng rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi.

- Sự biến động về giá cả một số mặt hàng tăng mạnh như điện, phân bón, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi làm tăng chi phí đầu tư của hộ sản xuất, dẫn đến lợi nhuận thấp cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Các nguồn vốn chỉ định hay ủy thác đầu tư của Chính phủ hoặc các tổ chức cá nhân khác ủy thác cho vay thông qua Agribank, khách hàng ỷ lại nên thường chây ỳ trong việc trả nợ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của Agribank.

Nguyên nhân chủ quan. Từ phía khách hàng:

- Do trình độ và năng lực của một số hộ SXKD còn hạn chế nên việc sản xuất, kinh doanh trong môi trường cạnh tranh không đạt hiệu quả, làm thất thoát vốn nên không có khả năng trả nợ vay dẫn đến nợ xấu phát sinh.

- Sử dụng vốn sai mục đích: Một số hộ SXKD đã cố tình sử dụng vốn vay sai với mục đích ghi trong hợp đồng vay vốn như để trả nợ bên ngoài, vay cho bạn bè, người thân… gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng.

- Ý thức trả nợ của một số hộ SXKD còn chưa cao, thiếu thiện chí, dây dưa trong việc trả nợ, thậm chí còn cố tình rời khỏi địa phương nhằm trốn nợ làm cho nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng tăng lên.

69

Từ phía ngân hàng:

- Chưa chấp hành tốt quy trình cho vay: Do CBTD thiếu thông tin về khách hàng vì hộ SXKD rất đông, dàn trải trên địa bàn khá rộng, đồng thời nhằm giải quyết hồ sơ nhanh gọn cho các hộ SXKD, tránh đi lại nhiều lần nên việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Quá trình kiểm tra sau khi cho vay có phát hiện sử dụng vốn sai mục đích nhưng giải quyết chưa triệt để, nợ quá hạn phát sinh và kéo dài.

- Việc đánh giá, thẩm định khách hàng hồ sản xuất kinh doanh còn mang tính kinh nghiệm theo ý chủ quan. Với khách hàng đã quen biết, khách hàng lâu năm thì rất dễ vay được vốn mà bỏ qua khâu thẩm định hoặc thẩm định sơ sài, do đó không lường hết được biến động trong quá trình kinh doanh của khách hàng, điều này dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng, làm gia tăng nợ xấu.

- Hiện nay bộ phận thẩm định, tái thẩm định còn trực thuộc phòng tín dụng các chi nhánh mà lẽ ra nên là bộ phận độc lập, không trực thuộc phòng tín dụng. Vì vậy, công tác thẩm định không thực sự khách quan vì nhiều nguyên nhân như vị nể, xê xoa, chủ quan và nhất là cán bộ thẩm định kiêm nhiệm công tác khác nên không có đủ thời gian để thẩm định lại, khai thác nguồn thông tin cần thiết, dẫn đến chất lượng trong khâu thẩm định còn thấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng tín dụng giảm.

- Lực lượng cán bộ tín dụng ở một số chi nhánh trực thuộc còn mỏng so với số lượng công việc. Ở một số nơi một CBTD có thể quản lý nhiều xã với số lượng khách hàng rất lớn, hay một số chi nhánh trưởng, phó phòng tín dụng còn kiêm luôn cả CBTD, do đó công tác thẩm định, kiểm tra không đảm bảo nên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh.

- Công tác kiểm tra và đánh giá giá trị tài sản đảm bảo tiền vay không sát với thực tế, còn mang tính chủ quan, không dự tính hết được những biến động của thị trường nên khi phải phát mãi thì ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng.

- Trình độ chuyên môn của CBTD không đồng đều, còn nhiều bất cập. Công tác đào tạo và đào tạo lại CBTD vẫn chưa được tiến hành thường xuyên.

70

- Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập và chưa thuận lợi trong việc xử lý tài sản đảm bảo để giúp chi nhánh thu hồi nợ. Việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, phải qua nhiều ngành, nhiều cấp, thời gian xử lý lâu, dẫn đến giá trị tài sản giảm.

- Thủ tục hành chính của các cơ quan liên quan như công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản; đăng ký giao dịch đảm bảo còn mang tính chất công quyền, bất cập; mỗi nơi hướng dẫn mỗi kiểu dẫn đến khó khăn, chậm trễ cho việc vay vốn của khách hàng trong việc sản xuất, kinh doanh cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hồi vốn vay của ngân hàng.

71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những nội dung cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM ở chương 1 đã giúp tìm hiểu về thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 trong chương 2. Trong chương này đã đi sâu, nghiên cứu về thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh và phân tích kỹ trên cơ sở cơ cấu dư nợ, cơ cấu ngành nghề kinh tế, thời hạn cho vay, các chỉ số về hiệu quả hoạt động tín dụng…để đưa ra đánh giá những ưu, nhược điểm cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác cho vay và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh làm tiền đề để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thời gian đến trong chương 3.

72

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. CƠ SỞ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1 Định hướng hoạt động tín dụng của Agribank Việt Nam đến năm 2020

AgribankViệt Nam từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định là NHTM lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại agribank, chi nhánh tỉnh quảngngãi (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)