CÁC KIỂM ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 54)

3.7.1 Phân tích tương quan Pearson để kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình

Hệ số tương quan Pearson được dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng (Hoàng Trọng, 2005). Nếu giữa hai biến có sự tương quan chặt chẽ thì cần lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả được xem xét như nhau. Một hệ số tương quan tuyệt đối lớn chỉ ra một hiện tượng đa cộng tuyến, nghĩa là các khái niệm nghiên cứu trùng lắp với nhau và có thể chúng đang đo lường cùng một thứ (John và Benet - Martinez, 2000). Theo Nguyễn Thành Cả và Nguyễn Thị Ngọc Miên ( 2014), khả năng đa cộng tuyến xãy ra khi r ≥ 0,8.

3.7.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Hồi quy Binary Logistic cũng đòi hỏi ta phải đánh giá độ phù hợp của mô hình. Đo lường độ phù hợp tổng quát của mô hình Logistic được dựa trên chỉ tiêu -2LL (viết tắt của -2 log likelihood), thước đo này có ý nghĩa giống như SSE (Sum of squares of error) nghĩa là càng nhỏ càng tốt. Bạn không cần quan tâm nhiều đến việc -2LL tính toán như thế nào nhưng nhớ rằng quy tắc đánh giá độ phù hợp căn cứ trên -2LL ngược với quy tắc dựa trên hệ số xác định mô hình R2, nghĩa là giá trị -2LL càng nhỏ càng thể hiện độ phù hợp cao. Giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0 (tức là không có sai số) khi đó mô hình có một độ phù hợp hoàn hảo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Chúng ta còn có thể xác định được mô hình dự đoán tốt đến đâu qua bảng phân loại (clasification table) do SPSS đưa ra, bảng này sẽ so sánh trị số thực và trị số dự đoán cho từng biểu hiện và tính tỷ lệ dự đoán đúng sự kiện.

3.7.3 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số

Hồi quy Binary Logistic cũng đòi hỏi kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy khác không. Nếu hệ số hồi quy β0 và β1 đều bằng 0 thì tỷ lệ chênh lệch giữa các xác suất sẽ

43

bằng 1, tức xác suất để sự kiện xảy ra hay không xảy ra như nhau, lúc đó mô hình hồi quy của chúng ta vô dụng trong việc dự đoán.

Trong hồi quy tuyến tính chúng ta sử dụng kiểm định t để kiểm định giả thuyết H0: ρk=0. Còn với hồi quy Binary Logistic, đại lượng Wald Chi Square được sử dụng để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể. Cách thức sử dụng, mức ý nghĩa Sig. cho kiểm định Wald cũng theo quy tắc thông thường. Wald Chi Square được tính bằng cách lấy ước lượng của hệ số hồi quy của biến độc lập trong mô hình (hệ số hồi quy mẫu) Binary Logistic chia cho sai số chuẩn của hệ số hồi quy này, sau đó bình phương lên theo công thức sau:

2 2

.

. .( ) . .( )

B

Wald Chi square

s e s e B

3.7.4 Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát

Ở Hồi quy Binary Logistic, tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình ngoại trừ hằng số cũng được kiểm định xem có thực sự có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc không. Với hồi quy tuyến tính bội ta dùng thống kê F để kiểm định giả thuyết H0: ρ1=ρ2=…=0, còn với hồi quy Binary Logistic ta dùng kiểm định Chi-bình phương. Căn cứ vào mức ý nghĩa mà SPSS đưa ra trong bảng Omnibus Tests of model Coefficients để quyết định bác bỏ hay chấp nhận H0.

Tóm tắt Chương 3

Trên cơ sở lý thuyết ở chương 2, qua chương 3 tác giả tiến hành thiết kế nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long. Mô hình nghiên cứu gồm có 6 yếu tố: Vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tài sản bảo đảm, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tuổi doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu mô hình hồi quy Binary Logistic và các kiểm định của mô hình. Đồng thời, chương 3 sẽ là cơ sở để tác giả đi vào phân tích chương 4.

44

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 3, đề tài đã trình bày quy trình nghiên cứu và trọng tâm các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng cũng như kiểm định mô hình nghiên cứu. Chương 4 trình bày thực trạng tiếp cận tín dụng của DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long, kết quả nghiên cứu và thảo luận các vấn đề đã được đề cập ở chương 3.

4.1 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIETINBANK VINH LONG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIETINBANK VINH LONG

4.1.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Vĩnh Long

Tính đến thời điểm cuối năm 2014, toàn tỉnh Vĩnh Long có 3.079 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 14.756 tỷ đồng, quy mô vốn bình quân đạt 4,79 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Trong đó:

- Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới cho 256 doanh nghiệp, chủ yếu là DNNVV, với tổng số vốn đăng ký 894 tỷ đồng, quy mô vốn đăng ký bình quân đạt 3,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. So với năm 2013 số doanh nghiệp thành lập mới giảm 18 doanh nghiệp, quy mô vốn đăng ký bình quân giảm 1,39 tỷ đồng/doanh nghiệp và so với năm 2010 số doanh nghiệp thành lập mới giảm 93 doanh nghiệp, quy mô vốn đăng ký bình quân giảm 0,56 tỷ đồng/doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên (73%) và phần nhiều là lãnh vực thương mại- dịch vụ (57%) trong khi lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm 2% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Năm 2014 đã làm thủ tục giải thể là 74 doanh nghiệp với vốn đầu tư 260 tỷ đồng, tăng 40 doanh nghiệp so với năm 2013 và so với năm 2010 tăng 1 doanh nghiệp.

45

Bảng 4.1 Tình hình phát triển DNNVV tại tỉnh Vĩnh Long

Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Số DNNVV thành lập mới (DN) 349 271 410 274 256 Vốn (tỷ đồng) 1.415 830 824 1.339 894 Số lao động (lao động) 5.260 4.285 4.970 3.995 3.174 Số DNNVV giải thể (DN) 73 40 71 34 74 Vốn (tỷ đồng) 221 89 206 99 260 Số lượng DNNVV (DN) 1.367 1.598 1.937 2.177 2.359

(Nguồn : Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Vĩnh Long)

Qua số liệu về tình hình doanh nghiệp cho thấy: số doanh nghiệp thành lập mới giảm, trong khi đó số doanh nghiệp giải thể ngày càng tăng, điều đáng chú ý là quy mô vốn của doanh nghiệp thành lập mới ngày càng giảm đi, điều này chứng tỏ số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả ngày càng tăng và năng lực tài chính của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng kém, khó có khả năng chống đỡ trước những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh.

Hình 4.1: Số lượng DNNVV qua các năm

- 500,0 1000,0 1500,0 2000,0 2500,0 2010 2011 2012 2013 2014 1.367 1.598 1.937 2.177 2.359 Số lượng DNNVV Năm

46

4.1.2 Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của nghiệp nhỏ và vừa tại Vietinbank Vĩnh Long Vietinbank Vĩnh Long

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng nói chung và Vietinbank Vĩnh Long nói riêng. Thời gian qua do tình hình kinh tế - xã hội diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu dẫn đến kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp cũng như xuất khẩu của khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực.

Ở trong nước, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, tồn kho hàng hóa vẫn ở mức cao. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, tình trạng khó khăn trong hoạt động kinh tế kéo dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế đất nước nói chung và địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Đồng thời, trong nền kinh tế phát sinh hiện tượng các doanh nghiệp “kêu” khó tiếp cận vốn ngân hàng nên chưa tạo được nguồn lực phát triển, trong khi đó nợ xấu tăng cao, các ngân hàng gặp khó khăn trong giải ngân cho vay đối với doanh nghiệp, tạo sự ách tắc trong phát triển kinh tế. Vậy trên địa bàn tỉnh, tại Vietinbank Vĩnh Long đâu là nguyên nhân phát sinh hiện tượng này, sẽ được tác giả phân tích trong phần tiếp theo sau đây.

4.1.2.1 Dư nợ cho vay DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long

Bảng 4.2 Dư nợ cho vay DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng bình quân 2010 - 2014 (%) 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng dư nợ cho vay 1.743 1.788 2.104 1.691 1.877 1,87

Tổng dư nợ cho vay DNNVV 983 1.014 1.284 838 843 -3,77 Tỷ trọng dư nợ cho vay

DNNVV/Tổng dư nợ (%) 56,40 56,71 61,03 49,56 44,91 -5,53

47

Dư nợ cho vay Vietinbank Vĩnh Long cuối năm 2014 đạt 1.877 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân đạt 1,87%/năm, so với năm 2013 tăng 186 tỷ đồng (+11%), so với năm 2010 tăng 134 tỷ đồng (+7,69%), trong đó: dư nợ cho vay DNNVV cuối năm 2014 đạt 843 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân âm 3,77%/năm, so với năm 2013 tăng 5 tỷ đồng (+0,60%), so với năm 2010 giảm 140 tỷ đồng (-14,24%). Mặc dù, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, tuy nhiên dư nợ cho vay của chi nhánh vẫn giữ được mức tăng trưởng dương (1,87%/năm). Ngược lại với tăng trưởng dư nợ của chi nhánh, dư nợ của DNNVV đang tăng trưởng âm (-3,77%/năm), cho thấy khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long đang giảm.

Về tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV đang trong chiều hướng giảm, cuối năm 2014 chỉ còn 44,91%/tổng dư nợ, bình quân giai đoạn năm 2010 – 2014 giảm 5,53 điểm phần trăm, so với năm 2013 giảm 4,64 điểm phần trăm và so với năm 2010 giảm 11,48 điểm phần trăm.

Hình 4.2 Diễn biến dư nợ cho vay tại Vietinbank Vĩnh Long

2010 2011 2012 2013 2014 1.743 1.788 2.104 1.691 1.877 983 1.014 1.284 838 843 Tỷ đ ồ n g Năm Tổng dư nợ tín dụng Tổng dư nợ tín dụng DNNVV

48

Theo biến động về số dư nợ cho thấy trong năm 2013, 2014 dư nợ cho vay DNNVV giảm thấp so với những năm trước đó, thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn, thu hẹp, ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương án khả thi, có hiệu quả để cho vay, ảnh hưởng không tốt đến động lực phát triển kinh tế tỉnh nhà.

4.1.2.2 Dư nợ cho vay DNNVV phân theo tài sản bảo đảm tại Vietinbank Vĩnh Long Long

Bảng 4.3 Dư nợ cho vay DNNVV phân theo TSBD tại Vietinbank Vĩnh Long Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm Tăng trưởng

bình quân 2010 - 2014

(%) 2010 2011 2012 2013 2014

Dư nợ cho vay DNNVV 983 1.014 1.284 838 843 -3,77

Dư nợ có TSBD 748 774 948 749 773 0,83

Dư nợ không có TSBD

hoặc có một phần TSBD 235 240 336 89 70 -26,12

(Nguồn: Báo cáo cho vay của Vietinbank Vĩnh Long)

Tại thời điểm 31/12/2104 dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm 773 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,70%/tổng dư nợ DNNVV, với mức tăng trưởng bình quân 0,83%/năm, so với cuối năm 2013 tăng 24 tỷ đồng (+3,20%), so với cuối năm 2010 tăng 25 tỷ đồng (+3,24%); dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm 70 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,30%/tổng dư nợ DNNVV, với mức tăng trưởng bình quân âm 26,12%/năm, so với cuối năm 2013 giảm 19 tỷ đồng (-21,35%), so với cuối năm 2010 giảm 165 tỷ đồng (- 70,21%).

49

Hình 4.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV phân theo TSBD tại Vietinbank Vĩnh Long

Trước diễn biến tình hình sản xuất kinh khó khăn, để đảm bảo thu hồi được nợ, hạn chế rủi ro phát sinh, ngoài việc thông qua công tác thẩm định chọn lọc khách hàng, cũng như phương án sản xuất kinh doanh để cho vay, Vietinbank Vĩnh Long đang điều chỉnh giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay không có TSBD đối với DNNVV và tỷ trọng này giảm mạnh trong năm 2013 và 2014 lần lượt chỉ còn 10,62% và 8,30%.

76,09 76,33 73,83 89,38 91,70 31,42 23,67 35,44 11,88 8,30 2010 2011 2012 2013 2014 Đvt: % N ăm Dư nợ có TSBĐ Dư nợ không có TSBĐ hoặc có một phần TSBĐ

50

4.1.2.3 Dư nợ cho vay DNNVV phân theo ngành nghề kinh doanh tại Vietinbank Vĩnh Long Vĩnh Long

Bảng 4.4 Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh doanh của DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng bình quân

2010 - 2014 (%) 2010 2011 2012 2013 2014

Dư nợ cho vay DNNVV 983 1.014 1.284 838 843 -3,77%

- Ngành Nông, lâm nghiệp và

thủy sản 351 295 371 267 271 -6,26%

- Ngành công nghiệp và xây

dựng 203 204 192 85 80 -20,77%

- Ngành thương mại- dịch vụ 429 515 721 486 492 3,48%

(Nguồn: Báo cáo cho vay của Vietinbank Vĩnh Long)

* Về tăng trưởng dư nợ cho vay: Tại thời điểm 31/12/2104 dư nợ cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Vĩnh Long là 843 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,91%/Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, so với cuối năm 2013 tăng 5 tỷ đồng (+0,60%), so với cuối năm 2010 giảm 140 tỷ đồng (-14,24%) và đạt mức tăng trưởng bình quân -3,77%, trong đó:

- Dư nợ cho vay ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 271 tỷ đồng, so với cuối năm 2013 tăng 4 tỷ đồng (+1,5%), so với cuối năm 2010 giảm 80 tỷ đồng (-22,79%), với mức tăng trưởng bình quân -6,26%/năm.

- Dư nợ cho vay ngành công nghiệp và xây dựng là 80 tỷ đồng, so với cuối năm 2013 giảm 5 tỷ đồng (-5,88%), so với cuối năm 2010 giảm 123 tỷ đồng (-60,59%), với mức tăng trưởng bình quân -20,77%/năm.

- Dư nợ cho vay ngành thương mại – dịch vụ là 492 tỷ đồng, so với cuối năm 2013 tăng 6 tỷ đồng (+1,23%), so với cuối năm 2010 tăng 63 tỷ đồng (+14,69%), với mức tăng trưởng bình quân 3,48%/năm.

51

(Nguồn: Báo cáo cho vay của Vietinbank Vĩnh Long)

Hình 4.4: Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo ngành nghề của DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long

* Về tỷ trọng dư nợ cho vay: Trong giai đoạn từ 2010 - 2014 tỷ trọng dư nợ cho vay đối ngành thương mại – dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay DNNVV ( chiếm từ 43,64% - 58,36%) và đang có chiều hướng gia tăng, đến cuối năm 2014 chiếm 58,36%; kế đến là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm từ 28,89% - 35,71%), cuối năm 2014 chiếm 32,15%; thấp nhất là ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm từ 9,49% - 20,65%), đang có chiều hướng giảm mạnh, đến cuối năm 2014 chỉ chiếm 9,49%.

Qua phân tích dư nợ cho vay trên cho thấy, dư nợ cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh đang có xu hướng giảm, trong đó: giảm mạnh nhất là ngành nông nghiệp và xây dựng giảm (bình quân 20,77%/năm); ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm (bình quân 6,26%/năm), riêng ngành thương mại – dịch vụ vẫn giữ được xu hướng tăng (bình quân 3,48%/năm). Nguyên nhân dư nợ cho vay DNNVV giảm là ảnh hường suy thoái kinh tế thế giới và khu vực nên ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu như lương thực thực phẩm, thủy sản do giá nguyên vật liệu tăng, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hàng

35,71 29,09 28,89 31,86 32,15 20,65 20,12 14,95 10,14 9,49 43,64 50,79 56,15 58,00 58,36 2010 2011 2012 2013 2014 Đvt: %

m - Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Ngành công nghiệp và xây dựng

52

tồn kho lớn không xuất khẩu được, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ, phá sản chưa có dấu hiệu phục hồi nên dư nợ cho vay DNNVV tại chi nhánh giảm là điều tất yếu.

4.1.2.4 Dư nợ cho vay DNNVV phân theo mục đích sử dụng vốn vay tại

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)