Vĩnh Long
Bảng 4.4 Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh doanh của DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng bình quân
2010 - 2014 (%) 2010 2011 2012 2013 2014
Dư nợ cho vay DNNVV 983 1.014 1.284 838 843 -3,77%
- Ngành Nông, lâm nghiệp và
thủy sản 351 295 371 267 271 -6,26%
- Ngành công nghiệp và xây
dựng 203 204 192 85 80 -20,77%
- Ngành thương mại- dịch vụ 429 515 721 486 492 3,48%
(Nguồn: Báo cáo cho vay của Vietinbank Vĩnh Long)
* Về tăng trưởng dư nợ cho vay: Tại thời điểm 31/12/2104 dư nợ cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Vĩnh Long là 843 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,91%/Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, so với cuối năm 2013 tăng 5 tỷ đồng (+0,60%), so với cuối năm 2010 giảm 140 tỷ đồng (-14,24%) và đạt mức tăng trưởng bình quân -3,77%, trong đó:
- Dư nợ cho vay ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 271 tỷ đồng, so với cuối năm 2013 tăng 4 tỷ đồng (+1,5%), so với cuối năm 2010 giảm 80 tỷ đồng (-22,79%), với mức tăng trưởng bình quân -6,26%/năm.
- Dư nợ cho vay ngành công nghiệp và xây dựng là 80 tỷ đồng, so với cuối năm 2013 giảm 5 tỷ đồng (-5,88%), so với cuối năm 2010 giảm 123 tỷ đồng (-60,59%), với mức tăng trưởng bình quân -20,77%/năm.
- Dư nợ cho vay ngành thương mại – dịch vụ là 492 tỷ đồng, so với cuối năm 2013 tăng 6 tỷ đồng (+1,23%), so với cuối năm 2010 tăng 63 tỷ đồng (+14,69%), với mức tăng trưởng bình quân 3,48%/năm.
51
(Nguồn: Báo cáo cho vay của Vietinbank Vĩnh Long)
Hình 4.4: Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo ngành nghề của DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long
* Về tỷ trọng dư nợ cho vay: Trong giai đoạn từ 2010 - 2014 tỷ trọng dư nợ cho vay đối ngành thương mại – dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay DNNVV ( chiếm từ 43,64% - 58,36%) và đang có chiều hướng gia tăng, đến cuối năm 2014 chiếm 58,36%; kế đến là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm từ 28,89% - 35,71%), cuối năm 2014 chiếm 32,15%; thấp nhất là ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm từ 9,49% - 20,65%), đang có chiều hướng giảm mạnh, đến cuối năm 2014 chỉ chiếm 9,49%.
Qua phân tích dư nợ cho vay trên cho thấy, dư nợ cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh đang có xu hướng giảm, trong đó: giảm mạnh nhất là ngành nông nghiệp và xây dựng giảm (bình quân 20,77%/năm); ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm (bình quân 6,26%/năm), riêng ngành thương mại – dịch vụ vẫn giữ được xu hướng tăng (bình quân 3,48%/năm). Nguyên nhân dư nợ cho vay DNNVV giảm là ảnh hường suy thoái kinh tế thế giới và khu vực nên ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu như lương thực thực phẩm, thủy sản do giá nguyên vật liệu tăng, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hàng
35,71 29,09 28,89 31,86 32,15 20,65 20,12 14,95 10,14 9,49 43,64 50,79 56,15 58,00 58,36 2010 2011 2012 2013 2014 Đvt: % Nă
m - Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Ngành công nghiệp và xây dựng
52
tồn kho lớn không xuất khẩu được, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ, phá sản chưa có dấu hiệu phục hồi nên dư nợ cho vay DNNVV tại chi nhánh giảm là điều tất yếu.
4.1.2.4 Dư nợ cho vay DNNVV phân theo mục đích sử dụng vốn vay tại Vietinbank Vĩnh Long
Bảng 4.5 Dư nợ cho vay DNNVV phân theo mục đích sử dụng vốn tại Vietinbank Vĩnh Long
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm Tăng trưởng
bình quân 2010 - 2014
(%) 2010 2011 2012 2013 2014
Dư nợ cho vay DNNVV 983 1.014 1.284 838 843 -3,77
Bổ sung vốn kinh doanh 527 536 756 501 526 -0,05
Vay với mục đích khác 456 478 528 337 317 -8,69
(Nguồn: Báo cáo cho vay của Vietinbank Vĩnh Long) Tại thời điểm 31/12/2104 dư nợ cho vay bổ sung vốn kinh doanh đạt 526 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67,50%/tổng dư nợ DNNVV, với mức tăng trưởng bình quân - 0,05%/năm, so với cuối năm 2013 tăng 25 tỷ đồng (+4,99%), so với cuối năm 2010 giảm 1 tỷ đồng (-0,19%); dư nợ cho vay mục đích khác 317 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,60%/tổng dư nợ DNNVV, với mức tăng trưởng bình quân âm 8,69%/năm, so với cuối năm 2013 giảm 20 tỷ đồng (-5,93%), so với cuối năm 2010 giảm 139 tỷ đồng (- 30,48%).
53
Hình 4.5 Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn của DNNVV